Những kết quả đạt đƣợc trong công tác QLNN về hoạt động dạy

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố đà nẵng (Trang 72 - 116)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác QLNN về hoạt động dạy

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Từ khảo sát thực trạng và phân tích những nội dung đối với công tác quản lý hoạt động dạy nghề tại các quận để đánh giá đƣợc những mặt mạnh, ƣu điểm và những mặt còn hạn chế về công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy nghề của các đơn vị là nhằm để có bƣớc đi đúng hƣớng trong việc đề xuất các biện pháp quản lý tốt hơn sau này.

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác QLNN về hoạt động dạy nghề dạy nghề

Nhìn chung, công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2017 đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể nhƣ sau:

- Hệ thống mạng lƣới các CSDN tiếp tục đƣợc mở rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật của các CSDN từng bƣớc đƣợc UBND, Bộ LĐTBXH đầu tƣ bổ sung tăng cƣờng. Mạng lƣới CSDN phát triển theo quy hoạch, số lƣợng các CSDN tăng nhanh; đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo; công tác xã hội hoá dạy nghề đã có bƣớc chuyển biến rõ rệt. Quy mô dạy nghề tăng nhanh, góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế. Cơ cấu nghề đào tạo đã từng bƣớc đƣợc điều chỉnh theo nhu cầu lao động của các ngành kinh tế và thị trƣờng lao động. Các điều kiện đảm bảo chất lƣợng dạy nghề nhƣ: cơ sở vật chất, đội ng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, nội dung chƣơng trình đào tạo và trang thiết bị dạy nghề từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng, chất lƣợng dạy nghề đƣợc nâng lên....

- Thành phố đã xây dựng đƣợc hệ thống các văn bản chính sách, pháp luật về dạy nghề tƣơng đối đầy đủ, đồng bộ để làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động dạy nghề đƣợc tổ chức triển khai

trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, thực hiện các chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn, lao động đặc thù, năm 2017 các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố c ng đã tuyển sinh đào tạo nghề cho gần 1.120 lao động; tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, tƣ vấn tuyển sinh với nhiều hình thức khác nhau nhằm thu hút học sinh vào học nghề.

- Việc đầu tƣ cho các CSDN đã đƣợc sự quan tâm chỉ đạo thành uỷ, HĐND, UBND, sự quan tâm phối hợp của UBND các quận huyện, lãnh đạo các ngành, các tổ chức đoàn thể thông qua việc ban hành các quy định, chủ trƣơng chính sách, đầu tƣ cơ sở vật chất, kinh phí, biên chế tổ chức bộ máy cho các CSDN... Nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về dạy nghề đã có nhiều chuyển biến nên công tác dạy nghề và học nghề đã đƣợc quan tâm và đầu tƣ nhiều hơn.

- Công tác triển khai thực hiện các chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch phát triển dạy nghề ở thành phố từng bƣớc đi vào nề nếp hơn. Các ngành, các cấp và toàn xã hội đã có những chuyển biến tích cực, dành sự quan tâm nhiều hơn đến công tác dạy nghề. Một năm sau khi tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về giáo dục nghề nghiệp đối với các trƣờng cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp từ Sở Giáo dục và Đào tạo, với những kết quả đạt đƣợc trong năm 2017, năm 2018 các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố đặt mục tiêu, tuyển mới 53.000 học sinh, sinh viên. Trong đó, trình độ cao đẳng 12.000 sinh viên; trung cấp: 4000 học viên, trình độ sơ cấp và đào tạo dƣới 3 tháng là 37.000 ngƣời. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 51%. Đặc biệt, phấn đấu 80% lao động học giáo dục nghề nghiệp đƣợc giới thiệu và giải quyết việc làm.

- Bộ máy quản lý hoạt động dạy nghề từng bƣớc đƣợc kiện toàn và hoàn thiện. Đội ng cán bộ quản lý đƣợc tạo điều kiện nâng cao trình độ c ng nhƣ kỹ năng nghiệp vụ thông qua các lớp đào tạo, bên cạnh đó việc tinh gọn bộ

máy quản lý c ng mang lại hiệu quả trong việc vận hành triển khai.

- Công tác thanh tra, kiểm tra đƣợc tăng cƣờng đã có tác động nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tƣ của nhà nƣớc c ng nhƣ của xã hội dành cho công tác đào tạo nghề và đánh giá đƣợc quá trình đào tạo và chất lƣợng đầu ra của học sinh học nghề.

2.3.2. Những tồn tại và hạn chế trong công tác QLNN về hoạt động dạy nghề

Bên cạnh những thành tích đã đạt đƣợc, công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố Đà Nẵng c ng bộc lộ nhiều điểm hạn chế nhƣ sau:

a. Mạng lưới CSDN phát triển chưa hợp lý, phân tán, trình độ đào tạo còn thấp.

Việc phát triển mạng lƣới dạy nghề trong giai đoạn 2012 - 2016 đã đem lại kết quả trên địa bàn tỉnh có tổng số 66 CSDN. Bên cạnh một số trƣờng có quy mô đào tạo lớn, cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại thì phần lớn các trung tâm dạy nghề tuyến huyện, các trung tâm dạy nghề thuộc Hội nông dân, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên...đều thiếu thốn về cơ sở vật chất: trụ sở, lớp học, bộ máy quản lý, cán bộ giảng dạy, máy móc, trang thiết bị giảng dạy.... Các CSDN này có quy mô nhỏ,

Các CSDN đƣợc phát triển một cách thiếu tập trung, quan tâm tới số lƣợng mà không quan tâm khả năng phát triển và nhu cầu của thực tế (tập trung nhiều ở trung tâm thành phố). Trong khi đó, kinh phí từ Ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc, trang thiết bị, bồi dƣỡng giáo viên... cho các CSDN còn rất hạn hẹp. Do nguồn kinh phí thấp, lại bị chia nhỏ, phân tán cho nhiều đơn vị nên hoạt động của các CSDN gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn vì không có điều kiện để thu hút những giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm hoặc đầu tƣ đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo...

b. Chính sách văn bản quy định về dạy nghề cần được hoàn thiện hơn.

Hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật cho hoạt động đào tạo nghề chƣa đầy đủ cho các đối tƣợng chính sách riêng biệt. Các chính sách hỗ trợ ngƣời học nghề thuộc đối tƣợng đặc thù, nhóm yếu thế theo quy định của Nhà nƣớc chƣa đƣợc xây dựng quy chế riêng.

Hoạt động rà soát hoàn chỉnh và nghiên cứu ban hành các chính sách của thành phố có tính ƣu việt hơn so với chính sách chung của quốc gia chƣa đƣợc nghiên cứu phát triển, các chính sách đã ban hành vẫn mang tính phổ biến chung của quốc gia, chƣa cụ thể với từng địa phƣơng của thành phố Đà Nẵng. Cơ chế kế hoạch và tài chính ĐTN từ ngân sách thành phố theo hƣớng tập trung vào cơ sở trọng điểm, ngành nghề trọng điểm chƣa đƣợc đẩy mạnh, thực hiện giao quyền tự chủ đối với các trƣờng, trung tâm dạy nghề công lập cần đƣợc quan tâm hơn.

Còn nhiều văn bản chồng chéo, không rõ ràng, thống nhất trong các hƣớng dẫn thực thi. Công tác tuyên truyền, phổ biến về nội dung và yêu cầu của văn bản ở nhiều thời điểm, khu vực chƣa đầy đủ, rõ ràng và kịp thời.

Công tác đào tạo nghề nói riêng và công tác quản lý nhà nƣớc về các vấn đề kinh tế nói chung rất cần đến công cụ là các văn bản pháp quy hƣớng dẫn và là công cụ thực thi với các nhà quản lý. Vấn đề đặt ra là, chất lƣợng soạn thảo văn bản QPPL đối với hoạt động dạy nghề, các văn bản đã và đang ban hành có thực sự hiệu quả và kịp thời, đúng đối tƣợng. Vẫn còn tồn tại những văn bản ban hành không sát với thực tiễn, gây khó khăn cho khâu tổ chức thực thi, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả thấp. Để trả lời câu hỏi này cần có một cuộc khảo sát toàn diện và rộng rãi các văn bản đã đƣợc ban hành với những tiêu chí thích hợp và xem xét những tác động đối với đời sống xã hội mà các văn bản đó mang lại. Nhìn chung, các văn bản hiện nay là vừa đủ cho công tác quản lý hoạt động dạy nghề tại thành phố Đà Nẵng nhƣng chƣa có tính sâu

sát đến các đối tƣợng chính sách và thiếu các văn bản cho ngƣời học nghề trong diện chính sách đƣơc hƣởng những khuyến khích và trợ cấp xã hội. Và trong quá trình ban hành văn bản chƣa thực sự phổ biến đến từng cơ sở dạy nghề, các cơ quan ban ngành và đến với ngƣời học nghề, chỉ khi nào “cần” thì mới tìm đến văn bản, mang đến hậu quả thiếu tính cấp thiết hoặc không còn phù hợp.

c. Cấp phép tổ chức hoạt động dạy nghề tại các trung tâm còn nhiều bất cập.

Quản lý nhà nƣớc về hoạt động dạy nghề trong đó công tác cấp phép nói chung, c ng nhƣ công tác cấp phép đào tạo nói riêng còn nhiều bất cập. Hầu hết các quyết định cấp phép đều dựa trên các chính sách, hoạch định đƣợc ban hành, trên nền tảng các VBPL. Tuy nhiên, quy trình cấp phép c ng nhƣ các điều kiện cấp phép còn chƣa tối ƣu.

Nhƣ việc xem xét lại quy trình cấp phép đào tạo đôi khi chỉ đƣợc thực hiện khi xuất hiện “vấn đề”. Trong một số trƣờng hợp, các cơ chế quản lý vẫn “bình yên” trong một thời gian dài, chỉ đến khi “vấp váp” trong thực tiễn, ngƣời ta mới nhận ra đƣợc những “lỗ hổng” của quy trình. Hay thiếu các tiêu chí để đánh giá việc cấp phép một cách khoa học. Khi đánh giá công tác cấp phép trong quản lý dạy nghề, ngƣời ta thƣờng so sánh các kết quả đạt đƣợc với mục tiêu ban đầu. Việc đánh giá cấp phép đào tạo có hiệu quả hay không sẽ dễ dàng nếu các mục tiêu đƣợc thể hiện dƣới dạng định lƣợng, chẳng hạn nhƣ tỷ lệ có việc làm sau khi ra trƣờng, hiệu quả đào tạo nghề của các cơ sở so với nguồn vốn và thời gian đầu tƣ… Song, trên thực tế đa số các mục tiêu đƣợc thể hiện dƣới dạng định tính, nhiều khi mục tiêu không rõ ràng, trong trƣờng hợp đó việc đánh giá quy trình c ng nhƣ hiệu quả cấp phép theo mục tiêu đề ra có thể không phản ánh hết các giá trị của công tác cấp phép. Và thiếu kinh phí dành cho việc đánh giá c ng nhƣ cải thiện quy trình cấp phép.

Các cơ quan thƣờng dành nguồn kinh phí có hạn của mình để triển khai các công việc mới (nhằm tạo ra những kết quả mới) hơn là dùng kinh phí đó để xem xét lại những gì đã làm. Vì vậy, khi đánh giá, ít cơ quan tổ chức các cuộc khảo sát lấy ý kiến phản hồi từ nhân dân hay các đối tƣợng tham gia trực tiếp một cách rộng rãi, công khai nhƣ chính các chủ các cơ sở dạy nghề hay doanh nghiệp có đối tƣợng cần nâng cao tay nghề ngắn/ dài hạn, để thấy đƣợc khó khăn của họ trong công tác thực thi. Bên cạnh đó c ng cần tham khảo những ngƣời tham gia trực tiếp trong công tác quản lý nhƣ ngƣời thực hiện cấp phép các cấp, chuyên viên xử lý hồ sơ, ngƣời hƣớng dẫn doanh nghiệp/ tổ chức, từ đó sẽ có nguồn thông tin chính xác trong công tác hoàn thiện quy trình. Trong một số trƣờng hợp các cơ quan chức năng đã tổ chức thu thập ý kiến phản hồi từ các phƣơng tiện truyền thông, hay tổ chức các buổi đóng góp ý kiến thông qua các đoàn thể chính trị – xã hội. Tuy nhiên, không phải lúc nào các ý kiến này c ng phản ánh đầy đủ và chính xác những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra liên quan, từ đó làm căn cứ hoàn thiện quy trình c ng nhƣ tối ƣu công tác cấp phép hoạt động hay mở ngành/nghề và quy trình đào tạo dạy nghề.

d. Tổ chức bộ máy quản lý còn chưa tối ưu

Hiện nay, bên cạnh các cơ sở dạy nghề đƣợc cấp phép đào tạo riêng biệt thì có các trung tâm GDTX vẫn dạy nghề cho các em học sinh. Tuy nhiên, trung tâm GDTX chịu sự chỉ đạo, quản lý của 3 đơn vị ở 2 cấp khác nhau là ngành Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, ngành Giáo dục và UBND thành phố nên gây nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động. Do có 2 Bộ cùng quản lý chung nên không phân công bộ nào chủ trì ban hành các văn bản quan trọng để chỉ đạo quản lý trung tâm nhƣ: Quy chế tổ chức hoạt động, quy định tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng, quy định chuẩn giám đốc... Trung tâm GDTX thành phố thực hiện chủ yếu là nhiệm vụ giáo dục thƣờng xuyên. Nhiều trung tâm không thực hiện đƣợc chức năng dạy nghề sơ cấp vì không

đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất dạy nghề. Sở Giáo dục và Đào tạo không quan niệm trung tâm là đơn vị thuộc Sở nên lơ là, ít quan tâm chỉ đạo.

Vì mới chuyển giao nên bộ máy quản lý nhà nƣớc về họat động dạy nghề tại thành phố Đà Nẵng còn yếu, hiện chỉ có 6 nhân sự phụ trách tất cả các công việc hiện tại về mảng dạy nghề. Trong đó, phụ trách chính dạy nghề trực thuộc sở còn mang tính kiêm nhiệm nên chƣa thực sự đầu tƣ cho công tác quản lý. Trình độ chuyên môn các cán bộ còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Và sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng chƣa cao. Công tác luân chuyển cán bộ chƣa đƣợc triển khai để trách cục bộ trong công việc c ng nhƣ phát huy hết khả năng của cán bộ quản lý. Việc kiểm tra chéo trong công tác phê và tự phê c ng chƣa đƣợc thực hiện có hiệu quả.

e. Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động dạy nghề tại thành phố còn chưa thực sự hiệu quả

Do sức ép của việc tinh giản biên chế và sáp nhập các CSDN hoạt động không hiệu quả nên mặc dù có nhiều văn bản chỉ đạo của Chính phủ về tăng cƣờng lực lƣợng thanh tra hoạt động dạy nghề nhƣng lực lƣợng này không những không tăng mà còn có xu hƣớng giảm đi. Nếu năm 2015, Sở LĐTB&XH có có 43 thanh tra viên, cán bộ thanh tra thì đến năm 2016, con số này giảm xuống còn 38 và đến 31 tháng 3 năm 2017 chỉ còn 25. Cần lƣu ý rằng số cán bộ, thanh tra viên này ngoài việc thanh tra thực hiện pháp luật dạy nghề còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác nhƣ thanh tra việc thực hiện chính sách với từng đối tƣợng nhƣ ngƣời có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.... Vì vậy, thực tế số lƣợng thanh tra viên, cán bộ thanh tra làm công tác thanh tra lao động, bảo hiểm xã hội chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng số lƣợng thanh tra viên, cán bộ thanh tra toàn ngành. Theo số lƣợng cán bộ thanh tra, số cơ sở/ trung tâm dạy nghề và bình quân số cơ sở đƣợc thanh tra hàng năm thì phải khoảng 5 năm mới có

thể thanh tra lại lần thứ hai. Số lƣợng mở ngành nghề cùng với cơ sở đƣợc cấp phép dạy nghề tăng nhanh, trong khi số lƣợng cán bộ thanh tra lại giảm đi và thêm nhiều l nh vực quản lý nhà nƣớc khác tiếp tục làm gia tăng tình trạng không thể kịp thời thanh tra, chấn chỉnh các sai phạm. Bên cạnh đó, việc xử lý các vi phạm chƣa nghiêm và mức xử phạt chƣa tƣơng xứng với hành vi vi phạm mang đến không ít khó khăn trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với họat động dạy nghề.

f. Công tác quản lý chưa kiểm soát được chất lượng đầu ra, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường lao động

Hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu đƣợc giao, các CSDN triển khai tuyển sinh và đào tạo học viên theo các ngành, nghề đƣợc giao. Đối với các trƣờng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố đà nẵng (Trang 72 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)