Tổ chức bộ máy quản lý về hoạt động dạy nghề

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố đà nẵng (Trang 30 - 31)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý về hoạt động dạy nghề

Tổ chức bộ máy quản lý là sắp xếp các yếu tố, phối hợp và liên kết các hoạt động để các bộ phận liên quan hỗ trợ lẫn nhau góp phần đạt đến mục đích đề ra trong l nh vực dạy nghề. Quá trình này đòi hỏi có sự phối hợp của toàn thể cán bộ quản lý các cấp, lực lƣợng trong các trƣờng, các cơ sở dạy nghề: nhân lực, vật lực, tài lực để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Bộ máy quản lý Nhà nƣớc về dạy nghề bao gồm từ Bộ LĐTBXH, Tổng cục Dạy nghề đến các cơ quan quản lý hoạt động dạy nghề tại địa phƣơng (thành phố, tỉnh, huyện, xã), đồng thời tiến hành phân cấp quản lý giữa trung

ƣơng và địa phƣơng. Nhà nƣớc quản lý và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; hƣớng dẫn, chỉ đạo việc quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng đội ng cán bộ quản lý và nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh/ thành phố theo quy định của cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục nghề nghiệp

Bộ máy quản lý đƣợc tổ chức hợp lý, thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý dạy nghề sẽ phát huy đƣợc tối đa hiệu lực của toàn bộ hệ thống và ngƣợc lại sẽ kìm hãm, làm suy yếu tổ chức và hạn chế tác dụng của bộ máy. Vì vậy, việc xây dựng, phân bổ nguồn lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy nghề, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức bộ máy và quyết định hiệu quả của bộ máy quản lý về hoạt động dạy nghề.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dạy nghề là mô hình tổ chức theo chức năng. Theo mô hình này, trong một cơ quan quản lý, ngƣời ta tổ chức ra các phòng ban chức năng riêng rẽ, mỗi phòng ban thực hiện một công việc nghiệp vụ cụ thể có liên quan đến tất cả các l nh vực hoạt động dạy nghề. Bên cạnh đó, có một số CSDN vừa hoạt động kinh doanh nên bộ máy quản lý của họ có tính kiêm nhiệm và linh hoạt theo mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tiêu chí đánh giá công tác xây dựng bộ máy quản lý là: (1) Số lƣợng cán bộ quản lý, (2) Tỷ lệ cán bộ làm việc tại các bộ phận chức năng; Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên; Số cán bộ giảm hàng năm; (3) Số cán bộ đƣợc tuyển dụng mới trên tổng số cán bộ quản lý; (4) Số cán bộ bị kỷ luật trên tổng số cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố đà nẵng (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)