THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố đà nẵng (Trang 53)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.1. Trong công tác quy hoạch mạn lƣới dạy nghề

Toàn thành phố Đà Nẵng có 66 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 21 trƣờng cao đẳng, 6 trƣờng trung cấp, 11 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 27 cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Quy mô tuyển sinh đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 69.869 học sinh, sinh viên với

2.132 nhà giáo đào tạo 298 ngành nghề. Năm 2017, các cơ sở đã tuyển mới 48.173 học sinh, sinh viên, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 49,15%. Bên cạnh đó, thực hiện các chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn, lao động đặc thù, Sở đã ký kết hợp đồng đặt hàng với các cơ sở GDNN để tạo nghề cho 1.118 lao động nông thôn, lao động đặc thù.

Sở LĐ-TB&XH TP. Đà Nẵng cho biết, năm 2018 sẽ thực hiện quy hoạch các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố theo hƣớng tối ƣu hóa và sát nhập nâng cao hiệu quả đào tạo, đạt mục tiêu tuyển sinh mới 53.000 học sinh, sinh viên. Trong đó, trình độ cao đẳng 12.000 sinh viên; trung cấp: 4000 học viên, trình độ sơ cấp và đào tạo dƣới 3 tháng là 37.000 ngƣời. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 51%. Đặc biệt, phấn đấu 80% lao động học giáo dục nghề nghiệp đƣợc giới thiệu và giải quyết việc làm.

Theo bảng 2.3 thống kê tỷ lệ phân bố của các trung tâm/ CSDN tại thành phố Đà Nẵng có thể thấy, nhìn chung phân bổ của mạng lƣới nhiều nhƣng có độ phủ theo diện tích địa bàn nên chƣa mang lại hiệu quả. Còn tập trung nhiều ở các trung tâm đô thị lớn, các khu vực nông thôn với lao động phổ thông, các đối tƣợng thuộc diện chính sách có nhu cầu cần đƣợc học nghề c ng nhƣ nâng cao tay nghề chƣa đủ điều kiện đƣợc tiếp cận các chƣơng trình giáo dục. Đặc biệt là khu vực huyện Hòa Vang chƣa có trung tâm đào tạo nghề công lập. Vì thế, việc quy hoạch lại mạng lƣới các CSDN c ng cần đƣợc quan tâm chỉ đạo và có hƣớng đi phù hợp, để có độ phủ nhất định đến các địa bàn trọng điểm.

Bảng 2.4: Thống kê hình thức dạy nghề và tỷ lệ phân bố của các cơ sở tại thành phố Đà Nẵng

(Đơn vị tính: đơn vị/ trung tâm)

STT Quận/ huyện Cao đẳng/ trung cấp TT Giáo dục thƣờng xuyên Cơ sở dạy nghề khác Tổng Tỷ lệ phân bổ (%) 1 Liên chiểu 5 2 4 11 16.67 2 Hải Châu 5 3 7 15 22.73 3 Thanh Khê 7 2 5 14 21.21 4 Sơn Trà 5 2 6 13 19.70 5 Hòa Vang 0 0 0 6 Ng Hành Sơn 3 2 2 7 10.61 7 Cẩm lệ 2 1 2 5 7.58 Tổng 27 12 27 66 100

(Nguồn: Phòng dạy nghề - Sở lao động thương binh và xã hội Đà Nẵng)

Nguyên nhân của tình trạng trên là do các CSDN đƣợc phát triển một cách thiếu tập trung, quan tâm tới số lƣợng mà không quan tâm khả năng phát triển và nhu cầu của thực tế. Trong khi đó, kinh phí từ Ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc, trang thiết bị, bồi dƣỡng giáo viên... cho các CSDN còn rất hạn hẹp. Do nguồn kinh phí thấp, lại bị chia nhỏ, phân tán cho nhiều đơn vị nên hoạt động của các CSDN gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn vì không có điều kiện để thu hút những giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm hoặc đầu tƣ đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo... Một số trung tâm dạy nghề tuyến quận hay huyện Hòa Vang tuy đã đƣợc thành lập và đầu tƣ cơ sở hạ tầng (trƣờng lớp, nhà xƣởng, máy móc, thiết bị giảng dạy...) nhƣng do kinh phí hoạt động hàng năm quá hạn hẹp nên các trung tâm này chỉ hoạt động cầm chừng, không hiệu quả.

Phần lớn các trung tâm dạy nghề tuyến quận nằm ngoài trung tâm thành phố mỗi năm tổ chức đƣợc trung bình 10 - 14 lớp học nghề. Toàn bộ các lớp học này đều là học nghề ngắn hạn (3 tháng) dành cho lao động nông thôn, miền núi theo chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Chính phủ và đƣợc hỗ trợ toàn bộ kinh phí từ Ngân sách Nhà nƣớc. Rất ít các trung tâm dạy nghề tuyến quận tổ chức đƣợc các lớp học theo hình thức tự tuyển sinh và có thu phí hoặc theo hình thức dạy nghề theo đơn đặt hàng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các trung tâm dạy nghề có số lƣợng cán bộ và giáo viên ít ỏi (dƣới 10 ngƣời) nên không có đội ng giáo viên đủ năng lực và trình độ để triển khai các lớp dạy nghề mà chủ yếu phải thuê giảng viên của các cơ sở đào tạo khác nên chi phí tổ chức lớp bị nâng cao. Thêm vào đó, dân cƣ khu vực nông thôn, miền núi có mức thu nhập thấp, nhận thức về nghề nghiệp còn nhiều hạn chế , trong khi tính hiệu quả của lớp học nghề lại chƣa đƣợc đảm bảo dẫn đến việc ngƣời dân chƣa thực sự tin tƣởng, tham gia và có thể sẵn sằng nộp phí cho việc học nghề. Vì vậy, nhằm tháo gỡ các khó khăn về mặt kinh tế trƣớc mắt, trong khi một số lƣợng không nhỏ các nhà xƣởng, lớp học bị bỏ trống, không sử dụng nên một số trung tâm dạy nghề đã phải cho các đơn vị bên ngoài thuê lại nhà xƣởng, lớp học để phục vụ cho các mục tiêu khác mà không thể tiếp tục triển khai các hoạt động dạy nghề nhƣ mục đích ban đầu.

2.2.2. Công tác ban hành hệ thốn văn bản pháp luật về dạy nghề

Trong quá trình hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc và các tổ chức chính trị - xã hội, văn bản, đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) luôn đóng vai trò quan trọng. Văn bản QPPL- ở đây chỉ nói đến các văn bản do các cơ quan hành chính nhà nƣớc ban hành, không chỉ là công cụ để triển khai đƣa pháp luật vào đời sống thực tế, mà còn là công cụ để tổ chức các hoạt động cụ thể của các cơ quan nhà nƣớc. Nếu chất lƣợng ban hành văn

bản đƣợc đảm bảo thì sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng công việc của các cơ quan và hoạt động quản lý nhà nƣớc sẽ có điều kiện để nâng cao hiệu quả. Ngƣợc lại, khi chất lƣợng của các văn bản đƣợc ban hành thấp thì không chỉ hoạt động của các cơ quan gặp khó khăn mà còn ảnh hƣởng đến nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội, thậm chí để lại nhiều hậu quả khó khắc phục, đặc biệt trong công tác dạy nghề có nhiều điểm đặc thù, cần phải ban hành rõ đối tƣợng đƣợc thực thi trong các chính sách sẽ mang lại hiệu quả cao.

Trong những năm qua, UBND TP. Đà Nẵng đã rất quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách liên quan đến công tác dạy nghề ở thành phố, nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các Chƣơng trình - kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc. Ngoài các chính sách đối với các cơ sở đào tạo nghề, còn có các chính sách về hỗ trợ học nghề miễn phí cho lao động đặc thù, nhằm hỗ trợ điều kiện cho các đối tƣợng đƣợc tham gia học nghề và tham gia lao động sản xuất.

Những văn bản đã ban hành cùng với hệ thống văn bản hƣớng dẫn của các Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH, Tổng cục dạy nghề…tạo thành hệ thống cơ sở pháp lý để thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động dạy nghề. Bảng 2.4 nêu rõ hệ thống văn bản hiện tại của cơ quan quản lý. Những văn bản đó đƣợc ban hành kịp thời, có tác động mạnh đến sự phát triển và nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động dạy nghề. Nội dung chính của các văn bản nêu trên đều đảm bảo các tiêu chí nhƣ các nội dung rõ ràng, cụ thể; các mục tiêu, giải pháp là đúng đắn, phù hợp; đều căn cứ theo các quy định, hƣớng dẫn trong các nghị định, thông tƣ của chính phủ, cơ quan cấp trên, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong các văn bản ban hành.

Bảng 2.5: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hảnh về hoạt động dạy nghề tại thành phố Đà Nẵng (Đơn vị tính: văn bản) STT L nh vực văn bản Số lƣợng Văn bản ban hành c nhất Văn bản ban hành mới nhất Chƣa hiệu lực Đã hiệu lực Hết hiệu lực Tổng số 1 Thành lập, giải thể CSDN 0 4 7 11 29/11/2006 24/10/2011 2 Quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề 1 5 0 6 7/2/2006 28/12/2017 3 Kiểm định chất lƣợng, kỹ năng nghề 0 18 2 20 30/8/2007 15/12/2017 4 Giáo viên và cán bộ quản lý 0 17 2 19 8/3/2007 8/3/2017 5 Cơ sở vật chất trang thiết bị 0 13 0 13 31/12/2009 16/06/2016 6 Chƣơng trình, giáo trình dạy nghề 0 36 3 39 27/12/2003 15/12/2017 7 Chính sách đào tạo nghề 0 29 3 32 23/11/1995 29/12/2017 8 Chính sách khác 0 55 1 56 11/8/2004 29/12/2017

Cơ quan quản lý nhà nƣớc về dạy nghề đã ban hành các loại văn bản sau: + Thành lập, giải thể cơ sở dạy nghề

+ Quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề + Kiểm định chất lƣợng, kỹ năng nghề + Giáo viên và cán bộ quản lý

+ Cơ sở vật chất và trang thiết bị + Chƣơng trình, giáo trình dạy nghề

+ Chính sách đào tạo nghề và chính sách khác

Theo thống kê, có thể thấy lƣợng văn bản đƣợc ban hành riêng cho hoạt dộng dạy nghề nhiều nhƣng chƣa cụ thể, có rất nhiều văn bản đã hết hiệu lực hay hiệu lực văn bản quá dài, chƣa mang tính cấp thiết hỗ trợ công tác quản lý nhà nƣớc về dạy nghề. Cụ thể nhƣ hiện nay có rất nhiều cơ sở dạy nghề cần đƣợc thành lập và cấp phép hoạt động, tuy nhiên số lƣợng văn bản trong l nh vực thành lập, giải thể CSDN đã hết hiệu lực là 7 văn bản, số văn bản đang thực thi là 4 văn bản, quá ít trong công tác phát triển các sơ sở dạy nghề, đặc biệt trƣớc tƣơng lai hoạt động dạy nghề sẽ gắn liền với doanh nghiệp. Doanh nghiệp tham gia vào l nh vực dạy nghề sẽ đảm bảo đƣợc nguồn nhân lực cho chính cơ sở sản xuất kinh doanh của mình vì thế cần bổ sung đầy đủ hệ thống văn bản làm công cụ quản lý nhà nƣớc về hoạt động dạy nghề

2.2.3. Trong công tác cấp phép tổ chức các hoạt động dạy nghề

a. Cấp phép đào tạo

Theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Đà Nẵng đến năm 2020, dự kiến Đà Nẵng sẽ cần 905.246 lao động, trong đó cơ cấu lao động ở các ngành nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ lần lƣợt là 4%, - 29,4% - 66,6%.

Về ngành nghề đào tạo, trong giai đoạn tới, TP Đà Nẵng xác định phát triển dịch vụ, nhất là dịch vụ - thƣơng mại và phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin. Với phƣơng châm đầu tƣ đúng

ngành nghề mà thị trƣờng lao động đang cần, bảo đảm cao về chất lƣợng, việc quản lý nhà nƣớc đối với cấp phép đào tạo cho các ngành rất quan trọng. Bên cạnh các ngành nghề đã có từ trƣớc đến nay nhƣ may-thiết kế thời trang, kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp thì các chuyên ngành Du lịch nhƣ: Quản trị khách sạn, hƣớng dẫn viên, nghiệp vụ ẩm thực, lƣu trú… đang đƣợc đầu tƣ phát triển về cả quy mô và chất lƣợng, phù hợp với tầm nhìn thành phố.

Theo bảng 2.6 thống kê về cấp phép hoạt động c ng nhƣ cấp phép đào tạo các ngành mới tăng theo từng năm, và có sự chuyển dịch cơ cấu, cho thấy hƣớng đi đúng đắn trong công tác quy hoạch dạy nghề. Cụ thể từ năm 2013 đến năm 2015, số lƣợng mở nghành mới là 39 ngành, trong đó các ngành dịch vụ là 16, công nghiệp là 11, nông nghiệp là 2. Đến năm 2017, các ngành nghề về dịch vụ du lịch đƣợc cấp phép đào tạo nhiều hơn, tăng đến 125 ngành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội c ng nhƣ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

Bảng 2.6: Bảng số lượng CSDN và ngành nghề được cấp phép đào tạo

(Đơn vị tính: đơn vị) Chỉ tiêu Năm 2013 2014 2015 2016 2017 I. CSDN 51 55 58 63 66 - Cao đẳng/ trung cấp 19 22 24 25 27 - TT GDTX 10 10 11 11 12 - Cơ sở khác 22 23 23 27 27

II. Ngành nghề đào tạo 162 187 203 252 298

- Dịch vụ 55 67 71 115 125

- Công nghiệp 65 76 80 82 117

- Nông nghiệp 42 44 52 55 56

Bên cạnh đó, số lƣợng các CSDN đƣợc cấp phép hoạt động qua từng năm tăng nhẹ, có một số các CSDN hoạt động không hiệu quả nên phải cắt giảm tuy nhiên số lƣợng rất ít, đa phần vẫn duy trì. Sự quan tâm phát triển ngành du lịch dịch vụ đƣợc thể hiện rõ trong bƣớc tiến trong việc mở thêm các ngành chuyên môn gắn liền với thực tiễn, Sở LĐTB&XH c ng đã cấp phép mở ngành mới có tính chất m i nhọn trong kinh tế với chất lƣợng chuẩn quốc tế nhƣ:

- Đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế: 2 ngành Cơ điện tử và Công nghiệp ôtô

- Đào tạo theo tiêu chuẩn Asean: Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp

- Đào tạo theo tiêu chuẩn quốc gia: Cơ điện lạnh thuỷ sản; Quản trị mạng máy tính.

Nhìn chung, hoạt động cấp phép dạy nghề trong những năm qua có sự kế thừa và phát triển. Các ngành nghề trọng điểm vẫn thu hút lƣợng lớn học sinh, bên cạnh việc nghiên cứu mở thêm các ngành mới về dịch vụ mang lại nguồn nhân lực có tay nghề phục vụ tiềm năng du lịch, thành phố còn chú trọng phát triển các ngành liên quan đến kinh tế biển nhƣ cơ điện lạnh thủy sản, đóng tàu biển… c ng đem lại nguồn nhân lực then chốt của ngành.

b. Tổ chức hoạt động dạy nghề

Công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động tổ chức hoạt động dạy nghề trong những năm qua c ng có bƣớc chuyển mình. Bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc qua những con số trong bảng 2.7 kết qủa dạy nghề của thành phố, c ng còn tồn tại không ít các thực trạng khách quan cần xem xét Có thể thấy số lƣợng học sinh học nghề tăng dần đều theo các năm. Đặc biệt là l nh vực dạy nghề chuyên môn, ứng với thực tiễn sản xuất thu hút rất lớn học sinh, một phần lớn nhờ có sự tham gia của các doanh nghiệp trong công tác dạy nghề.

Các học sinh đƣợc vừa học vừa thực hành tại chỗ, kiểm nghiệm thực tế và nâng cao tay nghề qua cọ sát công việc tại doanh nghiệp, vì thế chất lƣợng học viên ra trƣờng đƣợc đảm bảo

Bảng 2.7: Bảng kết quả hoạt động dạy nghề tại thành phố Đà nẵng

(Đơn vị tính: ngƣời)

Năm

Kết quả dạy nghề theo các cấp bậc đào tạo nghề

CĐN TCN Sơ cấp nghề Dạy nghề thƣờng xuyên 2012 180 260 545 558 2013 185 271 793 714 2014 310 443 806 943 2015 425 540 1075 1021 2016 585 650 1199 1190 Tổng số 1685 2164 4418 4426

(Nguồn: Phòng Dạy nghề – Sở Lao động, thương binh xã hội Đà Nẵng)

Bên cạnh đó chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng dựa trên sự phối hợp giữa CSDN và doanh nghiệp tạo nên sự hữu dụng, tránh lý thuyết trong khâu đào tạo, mang lại hiệu quả khá cao.

Thực tế hiện nay xã hội đang “thừa thầy, thiếu thợ”, theo Sở LĐ- TB&XH TP Đà Nẵng thì thực trạng các trƣờng Đại học hiện nay c ng gặp khó khăn trong khâu tuyển sinh thì với hệ thống đào tạo nghề của Đà Nẵng sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về đào tạo nghề cho các học viên có nhu cầu học và sớm có việc làm ổn định. Tuy nhiên, nhìn nhận thực trạng qua bảng 2.8 đánh giá của chính các học viên sau khi tốt nghiệp đã phần nào nhận còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhƣ cơ hội tìm kiếm việc làm của học viên chƣa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố đà nẵng (Trang 53)