Tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (sacombank) (Trang 26 - 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động

Động lực là cái thúc đẩy, kích thích ngƣời lao động làm việc và cống hiến [12, tr.138].

Động lực lao động xuất phát từ động cơ lao động của con ngƣời. Hiện nay có nhiều học thuyết về động cơ thúc đẩy nhƣ: học thuyết về nhu cầu cấp bậc của Maslow, học thuyết về tăng cƣờng tích cực, học thuyết kỳ vọng, học thuyết công bằng, học thuyết hệ thống hai yếu tố, học thuyết đặt mục tiêu. Trong doanh nghiệp, động cơ thúc đẩy đóng vai trò quan trọng nên không thể áp dụng lý thuyết cố định nào, tuỳ theo tính chất công việc, đối tƣợng, môi trƣờng mà các doanh nghiệp vận dụng cho phù hợp.

Theo thuyết nhu cầu của Abraham Maslow, nhu cầu của con ngƣời đƣợc chia làm 5 bậc từ thấp đến cao. Đó là nhu cầu về vật chất, nhu cầu về an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu đƣợc kính trọng và nhu cầu đƣợc thể hiện bản thân. Theo Maslow, những nhu cầu ở mức thấp sẽ phải đƣợc thoả mãn trƣớc khi xuất hiện nhu cầu ở mức cao hơn. Trên cơ sở bậc thang nhu cầu của con ngƣời nói chung hình thành và phát triển thang nhu cầu của ngƣời lao động.

Hình 1.2. Tháp nhu cầu cấp bậc Maslow

Tự thể hiện (Self – actualization)

Nhu cầu tự trọng (Self – Esteem) Nhu cầu xã hội (Belonging and love)

Nhu cầu an toàn (Satefy)

Nhu cầu sinh lý (Physiological)

Con ngƣời cá nhân hay con ngƣời tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Đồng thời việc nhu cầu đƣợc thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con ngƣời. Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi đƣợc hành vi của con ngƣời. Thông qua việc nghiên cứu thuyết Maslow, nhà quản lý sẽ nắm đƣợc các nhu cầu của ngƣời lao động để có đƣợc sự điều chỉnh phù hợp trong chính sách nhân sự nhằm đáp ứng và nâng cao sự hài lòng của họ:

Bảng 1.1. Bậc thang nhu cầu của người lao động theo từng loại nhu cầu của lý thuyết Maslow

Loại nhu cầu Nhu cầu cho ngƣời lao động

Nhu cầu cơ bản

- Tiền lƣơng. Nếu tổ chức muốn đáp ứng nhu cầu này cho ngƣời lao động, họ có thể cung cấp cho nhân viên với mức lƣơng cho phép ngƣời lao động đủ khả năng sống thích hợp. - Điều kiện làm việc đảm bảo. Chẳng hạn nhƣ cơ hội để nghỉ ngơi, hoặc lập phòng tập thể dục cũng rất quan trọng cho ngƣời lao động để đáp ứng nhu cầu sinh lý của họ. Các công ty nên có các chƣơng trình thể dục thể chất cho ngƣời lao động để giúp họ giữ sức khỏe.

Nhu cầu an toàn

- Công việc an toàn: Doanh nghiệp có thể cung cấp cho nhân viên với các trang thiết bị an toàn nhƣ đội mũ bảo hiểm và kính an toàn khi làm việc, những kế hoạch đảm bảo cuộc sống và sức khoẻ, các kế hoạch bảo hiểm y tế,

và tai nạn.

- Công việc ổn định. Đảm bảo công việc không bị sa thải, thỏa thuận này tạo cho nhân viên một tâm lý an toàn, yên tâm.

Loại nhu cầu Nhu cầu cho ngƣời lao động

Nhu cầu xã hội

- Mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng. Các công ty có thể tổ chức cho nhân viên tham gia vào các sự kiện tập thể nhƣ bữa tiệc năm mới, ngày hội thể thao, câu lạc bộ thể thao của Công ty cũng cung cấp cơ hội tốt để đáp ứng nhu cầu xã hội. Những hoạt động này không chỉ giúp thúc đẩy thể dục thể chất và đáp ứng nhu cầu sinh lý nhƣ đã đề cậptrƣớc đó, mà nó cũng cung cấp cho nhân viên một cơ hội để tham gia các hoạt động tập thể và phát triển nhu cầu giao tiếp.

Nhu cầu đƣợc tôn trọng

- Đƣợc khen ngợi/ khen thƣởng Công ty có thể tổ chức các bữa tiệc trao giải thƣởng công nhận thành tích cho nhân viên, tặng thƣởng. Điều này giúp cải thiện, thúc đẩy lòng tự trọng của họ. Ngoài ra, có thể đăng trên bản tin nội bộ của công ty về những thành tích của nhân viên, và trao danh hiệu “nhân viên của tháng” là những hoạt động có thể đƣợc thực hiện để đáp ứng các nhu cầu tôn trọng. Nhu cầu tự

hoàn thiện

- Công việc sáng tạo, thử thách - Linh hoạt và tự chủ về công việc - Tham gia vào việc đƣa ra quyết định

Tóm lại, để kích thích ngƣời lao động làm cho họ hăng say làm việc, phát huy tính sáng tạo trong quá trình làm việc, đạt đƣợc hiệu quả sản xuất cao thì các nhà quản lý phải xác định đƣợc động cơ của ngƣời lao động, hay nói cách khác là phải xác định đƣợc nhu cầu của ngƣời lao động ở từng giai đoạn phát triển của họ mức độ nào, từ đó có thể đƣa ra những phƣơng án để thỏa mãn những nhu cầu đó một cách hợp lý. Qua đó tạo động lực cho ngƣời lao động một cách hợp lý nhất.

b. Tạo động lực cho người lao động

Tạo động lực cho ngƣời lao động đƣợc hiểu là tất cả các biện pháp của nhà quản trị áp dụng vào ngƣời lao động nhằm tạo ra động cơ cho ngƣời lao động; thiết lập nên những mục tiêu thiết thực vừa phù hợp với mục tiêu của ngƣời lao động vừa thoả mãn đƣợc mục đích của doanh nghiệp.

Nhà quản trị muốn nhân viên trong doanh nghiệp của mình nỗ lực hết sức vì doanh nghiệp thì họ phải sử dụng tất cả các biện pháp khuyến khích đối với ngƣời lao động đồng thời tạo mọi điều kiện cho ngƣời lao động hoàn thành công việc của họ một cách tốt nhất. Khuyến khích bằng vật chất lẫn tinh thần, tạo ra bầu không khí thi đua trong nhân viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

 Các công cụ kinh tế nhầm tạo động lực cơ bản:

+ Tiền lƣơng: Tiền lƣơng đƣợc hiểu là số tiền mà ngƣời sử dụng lao động trả cho ngƣời lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc pháp luật quy định hoặc đƣợc hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động [1, tr.274].

Tiền lƣơng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích vật chất với ngƣời lao động. Thông qua tiền lƣơng, những tác động tích cực của quá trình tái sản xuất sức lao động đƣợc thực hiện.

+ Tiền thƣởng: là khoản tiền ngoài lƣơng mà ngƣời sử dụng lao động tặng cho ngƣời lao động nhằm tuyên dƣơng những thành quả vƣợt bậc đã đạt đƣợc, khuyến khích và động viên ngƣời lao động nỗ lực hơn nữa [1, tr.275].

Phần thƣởng cho ngƣời lao động không những phù hợp với những đóng góp, cống hiến của ngƣời lao động mà còn phải đảm bảo công bằng giữa các cá nhân với nhau. Nếu không, sẽ không tạo ra đƣợc hiệu quả động viên, khuyến khích mà ngƣợc lại còn gây ảnh hƣởng xấu trong mối quan hệ giữa ngƣời lao động với nhau.

+ Phúc lợi: Phúc lợi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp ngƣời lao động đảm bảo đời sống ở mức tối thiểu, yên tâm làm việc, nâng cao khả năng lao động.

Phúc lợi bao gồm 2 phần chính: phúc lợi theo quy định của pháp luật (bao gồm Bảo hiểm xã hội, trả lƣơng trong thời gian không làm việc nhƣ các ngày nghỉ lễ, nghỉ hè hoặc nghỉ phép thƣờng niên), phúc lợi tự nguyện (bao gồm Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm nhân thọ chƣơng trình bồi dƣỡng sức khỏe, nghỉ mát hàng năm, thăm hỏi lúc đau ốm, gia đình có ma chay, cƣới hỏi).

 Các công cụ tâm lý - giáo dục:

Nâng cao động lực thúc đẩy ngƣời lao động bằng yếu tố tinh thần tức là dùng lợi ích tinh thần để nâng cao tính tích cực, khả năng làm việc của ngƣời lao động [2, tr.140].

+ Cơ hội thăng tiến, phát triển bản thân:

Ngoài những nhu cầu no đủ về vật chất, nhu cầu đƣợc tôn trọng luôn dành vị trí rất lớn trong mục tiêu sống của hầu hết mọi ngƣời, biểu hiện của nó chính là mong muốn, khát khao đƣợc thăng tiến trong sự nghiệp.

Thăng tiến là sự đạt đƣợc một vị trí cao hơn trong tập thể. Ngƣời đƣợc thăng tiến sẽ ở những vị trí lãnh đạo, đƣợc sự thừa nhận, kính nể của nhiều ngƣời [2, tr.142]. Con ngƣời luôn có mong muốn này, họ luôn nỗ lực lao động để tìm kiếm vị trí cao hơn trong sự nghiệp của mình.

Nắm bắt đƣợc nhu cầu này, nhà quản lý nên đặt ra những mốc vị trí để ngƣời lao động phấn đấu; đƣa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí để ngƣời lao động cố gắng đạt đƣợc và thƣờng xuyên đánh giá chính xác, công bằng những nhân viên xứng đáng với thành quả họ đã đóng góp. Lãnh đạo cần có những cái nhìn khách quan và bao quát, luôn thể hiện sự quan tâm, tin tƣởng, tín nhiệm của mình với ngƣời lao động. Khi ngƣời lao động nhận thấy rằng những nỗ lực của họ đƣợc nhìn nhận đúng mức, đƣợc đánh giá chính xác thì họ sẽ cố

gắng phấn đấu hơn nữa để đạt đến những mốc thăng tiến cao hơn.

+ Cơ hội đƣợc học tập, đào tạo: để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và có cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn thì ngƣời lao động phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ, nâng cao kiến thức kỹ năng của mình. Tạo cơ hội cho ngƣời lao động học tập không những thúc đẩy nỗ lực của họ mà còn đem lại kết quả cho chính đơn vị sử dụng lao động.

+ Môi trƣờng làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trƣờng lao động có tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con ngƣời, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng nhƣ về lâu dài [5, tr.49].

Môi trƣờng làm việc cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy nhân viên hăng hái làm việc. Ngƣời lao động sẽ có hứng thú làm việc hơn trong môi trƣờng có điều kiện làm việc thoải mái, giờ làm việc linh hoạt, đồng nghiệp vui vẻ, hợp tính, tuần lễ làm việc dồn lại ( nhân viên đƣợc phép làm việc khẩn trƣơng, làm thêm giờ để hoàn thành công tác trong một ít ngày thay vì phải làm việc cả tuần lễ, ngày giờ dôi ra nhân viên dùng để giài quyết việc riêng), chia sẻ công việc (2 nhân viên có thể chia sẻ công việc bán thời gian).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (sacombank) (Trang 26 - 32)