Bối cảnh cạnh tranh trong ngành Ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (sacombank) (Trang 68 - 71)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2.Bối cảnh cạnh tranh trong ngành Ngân hàng Việt Nam

Cạnh tranh là một hiện tƣợng gắn liền với kinh tế thị trƣờng, chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trƣờng. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh là môi trƣờng tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức. Vì vậy, các tổ chức đều cố gắng tìm cho mình một chiến lƣợc phù hợp để chiến thắng trong cạnh tranh.

Để đứng vững trong cuộc cạnh tranh này, có nhiều ý kiến cho rằng, một trong những yếu tố không thể thiếu đối với các Ngân hàng là phải tăng cƣờng công tác quản trị và nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhằm giữ chân khách hàng.

Đối với các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần:

Trả lời báo chí mới đây, bà Phạm Thị Trung Hà - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chia sẻ: “Trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, hoạt động kinh doanh tiền tệ có sự liên thông giữa thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Đặc điểm này cũng là một trong những yếu tố đòi hỏi các Ngân hàng phải tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng chất lƣợng và thời gian phục vụ. Những Ngân hàng Thƣơng mại có lợi thế về nền tảng công nghệ tổng thể, hiện đại theo yêu cầu phát triển những sản phẩm – dịch vụ cao sẽ có lợi thế trong cạnh tranh trên thị trƣờng hơn”.

Không chỉ MB, hầu hết các Ngân hàng thƣơng mại nhƣ Techcombank, VP Bank, PVcomBank, …đều có định hƣớng tăng cƣờng đầu tƣ cho công nghệ và xem đây nhƣ là yếu tố sống còn trong cuộc cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ để dành sự quan tâm của khách hàng. Đây cũng là một hƣớng đi phù hợp của các Ngân hàng nhằm góp phần giảm chi phí phát triển mạng lƣới, tăng các kênh bán hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong sử dụng sản phẩm - dịch vụ tài chính. Điều này thế hiện rất rõ ở những tiện ích dịch vụ đƣợc tích hợp dựa trên nền tảng viễn thông nhƣ môi trƣờng internet, điện thoại thông minh... đã phần nào phản ánh đƣợc nhu cầu, vị thế và vai trò của đầu tƣ công nghệ trong lĩnh vực Ngân hàng.

Hơn nữa, thủ tục vay hiện nay đã nhanh gọn hơn rất nhiều. các Ngân hàng thời gian qua đã cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà cho khách hàng vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng, ngƣời dân tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng nhƣng vẫn đảm bảo tính an toàn trong hoạt động cho vay. Việc đơn giản hóa thủ tục hồ sơ và tăng tốc độ đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng là ƣu tiên hàng đầu. Chính vì vây, các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các khách hàng.

Ngoài ra, điều quan trọng để thu hút đƣợc khách hàng sử dụng các dịch vụ Ngân hàng hiện nay là yếu tố thƣơng hiệu và tính an toàn, gia tăng đƣợc tiện ích, dịch vụ khác biệt và đảm bảo đem lại quyền lợi tốt nhất cho khách hàng sử dụng. Gần đây, hàng loạt các Ngân hàng đã có những dấu hiệu sai phạm khiến cho khách hàng, cũng nhƣ ngƣời dân lo lắng khi đến giao dịch cho nên đó cũng chính là điểm bất cập làm giảm đi tính cạnh tranh của các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần.

Đối với các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc:

Có nguồn vốn giá rẻ, các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc đang chiếm ƣu thế trong việc thu hút khách hàng. Đó là lý do khiến khối NHTM Nhà nƣớc luôn có mặt bằng lãi suất cho vay thấp hơn các NHTM cổ phần vì họ có nguồn vốn giá rẻ từ các khách hàng lớn (mà NHTM Nhà nƣớc có đƣợc nhờ uy tín của Nhà nƣớc), đó là: Tiền gửi thanh toán của các tập đoàn DN; tiền gửi của các tổ chức bảo hiểm và Kho bạc Nhà nƣớc; giải ngân vốn ODA. Lấy ví dụ việc thu hút vốn ODA và hoạt động giải ngân qua NH phục vụ: Căn cứ vào quy định trong hiệp định vay, thỏa thuận tài trợ và các quy định của các cơ quan quản lý trong nƣớc, việc rút vốn, thanh toán bằng nguồn vốn ODA đƣợc thực hiện qua NH phục vụ theo một hoặc một số hình thức: Thanh toán trực tiếp/hoặc chuyển tiền: Thanh toán theo phƣơng thức hoàn trả; thanh toán theo phƣơng thức tín dụng/nhờ thu; thanh toán qua tài khoản tạm ứng/tài khoản đặc biệt. Hoạt động giải ngân vốn ODA các NH đƣợc chỉ định phục vụ thu đƣợc một số lợi ích trong kinh doanh ngoại tệ, hoạt động tín dụng và thanh toán, đặc biệt là trong huy động vốn vì thông qua việc rút vốn ODA Ngân hàng phục vụ đã thu hút đƣợc lƣợng tiền ngoại tệ (vốn ODA) và nội tệ (các nhà thầu) khá lớn duy trì trên các tài khoản mở tại NH phục vụ với chi phí rất thấp.

Bên cạnh đó, các NHTM Nhà nƣớc luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ từ NHNN. Gần đây, NHNN tuyên bố sẽ đáp ứng nhu cầu vay vốn thiếu hụt thanh khoản tạm thời của các NHTM Nhà nƣớc với lãi suất thích hợp và thời gian phù hợp (chắc chắn lãi suất thấp hơn khá nhiều so mặt bằng lãi suất huy động thị trƣờng và thời gian dài hơn cho vay tái cấp vốn và chiết khấu với các NHTM cổ phần).

Các NHTM NN cũng chủ định hƣớng khai thác tối đa kênh hỗ trợ của NHNN. Một ƣu thế khác của các NHTM Nhà nƣớc nữa là họ có thể thực hiện

khá hiệu quả việc huy động vốn nƣớc ngoài thông qua các kênh vay thƣơng mại, LC, reifinancing... BIDV đã dự kiến phát hành 300-500 triệu USD trái phiếu trên thị trƣờng vốn quốc tế để bổ sung nguồn vốn trung - dài hạn.

Điều đáng chú ý ở đây là thay vì công bố mức lãi suất huy động cao, NHTM Nhà nƣớc thƣờng lẩn bằng hình thức khuyến mãi. Cộng thêm giá trị khuyến mãi thì thực tế lãi suất huy động của các NHTM Nhà nƣớc có phần còn cao hơn NHTM cổ phần. Với những chiêu thế này thì NHTM Nhà nƣớc cũng không kém cạnh gì các NHTM cổ phần trong cạnh tranh hút tiền gửi dân cƣ. Có lẽ rất khôn ngoan khi một NHTM Nhà nƣớc định hƣớng: Không đẩy lãi suất cao mà vẫn huy động đƣợc vốn, bảo đảm thanh khoản và vẫn giữ vai trò “chủ nợ lớn” trên thị trƣờng liên Ngân hàng. Hút khách hàng của NHTM cổ phần.

Tuy nhiên, cho đến nay doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) vẫn là khách hàng chính của các NHTM Nhà nƣớc, nhƣng cùng với tiến trình cổ phần hóa và những biểu hiện yếu kém, hạn chế của loại hình DN này trong kinh tế thị trƣờng, các NHTM NN đã đẩy mạnh cơ cấu lại nền khách hàng theo hƣớng điều chỉnh nâng tỉ trọng khách hàng là DN nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân. Đối với DNNN chú trọng các DN đƣợc xếp hạng tín dụng từ A trở lên. Một khi mặt bằng lãi suất cho vay không chênh lệch lắm thì khách hàng khu vực tƣ nhân thƣờng vay vốn NHTMCP, vì thủ tục đơn giản và đƣợc chăm sóc tốt hơn đó cũng chính là bất lợi của các NHTM Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (sacombank) (Trang 68 - 71)