Tình hình phát triển hoạt động dạy nghề

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố đà nẵng (Trang 48 - 53)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Tình hình phát triển hoạt động dạy nghề

a. Năng lực đào tạo nghề của thành phố

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực của thành phố đến năm 2020, Đà Nẵng có 70% lao động qua đào tạo, trong đó có 21% có trình độ đại học, cao đẳng; 16% - trung cấp chuyên nghiệp và 33% công nhân kỹ thuật.

Đà Nẵng là trung tâm giáo dục - đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và là trung tâm lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Đà Nẵng có 01 Đại học vùng là Đại học Đà Nẵng

với 06 trƣờng thành viên (05 trƣờng đại học và 01 trƣờng cao đẳng), 04 trƣờng đại học độc lập, 13 trƣờng cao đẳng, 7 trƣờng trung cấp nghề, 17 trung tâm dạy nghề và 33 cơ sở khác có dạy nghề.

Trong những năm gần đây, Đại học Đà Nẵng đã hợp tác và ký biên bản ghi nhớ với nhiều trƣờng đại học của các nƣớc: Đại học Queensland (Úc), Ryukoku (Nhật), Zealand, HAN (Hà Lan), Grenoble (Pháp),… trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học. Theo Quy hoạch phát triển, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng định hƣớng đến năm 2020, Đà Nẵng sẽ xây dựng một số trƣờng đại học và viện nghiên cứu: Đại học Quốc tế, Đại học Mở, Viện Đào tạo Sau Đại học…

Sở LĐ-TB&XH TP. Đà Nẵng cho biết với 66 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó, có 21 trƣờng cao đẳng; 6 trƣờng trung cấp, 12 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 27 cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, những năm qua mạng lƣới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố đã có những thay đổi đáng kể, từng bƣớc củng cố, nâng dần chất lƣợng đào tạo với đủ các cấp trình độ đào tạo nghề từ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp đến đào tạo dƣới 03 tháng.

Đặc biệt, từ việc chuyển hƣớng đào tạo theo khả năng hiện có của các cơ sở sang đào tạo theo hƣớng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội đang cần đã khiến số lƣợng học sinh lựa chọn học nghề tăng cao. Ngoài ra, với việc tổ chức các ngày hội tƣ vấn, hƣớng nghiệp và tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp với sự tham gia của hàng chục nghìn lƣợt học sinh đã giúp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố chủ động kế hoạch tuyển sinh học nghề ở các cấp trình độ, liên thông, liên kết, đặc biệt là đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Tính đến 30/11/2016, lực lƣợng lao động toàn thành phố là 853.400 ngƣời, chiếm 48% tổng dân số của thành phố

Bảng 2.1: Lực lượng lao động đã qua đào tạo nghề tại Đà Nẵng

(Đơn vị tính: ngƣời)

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Công nhân kỹ thuật 128.230 198.130 237.130

Trung cấp 97.100 108.000 125.580 Đại học, cao đẳng 89.670 101.670 181.770

Khác 101.000 211.000 309.000

Tổng số lao động 416.000 618.800 853.400

(Nguồn: Phòng việc làm và an toàn lao động – Sở Lao động, thương binh xã hội Đà Nẵng)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo (ƣớc năm 2016): 52% Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề (ƣớc năm 2016): 39%

Trong những năm vừa qua, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã có những hoạt động thu hút đầu tƣ, cùng các chính sách hỗ trợ trong công tác đào tạo nghề. Nhƣ tập trung đầu tƣ trọng điểm cho Trƣờng Cao đẳng nghề Đà Nẵng đạt chuẩn khu vực ASEAN vào năm 2015. Xây dựng và phát triển Trƣờng Cao đẳng nghề du lịch Đà Nẵng trở thành trƣờng trọng điểm về ĐTN du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Xúc tiến đầu tƣ thành lập trƣờng nghề quốc tế trên địa bàn. Khuyến khích, hỗ trợ các trƣờng đại học, cao đẳng đăng ký hoạt động ĐTN. Huy động các nguồn vốn đầu tƣ, tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực ĐTN của các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, trung tâm hƣớng nghiệp - tổng hợp - dạy nghề ở các quận, huyện; Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng hợp tác cùng với vƣơng quốc Anh trong 9 dự án dạy nghề và ký cam kết hỗ trợ Đề án xây dựng Trƣờng Cao đẳng nghề chất lƣợng cao thông qua dự án của nguồn vốn ODA.

gồm quỹ đất dành cho chuẩn hóa các cơ sở ĐTN hiện có và xây dựng mới cơ sở ĐTN. Ƣu tiên phân bố các cơ sở ĐTN ở huyện Hòa Vang, Ng Hành Sơn, Cẩm lệ để phát triển các cơ sở dạy nghề mới. Tổng diện tích 600.000 - 800.000m2

b. Nhu cầu lao động của thị trường tại thành phố Đà Nẵng

Theo thống kê của Trung tâm Giới thiệu việc làm KCN, tính đến cuối năm 2017, Đà Nẵng có hơn 76.000 công nhân đang làm việc tại 270 doanh nghiệp thuộc 6 khu công nghiệp (KCN). Trong đó, khoảng 40.000 công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tại các KCN đang lâm vào tình trạng thiếu hụt công nhân có tay nghề cho việc mở rộng sản xuất, mặc dù đã thông báo tuyển dụng trong thời gian dài, cùng chính sách đãi ngộ tốt... nhƣng lƣợng lao động tuyển dụng vẫn hạn chế.

Theo thống kê của Phòng việc làm và an toàn lao động – Sở LĐTB&XH Đà Nẵng thì số lao động làm việc trong các ngành có nhiều sự khác biệt giữa các ngành. Theo đó các số lao động đƣợc giới thiệu việc làm tăng theo từng năm, bên cạnh đó số lao động chuyên môn theo từng l nh vực c ng đƣợc phát triển đồng đều. Số lao động nông lâm vẫn chiếm số đông, ngành xây dựng và lao động tại các khu công nghiệp vẫn phát triển đều và đặc biệt là lao động dịch vụ phát triển đều theo xu hƣớng chuyển hóa nền kinh tế từ công nghiệp sang dịch vụ của thành phố.

Nguyên nhân khan hiếm lao động có tay nghề là do nhiều tỉnh thành, địa phƣơng c ng đã hình thành các KCN nên đã thu hút lao động địa phƣơng khiến nguồn cung lao động cho các KCN tại Đà Nẵng trở nên khan hiếm.

Theo nhiều chủ doanh nghiệp, nếu nhƣ trƣớc đây, nguồn cung lao động có tay nghề, nhất là lao động nữ đến từ các địa phƣơng nhƣ: Hà T nh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi… thì nay các địa phƣơng này đã có các

KCN, giải quyết vị trí lao động tại chỗ nên gây ra tình trạng khan hiếm. Thậm chí tình trạng bỏ việc giữa chừng đang là vấn đề khiến các doanh nghiệp tại KCN lo lắng.

Bảng 2.2: Số lao động làm việc trong các ngành nghề

(Đơn vị tính: ngƣời)

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Tổng số lao động 1.010.817 1.073.947 1.363.593 1.591.443 Số lao động nông, lâm,

thủy sản 708.398 722.718 820.232 927.744 Số lao động công nghiệp

và xây dựng 117.160 145.072 239.846 354.619 Số lao động dịch vụ 161.579 182.157 277.515 282.680 Số lao động khác 23.680 24.000 26.000 26.400

(Nguồn: Phòng việc làm và an toàn lao động – Sở Lao đông, thương binh xã hội Đà Nẵng)

Lực lƣợng lao động theo kết quả điều tra lao động việc làm (LĐVL) năm 2017 của Đà Nẵng là 567,6 nghìn ngƣời chiếm 53,2% tổng dân số, tăng 11,5 nghìn ngƣời, tăng 2,07% so với năm 2016.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, số ngƣời thất nghiệp không tăng nhiều. tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ƣớc tính chiếm 5%; công nghiệp và xây dựng chiếm 28%; thƣơng mại và dịch vụ chiếm 67% (năm 2017 lần lƣợt là 5,3%; 29,1% và 65,6%).

Quý II/2018, biến động lực lƣợng lao động tại Đà Nẵng không có gì khác biệt so trƣớc đây, sự tăng giảm lực lƣợng lao động diễn ra bình thƣờng. Theo số liệu sơ bộ và qua nhận định khi điều tra cho thấy đã có sự di chuyển một số lao động từ ngành sản xuất công nghiệp sang l nh vực thƣơng mại - dịch vụ.

Tình trạng thất nghiệp, đƣợc thể hiện qua tỷ lệ thất nghiệp đã cho thấy quý II năm 2018 không có thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm trƣớc. Nhƣng nếu xét cả giai đoạn 6 tháng đầu năm thì tình trạng thất nghiệp có dấu hiệu giảm, mặc dù không nhiều (giảm 0,08 điểm phần trăm so 6 tháng đầu năm trƣớc).

Bảng 2.3: Tỷ lệ thất nghiệp tại Đà Nẵng

(Đơn vị tính: %)

Chung

Năm 2017 Năm 2018

Tổng Quý I Quý II Tổng Quý I Quý II

2,65 1,44 2,04 2,48 1,43 1,96

Thành

thị 3,02 1,51 2,26 2,65 1,59 2,12

Nông

thôn 0,55 1,05 0,80 1,54 0,54 1,05

(Nguồn: Phòng việc làm và an toàn lao động – Sở Lao đông, thương binh xã hội Đà Nẵng)

Những ngƣời thất nghiệp tập trung nhiều nhất ở những ngƣời có trình độ dƣới trung học phổ thông, tiếp đến là những ngƣời có trình độ đại học trở lên. Theo kết quả điều tra, trong số những ngƣời thất nghiệp đã qua đào tạo thì trình độ càng cao sẽ có tỷ lệ chiếm trong tổng số thất nghiệp càng cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố đà nẵng (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)