Chiến lƣợc sản phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu nông sản ứng dụng cho vùng rau sạch vietgap túy loan, đà nẵng (Trang 94 - 95)

6. Tổng quan tài liệu

3.5.1. Chiến lƣợc sản phẩm

Đứng trƣớc các thách thức: đời sống ngày càng tăng, nông dân đối mặt với sự cạnh tranh gắt gao trên thị trƣờng, tốc độ đô thị hóa, giá cả đầu vào ngày càng leo thang… Những thách thức này đòi hỏi HTX Túy Loan phải thay đổi chiến lƣợc sản xuất: đổi mới các khâu từ khâu sản xuất, đến khâu phân phối sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng.

a. Giống

-Xác định các giống rau chất lƣợng cao, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng Đà Nẵng và xuất khẩu. Hình thành mạng lƣới nuôi cấy, sản xuất cây giống sạch bệnh, chất lƣợng cao cung cấp cho các mô hình dự án. Sử dụng các kỹ thuật để kiểm tra giống sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn.

-Nghiên cứu, phát triển, nhập các giống cây chất lƣợng cao, giá trị kinh tế cao những giống rau mới phù hợp với điều kiện thiên nhiên ở Đà Nẵng. Thay thế các giống rau đã thoái hóa, chất lƣợng kém của địa phƣơng. Tập trung nghiên cứu, sản xuất các giống rau đặc sản, đặc trƣng của Đà Nẵng mà nơi khác không sản xuất đƣợc.

-Xây dựng các tiêu chuẩn để quản lý rau giống tại địa phƣơng.

b. Công nghệ sản xuất

-Xây dựng cơ chế chính sách, hành lang pháp lý nhằm hỗ trợ, khuyến khích, kêu gọi đầu tƣ, đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào HTX Túy Loan.

-Cần tăng cƣờng các hoạt động hỗ trợ về: vốn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ; Tăng cƣờng công tác khuyến nông. Tổ chức các chƣơng trình đào

tạo, tập huấn cho nông dân về kĩ thuật trồng, chăm sóc, chọn giống chống sâu bệnh, các ảnh hƣởng của thời tiết lên cây trồng và các xử lý các tình huống sâu bệnh v.v…cho các giống mới. Trƣớc đây các hội thảo cũng đƣợc HTX phối hợp tổ chức, tuy nhiên tần suất rất ít: 2 hội thảo/năm, nên tổ chức nhiều hơn để nông dân đƣợc gia tăng kiến thức chuyên môn.

-Công tác tuyên truyền, giáo dục, tìm hiểu quy trình sản xuất nông nghiệp GAP nhằm nâng cao ý thức của nông dân để nông dân thấy đƣợc lợi ích trong việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất.

-Công tác quy hoạch vùng trồng rau Túy Loan theo hƣớng chuyên canh. Thiết kế, xây dựng mô hình sản xuất kiểu mẫu sau đó mới áp dụng đại trà.

c. Công nghệ sau thu hoạch

Không chỉ chú ý đến công nghệ sản xuất mà cần phải chú ý đến công nghệ sau thu hoạch. Bởi vì cách sơ chế thông thƣờng từng sử dụng tỉ lệ hao hụt rau sau thu hoạch là khá cao. Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm rau, năng suất lao động. Chính vì thế cần:

-Phổ biến các thông tin, kiến thức về kỹ thuật chế biến, thu hoạch rau, tăng cƣờng tổ chức các hoạt động tuyên truyền về thời hạn rau an toàn có thể bảo quản. Các hình thức bảo quản: đông lạnh, đóng hộp, muối chua, dạng khô…

-Liên kết với các viện, các trung tâm nghiên cứu trong nƣớc, các tổ chức quốc tế nhƣ GTZ, VNCI, Ausaid, Sida v.v giúp đỡ từ thông tin sản phẩm chế biến đến kỹ thuật chế biến nếu muốn xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu nông sản ứng dụng cho vùng rau sạch vietgap túy loan, đà nẵng (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)