Trong công tác tổ chức bộ máy quản lý hoạt động dạy nghề

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố đà nẵng (Trang 67 - 69)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4.Trong công tác tổ chức bộ máy quản lý hoạt động dạy nghề

Sau 1 năm từ khi chuyển đổi cơ quan chủ quản từ Sở GD-ĐT sang Sở LĐTBXH đã phần nào ổn định đƣợc bộ máy tổ chức và các cơ cấu nhân sự. L nh vực quản lý nhà nƣớc về hoạt động dạy nghề của thành phố đang đƣợc các cấp lãnh đạo rất quan tâm. Hiện nay, Hoạt động quản lý nhà nƣớc về dạy nghề do Sở LĐTB & XH TP. Đà Nẵng quản lý bởi phòng dạy nghề, trực thuộc các phòng chuyên môn của Sở. Về cơ cấu tổ chức bộ máy: Phòng Dạy nghề là 1 trong những phòng chuyên môn của Sở LĐTB&XH, phòng đƣợc tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng bao gồm: Trƣởng phòng, phó phòng và 3 Đội chức năng với mảng l nh vực chính: Dạy nghề ngắn hạn và chứng chỉ chuyên môn, Dạy nghề sơ cấp và Trung cấp nghề. Mỗi đội chức năng đƣợc phân công đảm nhận một nhiệm vụ riêng, đồng thời phối hợp, hỗ trợ nhau trong công tác quản lý hoạt động dạy nghề và các công việc khác phát sinh.

Nhiệm vụ chính của phòng:

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án phát triển dạy nghề của thành phố sau khi đƣợc phê duyệt;

- Hƣớng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật;

- Hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm, hội thi học giỏi nghề cấp thành phố

Nhìn chung, bộ máy quản lý nhà nƣớc về hoạt động dạy nghề của thành phố dựa trên tính kế thừa (từ cơ quan chủ quản Sở Giáo dục – Đào tạo) và phát triển nên có nhiều ƣu điểm c ng nhƣ hạn chế, đang từng bƣớc khắc phục và nâng cao hiệu quả hơn.

Về số lƣợng và trình độ các cấp quản lý từ sở đến các CSDN đƣợc thống kế qua bảng 2.9 ta thấy, số lƣợng cán bộ công chức có trình độ đại học của luôn chiếm tỷ lệ cao. Giai đoạn 2014-2017, công chức có trình độ trên đại học có xu hƣớng tăng (từ 63% lên đến 84%), trong khi công chức có trình độ cao đẳng-trung cấp có xu hƣớng giảm (từ 23% xuống còn 11%). Năm 2017, vì công tác sát nhập và điều chuyển quản lý từ Sở giáo dục đào tạo sang Sở LĐTB&XH nên cán bộ quản lý đƣợc cắt giảm. Có đƣợc kết quả trên là nhờ lãnh đạo Sở thƣờng xuyên quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, công chức, tạo điều kiện cho công chức tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác quản lý.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố đà nẵng (Trang 67 - 69)