6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3 Cấp phép tổ chức cho hoạt động dạy nghề
Các cơ sở dạy nghề tại Việt Nam chịu sự quản lý nhà nƣớc về dạy nghề của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở. Cấp phép tổ chức cho hoạt động dạy nghề là việc ra quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trƣờng trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện quy chế tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và việc cấp bằng, chứng chỉ đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh theo quy định
của pháp luật. Thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trƣờng trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định của cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục nghề nghiệp ở trung ƣơng. Bên cạnh đó, Ban hành mẫu chứng chỉ dạy nghề, mẫu bản sao và quy định việc quản lý, cấp chứng chỉ sƣ phạm dạy nghề, dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề.
Thẩm quyền cấp phép: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cho các trung tâm/cơ sở dạy nghề theo Điều 6 của Quy chế đƣợc ban hành kèm theo Thông tƣ số 03/2011/TT- BGDĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề sơ và trung cấp, các trung tâm đào tạo khuôn viên của các trƣờng có giấy phép đào tạo nghề; Hiệu trƣởng trƣờng đại học, cao đẳng ra quyết định cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cho trung tâm hoạt động trong khuôn viên.
Tiêu chí đánh giá hoạt động cấp phép tổ chức là: (1) số CSDN đã đƣợc cấp phép hoạt động, các ngành nghề đƣợc cấp phép đào tạo, (2) hiệu quả của số ngành nghề đào tạo phù hợp với quy mô thành phố và sự phát triển địa phƣơng, (3) hiệu quả của việc mở ngành mới, kết quả đào tạo so với nhu cầu thực tế của xã hội.