Nhận thức của xã hội về dạy nghề và học nghề

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố đà nẵng (Trang 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.4 Nhận thức của xã hội về dạy nghề và học nghề

a. Nhận thức của xã hội ảnh hưởng đến công tác dạy nghề

Xã hội hiện nay vẫn tồn tại quan niệm cho rằng chỉ có bằng đại học mới có thể tìm đƣợc việc làm có lƣơng cao, ổn định, ảnh hƣởng đến công tác tuyển sinh, công tác đào tạo nghề. Đồng thời dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, không tận dụng đƣợc tiềm lực của toàn bộ nguồn nhân lực, phục vụ phát triển quê hƣơng, đất nƣớc. Bên cạnh nhận thức về học nghề của ngƣời lao động chƣa cao, quan niệm của các bậc phụ huynh học sinh vẫn nặng về bằng cấp, bằng mọi giá phải cho con em mình thi đậu vào các trƣờng cao đẳng, đại học. Quan niệm xem trọng bằng cấp đƣợc có nguồn gốc từ trong xã hội mà nền kinh tế tự cung tự cấp, phần lớn ngƣời lao động làm việc ở khu vực nông thôn, công nghiệp - thƣơng mại - dịch vụ ít đƣợc chú trọng. Với nhận thức không đúng của xã hội về việc học nghề, làm nghề nên trong nhƣng năm qua, ngƣời dân chỉ muốn con em của họ vào học đại học. Điều này dẫn đến một hệ lụy đáng buồn: Ngoài việc gây mất cân đối trong cơ cấu nhân lực của quốc gia, thiếu hụt lực lƣợng lao động qua đào tạo nghề cho sự phát triển kinh tế đất nƣớc thì đó còn là sự lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của ngƣời học và gia đình của họ. Đến nay, quan niệm cho rằng trình độ học vấn càng cao khả năng tìm việc làm ổn định vẫn còn ăn sâu vào trong nếp ngh của đông đảo quần chúng nhân dân, bằng cấp đối với họ rất quan trọng, nhiều khi không nhìn thấy đƣợc giá trị của việc học nghề. Để thay đổi đƣợc nhận thức là một việc làm lâu dài, không thể một sớm một chiều, một khi đã thay đổi sẽ tác động đến hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động.

Trong những năm gần đây, thực tế từ nhu cầu của thị trƣờng lao động của một số địa phƣơng cho thấy nhu cầu lao động có trình độ cao đẳng, đại

học chỉ chiếm 20% đến 25%; nhu cầu lao động có trình độ trên đại học chỉ chiếm 2% - 5%, nhƣng nhu cầu lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề lại cần tới 35% đến 40%. Điều này là một sự chuyển biến về nhu cầu lao động thể hiện sự phát triển hội nhập của đất nƣớc, thời gian tới sẽ còn tiếp tục dịch chuyển mạnh mẽ, mà thấy rõ nhất là nhu cầu lao động kỹ thuật.

b. Xã hội hóa giúp nâng cao chất lượng dạy nghề

Việc dạy nghề chính là đào tạo lao động cho doanh nghiệp, doanh nghiệp đƣợc thụ hƣởng kết quả, sản phẩm của quá trình dạy nghề. Do vậy, doanh nghiệp phải tham gia vào dạy nghề. Để tạo ra sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề cần xác định rõ cơ chế lợi ích cho doanh nghiệp. Lợi ích sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp chủ động tham gia vào hoạt động dạy nghề mà không cần đến chế tài bắt buộc. Có nhƣ vậy, công tác dạy nghề mới đảm bảo đáp ứng và phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng.

Hiện nay có một thực tế không thể phủ nhận là đa số ngƣời dân không muốn học nghề mà chỉ muốn học đại học. Cánh cửa các trƣờng đại học ngày một rộng mở với nhiều hệ đào tạo, nhiều loại hình, tạo cơ hội tốt nhất để mọi ngƣời có thể đến với các giảng đƣờng đại học. Và hệ lụy tất yếu, số ngƣời đến với học nghề thì ngày càng ít đi, trong khi đó, lao động qua đào tạo nghề lại là lực lƣợng lao động chính trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Để khắc phục vấn đề này, Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách để tạo sự phân luồng học nghề. Tuy nhiên, các chính sách phân luồng nêu trên đều chƣa thực hiện đƣợc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân từ những chính sách quy định trong các văn bản luật không cụ thể. Tình trạng “mâu thuẫn” học sinh tốt nghiệp phổ thông đổ xô thi đại học nhƣng học đại học ra lại không tìm đƣợc việc làm là thực tế không thể phủ nhận. Điều này cho thấy sự tác động lớn từ nhu cầu của thị trƣờng đến công

tác dạy nghề, đặt ra yêu cầu bắt buộc cần nâng cao chất lƣợng công tác dạy nghề. Do đó sự liên kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp là cần thiết bởi vì sự tồn tại và phát triển bền vững đem lại lợi ích chung cho cả hai bên.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, các nhà quản lý, giáo viên và cán bộ doanh nghiệp cho thấy, sự gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề vẫn là một trong những hạn chế, bất cập lớn nhất trong công tác đào tạo nghề cần phải đƣợc tháo gỡ. Theo Bộ LĐ-TB&XH, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với hoạt động dạy nghề trên thực tế hiện nay rất lỏng lẻo. Nhiều doanh nghiệp thờ ơ với hoạt động dạy nghề. Nếu có nhu cầu về lao động, họ chỉ tổ chức ứng tuyển các lao động đạt yêu cầu mà không chịu tổ chức đào tạo hay bỏ chi phí liên kết với cơ sở dạy nghề để đào tạo nghề cho lao động. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp không chịu tiếp nhận nhà giáo, học sinh, sinh viên từ các cơ sở dạy nghề đến thực hành, thực tập, nâng cao tay nghề, kể cả trong trƣờng hợp đã có sự thỏa thuận trƣớc với các cơ sở dạy nghề. Việc làm này đã khiến cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp đã không đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của thị trƣờng lao động, gây nên những ảnh hƣởng tiêu cực cho xã hội.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2 1 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Tổng quan về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội

a. Tình hình tự nhiên

Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ƣơng từ năm 1997, nằm trong vùng Nam Trung Bộ. Diện tích tự nhiên: 1.283,4km2. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số Đà Nẵng năm 2016 là 1.046.200 ngƣời. Thành phố có diện tích 1.256,53 km² gồm 06 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ng Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ) và 02 huyện Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa.

Đà Nẵng nằm ở 15o55' đến 16o14' v Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh Đông; phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông; cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam và cách thành phố Huế 108km về phía Tây Bắc.

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 01 đến tháng 7. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25,9oC, riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20oC. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%. Lƣợng mƣa trung bình năm là 2.504,57 mm. Số giờ nắng bình quân là 2.156,2 giờ/năm.

Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, Đà Nẵng vừa có đồng bằng, vừa có núi, có sông, có biển. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn (trên 70%), độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (40o) là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn; có ý

ngh a bảo vệ môi trƣờng sinh thái của thành phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hƣởng của biển nên bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp - dịch vụ, nông nghiệp, quân sự, khu dân cƣ và các khu chức năng của thành phố.

b. Kinh tế - xã hội

Đà Nẵng nằm trong top những địa phƣơng có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao nhất cả nƣớc. Từ năm 2012 - 2016, tốc độ tăng trƣởng GRDP địa phƣơng nay đều từ 8-9%, cao hơn nhiều so với mức tăng trƣởng GDP cả nƣớc.

- Tổng sản phẩm nội địa (GRDP) tính theo giá hiện hành của Đà Nẵng c ng khá cao và tăng trƣởng tốt qua các năm.

Hình 2.1: Biểu đồ GRDP Đà Nẵng từ năm 2012 2016

(Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng)

Bƣớc sang năm 2017, GRDP 6 tháng đầu của Đà Nẵng ƣớc tính tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trƣớc, thấp hơn mức tăng 6 tháng đầu năm 2016 (6 tháng 2016 tăng 8,54%). Năm 2016, ƣớc tính tốc độ tăng GRDP (tính theo giá

2010) tăng 9,04% so với năm 2015; còn tính theo giá hiện hành là 69.806 tỷ đồng, tăng hơn 10% so năm 2015. Đóng góp vào tăng trƣởng của Đà Nẵng trong nhiều năm trở lại đây chủ yếu do khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp - xây dựng. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế địa phƣơng, song khu vực dịch vụ có tốc độ tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm trƣớc.

Nguyên nhân do đa số các ngành dịch vụ đều tăng thấp hơn năm trƣớc, đặc biệt một số ngành chiếm tỷ trọng cao lại có tốc độ tăng thấp nhƣ ngành vận tải (tăng 3,97% thấp hơn mức tăng 4,83% cùng kỳ 2016); ngành dịch vụ

lƣu trú và ăn uống (tăng 4,73%, thấp hơn mức tăng 12,93% so với cùng kỳ)

Hình 2.2: Biểu đồ GRDP tính theo giá thực tế của Đà Nẵng

(Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng)

- Tốc độ tăng trƣởng thu nhập bình quân đầu ngƣời của Thành phố c ng tăng cao qua từng giai đoạn và luôn cao hơn bình quân chung của cả nƣớc. Năm 2011, GDP bình quân đầu ngƣời của thành phố 2283 USD thì năm 2016, con số này là 2980 USD.

XXI, nhiệm kỳ 2015 -2020) hồi tháng 10/2015, lãnh đạo Thành phố khẳng định trong nhiệm kỳ tới, Đảng bộ Đà Nẵng sẽ huy động mọi nguồn lực xây dựng và phát triển thành phố trở thành một trong những đô thị lớn của cả nƣớc, là trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội, động lực phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Theo đó, về kinh tế, đến năm 2020, Đà Nẵng sẽ phấn đấu để tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 8- 9%/năm. GRDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 4.000 - 4.500 USD.

Hình 2.3: Biểu đồ CPI bình quân qua các năm

(Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng)

-Về tình hình thu - chi ngân sách: tổng thu ngân sách của Đà Nẵng c ng khá cao so với nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc và có tốc độ tăng dần qua các năm. Năm 2015, tổng thu ngân sách nhà nƣớc của Thành phố là 16.331 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 13.477 tỷ đồng. Sang năm 2016, tổng thu là 18.826 tỷ đồng, tổng chi là 13.447 tỷ đồng, bội thu khoảng 5.379 tỷ đồng.

Bƣớc sang năm 2017, mới chỉ 6 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách ƣớc đạt đƣợc 17.762 tỷ đồng; còn tổng chi ngân sách là 11.226 tỷ đồng.

Đà Nẵng phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nƣớc năm 2017 sẽ đạt 20.900 tỷ đồng, gồm: thu nội địa 18.095 tỷ đồng (tiền sử dụng đất 2.100 tỷ đồng, thu xổ số kiến thiết 137 tỷ đồng) và thu thuế xuất nhập khẩu 2.805 tỷ đồng.

Còn tổng chi ngân sách nhà nƣớc năm 2017 dự kiến 12.562,8 tỷ đồng, trong đó: chi đầu tƣ phát triển khoảng 5.251,5 tỷ đồng và chi thƣờng xuyên đạt 6.633,3 tỷ đồng.

Hình 2.4: Biểu đồ Tổng vốn đầu phát triển trên toàn địa bàn thành phố

(Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng)

Số liệu chỉ số giá tiêu dùng CPI 6 tháng đầu năm 2017 của Đà Nẵng cho thấy, thành phố này đang kiểm soát đƣợc ở dƣới mức 5%.

Về ngoại thƣơng, Đà Nẵng đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2017 sẽ tăng 11-12%. Trong 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của thành phố ƣớc đạt hơn 1,3 tỷ USD, trong đó: kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt hơn 696 triệu USD, bằng 48% kế hoạch, tăng hơn 11% so cùng kỳ năm ngoái; còn nhập khẩu là 609 triệu USD, bằng gần 50% kế hoạch năm, tăng hơn 10%.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa quý I/2018 ƣớc đạt 376 triệu USD, đạt 22,8% kế hoạch, tăng 12,1% so với cùng kỳ 2017 (KH tăng 12-13%). Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực duy trì mức tăng trƣởng khá. Kim ngạch nhập khẩu quý I/2018 ƣớc đạt 310 triệu USD, đạt 21,8% kế hoạch năm, tăng 10,7% so với cùng kỳ 2017.

Quý I năm 2018, thành phố có 27 dự án FDI cấp mới với tổng vốn đăng ký là 7,29 triệu USD, đạt 97% so với cùng kỳ 2017; 02 lƣợt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 12,73 triệu USD, tăng 17 lần so với cùng kỳ 2017; 06 lƣợt nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp và góp vốn vào tổ chức kinh tế với tổng vốn đăng ký 12,98 triệu USD, đạt 74% so với cùng kỳ 2017. Tổng vốn đầu tƣ FDI trong quý I/2018 thành phố thu hút đƣợc 33 triệu USD, tăng 128% so với cùng kỳ 2017. L y kế đến nay, Đà Nẵng có 577 dự án FDI, tổng vốn đầu tƣ 3,062 tỷ USD.

Khái quát chung, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018 của Đà Nẵng tăng trƣởng ổn định, đảm bảo tiến độ kế hoạch trên các l nh vực nhƣ: sản xuất nông nghiệp, dịch vụ du lịch, thƣơng mại, thu hút đầu tƣ, giải quyết việc làm, giảm nghèo... Nhu cầu tiêu dùng, sức mua tăng, thị trƣờng hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, lƣợng du khách đến thành phố dịp Lễ 30/4 và 01/5 tăng cao. Khẩn trƣơng triển khai nhiều hoạt động thực hiện “Năm đẩy mạnh thu hút đầu tƣ 2018”. Các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí diễn ra sôi nổi, đặc biệt là tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2018 cùng chuỗi các hoạt động phụ trợ thu hút đông đảo ngƣời dân và du khách.

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp tăng trƣởng thấp so với cùng kỳ và kế hoạch đề ra. Thu ngân sách Nhà nƣớc khu vực sản xuất kinh doanh còn thấp. Công tác quản lý nhà nƣớc trên một số l nh vực còn bất cập, nhất là quản lý quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị, đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản, vệ sinh môi trƣờng; tiến độ thi công và giải ngân các công trình xây dựng

cơ bản còn chậm; tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, đậu đỗ xe sai quy định, xây dựng nhà trái phép, không phép còn tái diễn. Tình hình an ninh trật tự xã hội còn diễn biến phức tạp; số vụ tai nạn giao thông tuy có giảm nhƣng số ngƣời chết vẫn còn cao, cần sớm có giải pháp hạn chế, khắc phục hiệu quả.

c. Xã hội

- Về giáo dục đào tạo:

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019 có gần 14.000 thí sinh dự thi với 30 điểm thi. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 của các khối THPT công lập là 10.275 học sinh/263 lớp; khối GDTX là 720 học sinh/17 lớp. Đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả thi và điểm chuẩn của các trƣờng thuộc khối công lập. Trƣờng có điểm chuẩn cao nhất là trƣờng THPT Phan Châu Trinh với 55,25 điểm; trƣờng có điểm chuẩn thấp nhất là trƣờng THPT Võ Chí Công với 30,5 điểm.

Sở Giáo dục và các ngành chức năng đang tập trung cho công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Thành phố Đà Nẵng có hơn 11.200 học sinh đăng ký dự thi, trong đó có 1.300 hồ sơ đăng ký xét tốt nghiệp THPT, hơn 800 hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học và 9.100 hồ sơ đăng ký cả hai nội dung.

- Y tế: Ngành y tế đã đẩy mạnh các kỹ thuật y tế chuyên sâu, áp dụng nhiều kỹ thuật y tế mới trong chẩn đoán và điều trị, kịp thời cấp cứu ngƣời bệnh hiệu quả, giảm tỷ lệ chuyển bệnh nhân đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố đà nẵng (Trang 38)