6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1 Hoàn thiện nội dung tạo lập môi trƣờng hỗ trợ phát triển
a. Khuyến khích người lao động học tập và chia sẻ kiến thức
Xây dựng cơ chế khuyến khích ngƣời lao động học tập và chia sẻ kiến thức tại công ty, muốn vậy cần xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mà mọi ngƣời quan tâm đến nhau, làm việc trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Một khi
đƣợc tôn trọng, đƣợc quan tâm, ngƣời lao động sẽ có động lực trong rèn luyện, học tập và phát huy tối đa khả năng của mình. Quan tâm đến việc xây dựng một bầu không khí làm việc mang tính khích lệ cho nhân viên, trong đó các nhân viên đƣợc hỗ trợ tối đa để thực hiện tốt công việc đƣợc giao.
Tổ chức các buổi nói chuyện hay các khóa học về văn hóa doanh nghiệp, phát động các cuộc thi tìm hiểu, xây dựng cơ sở dữ liệu văn hóa doanh nghiệp để nhân viên tự tìm hiểu, Công ty làm cơ sở đánh giá và khen thƣởng cho cá nhân và tập thể.
Nhà quản lý phải là tấm gƣơng sáng về tinh thần học hỏi, cầu thị, phong cách quản lý khuyến khích học tập và phát triển của cấp trên sẽ tác động mạnh nhất tới văn hóa này.
Cải thiện mối quan hệ của lãnh đạo với nhân viên cấp dƣới, thƣờng xuyên chia sẻ với nhân viên, thu hẹp khoảng cách, tạo không khí vui vẻ, cởi mở, dễ nắm bắt hơn tâm tƣ nguyện vọng của nhân viên. Trao đổi hai chiều thân thật và thƣờng xuyên giữa ngƣời lao động và nhà quản lý, trong những vấn đề liên quan đến nơi làm việc. Hay trƣớc khi có những thay đổi nào đó trong Công ty, các nhà quản lý nên lấy ý kiến đóng góp của từng nhân viên vì họ chính là kho ý tƣởng khổng lồ và sẽ có rất nhiều sáng tạo trong suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề. Các nhà quản lý cần phải thƣờng xuyên cung cấp thông tin cho nhân viên về các kế hoạch mới của Công ty, về những thay đổi trong yêu cầu về công việc để nhân viên có những điều chỉnh và thay đổi phù hợp với tình hình mới. Từ đó, nhân viên sẽ dễ dàng tiếp thu những thông điệp mà nhà quản lý mang đến.
Xây dựng tinh thần đoàn kết, hợp tác gắn kết mọi ngƣời với Công ty. Tổ chức các cuộc thi về thể thao, văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử phát triển của Công ty. Thông qua các hoạt động này, môi trƣờng văn hóa đƣợc hình thành, tình cảm giữa các nhân viên trở nên gắn bó hơn.
Có chế độ thƣởng phạt hợp lý, cơ chế quản lý dân chủ khiến những ngƣời cống hiến cho sự phát triển của Công ty đều đƣợc tôn trọng và đƣợc hƣởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra.
b. Xây dựng cơ chế khuyến khích người lao động sáng tạo trong công
việc.
Bố trí công việc phù hợp với khả năng, nguyện vọng, điều này sẽ giúp ngƣời lao động phát huy năng lực, sở trƣờng và tăng sự hài lòng trong nghề, kích thích họ làm việc hăng say hơn từ đó đƣa ra nhiều sáng kiến để thực hiện công việc một cách tốt hơn.
Công ty cần phải thực hiện chính sách luân chuyển các công việc có liên quan cho ngƣời lao động để tránh nhàm chán trong công việc và tăng cƣờng hiểu biết cho ngƣời lao động.
Bên cạnh đó Công ty cũng cần làm phiếu khảo sát ngƣời lao động vào mỗi năm để làm căn cứ cho việc đào tạo và bố trí lại công việc cho phù hợp với năng lực và khả năng của ngƣời lao động.
Phát huy hội đồng sáng kiến có sự tƣ vấn của chuyên gia, có nhƣ vậy các sáng kiến của cá nhân hay tập thể sẽ đƣợc xem xét kỹ lƣỡng và công bằng. Công ty nên hình thành nhóm nghiên cứu và phát triển có sự tham gia của nhiều nhân viên có trình độ, tay nghề đến từ các bộ phận, phòng ban khác nhau. Nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển quy trình sản xuất, sản phẩm mới cũng nhƣ tham gia vào quá trình đánh giá, thử nghiệm sáng kiến. Các sáng kiến của ngƣời lao động phải đƣợc xem xét một cách kỹ lƣỡng và khoa học.
Muốn đƣợc nhƣ vậy cần phải xây dựng đƣợc quy trình xem xét sáng kiến một cách khoa học và hợp lý.
Đồng ý Không đồng ý
Hình 3.1. Quy trình phê duyệt sáng kiến
Nhƣ vậy các sáng kiến muốn đƣợc công nhận phải đƣợc hội đồng thẩm duyệt qua hai bƣớc, bƣớc đầu tiên là hồ sơ tham gia sáng kiến bao gồm các chứng từ, các tài liệu để chứng minh sáng kiến thực sự hữu ích và cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bƣớc hai là thực nghiệm bằng thực tế, sáng kiến sẽ đƣợc thử nghiệm nhiều lần, để xem xét tính khả thi cũng nhƣ đo lƣờng các thông số kỹ thuật giữa hồ sơ và thực nghiệm. Một sáng kiến chỉ đƣợc công nhận sau khi hội đồng thẩm định đồng ý, chấp thuận cả hai bƣớc là Hồ sơ sáng kiến và thử nghiệm thực tế.
Bên cạnh việc hoàn thiện hơn quy trình phê duyệt sáng kiến, Công ty cũng cần có các chính sách khen thƣởng cho những cá nhân, tập thể có các sáng kiến, phƣơng pháp mới có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trƣờng hợp các kiến nghị không đƣợc chấp thuận, các cấp quản lý phải có cách giải thích khéo léo để không làm giảm lòng nhiệt tình của các thành viên trong tổ chức. Xây dựng mức khen thƣởng cho phù hợp, bên cạnh bằng khen và các phần thƣởng về vật chất ngƣời lao động cũng cần đƣợc tán dƣơng trƣớc mọi ngƣời.
Sáng kiến Hồ sơ sáng kiến Thẩm duyệt hồ sơ Thử nghiệm thực tế Công nhận sáng kiến
Xây dựng tinh thần làm việc nhóm trong đó mọi ngƣời làm việc hợp tác, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. hỗ trợ nhau nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của cá nhân. Công ty có thể tổ chức phân công công việc, đánh giá kết quả thực hiện công việc không chỉ theo từng cá nhân mà còn theo nhóm.
3.2.2. Nâng cao năng lực ngƣời lao động
a. Nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
Để việc nâng cao kiến thức cho ngƣời lao động có đƣợc hiệu quả cao thì việc làm cần thiết là phải xác định đƣợc nhu cầu đào tạo cho chính xác, tức là phải xác định đƣợc đối tƣợng đào tạo phù hợp với các mức độ kiến thức cần thiết.
Muốn nhƣ vậy Công ty cần phải hoàn thiện hơn bản mô tả công việc, vì việc phân tích công việc hiện nay của công ty còn rất sơ xài, chƣa đƣa ra đƣợc bản tiêu chuẩn công việc cho từng vị trí cụ thể. Việc phân tích công việc phải đƣợc thực hiện một cách đồng bộ có sự tham gia của các phòng ban và các chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Thông qua bảng mô tả công việc, chúng ta xác định đƣợc những công việc cần phải có trong doanh nghiệp, những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần phải có của cá nhân để đảm nhiệm công việc. Đó là các cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn năng lực cho từng vị trí, từng bộ phận trong công ty, làm cơ sở để chọn lọc và phát triển những cá nhân phù hợp.
BẢNG TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC BỘ PHẬN/ VỊ TRÍ Trình độ chuyên môn: - Nội dung - Yêu cầu Kỹ năng: - Nội dung - Yêu cầu Phẩm chất: - Nội dung - Yêu cầu Một số yêu cầu khác….
Căn cứ vào bảng mô tả công việc cùng bản tiêu chuẩn công việc xác định đƣợc đối tƣợng cũng nhƣ nội dung các kiến thức cần có của ngƣời lao động của Sacombannk trong tƣơng lai đƣợc trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.1. Các kiến thức của người lao động cần có trong thời gian tới
Bộ phận Kiến thức về tổ chức Kiến thức về Hội nhập KTQT Kiến thức về Luật DN và Luật KDQT Kiến thức về chuyên môn Ban Giám đốc x x x x Trƣởng, phó ban x x x x Nhân sự hành chính x x - x Tài chính - Kế toán x x x x Quản lý chất lƣợng x x x x Kỹ thuật viên x - - x Lao động trực tiếp x x x x
Sau khi xác định đƣợc đối tƣợng cũng nhƣ các kiến thức cần có cho mỗi bộ phận, Công ty cũng cần xây dựng đƣợc các phƣơng pháp nhằm nâng cao kiến thức của ngƣời lao động, Các phƣơng pháp nhầm nâng cao kiến thức của ngƣời lao động tại Công ty trong thời gian tới đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.2. Nâng cao kiến thức của người lao động tại Sacombank trong thời gian tới
STT Kỹ năng Nâng cao kiến thức
1 Kiến thức về tổ
chức
- Tổ chức các lớp học định kỳ do chính ngƣời có kinh nghiệm của Công ty giảng dạy.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trƣờng hoạt động của Công ty để ngƣời lao động tự tìm tòi học hỏi về Lịch sử hình thành cũng nhƣ các quy định hiện hành của Công ty.
STT Kỹ năng Nâng cao kiến thức
2 Kiến thức về Hội
nhập KTQT
Liên kết với các trung tâm đào tạo để thực hiện giảng dạy tại Công ty.
- Khuyến khích ngƣời lao động tự tìm hiểu tác động
của hội nhập kinh tế đối với Doanh nghiệp
- Cử đi học, tham gia các khóa bồi dƣỡng “kiến thức
Hội nhập Kinh tế quốc tế” - Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập WTO tổ chức.
- Tham gia các hoạt động “hội nhập phát triển kinh tế
quốc tế” do Bộ Công Thƣơng tổ chức.
3 Kiến thức về Luật
DN và Luật KDQT
-Tham gia các khóa học ngắn hạn về luật Doanh
nghiệp ở các trung tâm có uy tín.
- Khuyến khích tự tìm tòi học hỏi về luật Doanh nghiệp và luật kinh doanh quốc tế.
- Thuê và làm việc với các Cố vấn giỏi về Luật Doanh nghiệp và Luật Kinh Doanh Quốc Tế, từ đó học hỏi thêm các kiến thức và kinh nghiệm.
4 Kiến thức về chuyên
môn
- Liên kết với các trung tâm đào tạo để thực hiện giảng dạy tại Công ty.
- Khuyến khích ngƣời lao động tìm hiểu, học hỏi về
các kiến thức chuyên môn theo vị trí việc làm. - Luân chuyển công việc cho ngƣời lao động để giúp
ngƣời lao động có đƣợc sự hiểu biết rộng và sâu hơn.
- Cử đi học ở các trƣờng có uy tín để nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
- Cử đi chuyên tu ở nƣớc ngoài nhầm bồi dƣỡng về các kiến thức nâng cao về Tài chính, Quản lý.
Công ty không những phát triển theo chiều rộng mà phải quan tâm chú trọng hơn tới chiều sâu bằng các khóa đào tạo chuyên sâu về chuyên môn cho từng bộ phận cụ thể.
Nhìn chung, việc nâng cao kiến thức chuyên môn cho ngƣời lao động trong những năm tới là một thách thức không nhỏ đối với công ty. Không chỉ phát triển nguồn nhân lực ở bộ phận văn phòng, cán bộ quản lý mà còn phải quan tâm hơn nữa đến đội ngũ nhân viên lao động khác. Đây là bộ phận có số lƣợng ngƣời lao động có trình độ dân trí thấp. Vì vậy, cần nâng cao kiến thức cũng nhƣ kỹ năng chuyên môn của họ, có nhƣ vậy mới mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
b. Nâng cao kỹ năng
Qua đánh giá thực trạng ở chƣơng II và kế hoạch nguồn nhân lực của Công ty trong thời gian tới thì việc nâng cao kỹ năng của ngƣời lao động là việc làm hết sức cần thiết bởi vì các kỹ năng của ngƣời lao động ở công ty không đồng đều.
Để công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng đƣợc tốt, Công ty cần phải xác định đƣợc đối tƣợng cần đào tạo cũng nhƣ các cấp độ kỹ năng cho phù hợp, thông qua bảng mô tả và bảng tiêu chuẩn công việc. Sau đây là kỹ năng cần có của ngƣời lao động trong thời gian tới:
Bảng 3.3. Các kỹ năng cần có của người lao động trong thời gian tới
Bộ phận Kỹ năng ngoại ngữ Kỹ năng hoạch định Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng giao tiếp Ban Giám đốc x x x x x Trƣởng, phó ban x x x x x
Bộ phận Kỹ năng ngoại ngữ Kỹ năng hoạch định Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng giao tiếp Nhân sự hành chính x x x x x Tài chính - Kế toán x x x x x Quản lý chất lƣợng x x x x x Kỹ thuật viên x - x x x Lao động trực tiếp x - x x x
Trong xu hƣớng kinh doanh và hội nhập phát triển nhƣ hiện nay thì việc phát triển các kỹ năng càng trở nên có ý nghĩa quan trọng. Các kỹ năng không chỉ đƣợc chú trọng nâng cao với thành phần ban giám đốc hay khối lao động gián tiếp mà còn đƣợc tập trung phát triển cả thành phần lao động trực tiếp. Việc nâng cao kỹ năng của ngƣời lao động ở các mức độ khác nhau sẽ có những phƣơng pháp khác nhau. Sau đây là các phƣơng pháp nâng cao kỹ năng của ngƣời lao động tại Sacombank trong tƣơng lai:
STT Kỹ năng Nâng cao kiến thức
1 Kỹ năng ngoại ngữ
Đối với các nhân viên nguồn có khả năng phát triển trong tƣơng lai, thực hiện luân chuyển công việc giúp ngƣời lao động có đƣợc sự hiểu biết rộng và sâu hơn về tất cả công việc, cách thức hoạt động của các bộ phận khác nhau tại công ty và thao tác công việc thuần thục hơn. - Kèm cặp, hƣớng dẫn thêm trong quá trình
STT Kỹ năng Nâng cao kiến thức
thực hiện công việc.
- Tham gia các khóa bồi dƣỡng, tọa đàm về các kiến thức chuyên môn.
- Tổ chức các nhóm chuyên môn hóa để tăng cƣờng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên trong nhóm.
- Thuê các chuyên gia giỏi về từng lĩnh vực chuyên môn nhằm hƣớng dẫn, tƣ vấn các nghiệp vụ cần thiết và quan trọng.
- Cử đi học các lớp ngoại ngữ nâng cao theo chƣơng trình học quốc tế do ngƣời bản ngữ giảng dạy.
2 Kỹ năng hoạch định
- Tổ chức các buổi đào tạo định kỳ do chính ngƣời có kinh nghiệm của Ngân hàng giảng dạy, 2 buổi/tháng.
- Tổ chức các buổi kiểm tra thực hành tổng kết sau mỗi đợt đào tạo. Kết quả sẽ đƣợc tính vào quá trình thi đua và xét thƣởng cuối năm của mỗi nhân viên.
- Kèm cặp, hƣớng dẫn thêm cho ngƣời lao động trong quá trình làm việc.
- Khuyến khích các nhân viên, các nhà quản trị cấp trung lập kế hoạch công việc và chƣơng trình hành động cụ thể.
- Hoàn thiện thông qua quá trình làm việc thực tế.
- Tổ chức các nhóm chuyên môn hóa để tăng cƣờng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên trong nhóm
STT Kỹ năng Nâng cao kiến thức
nhóm cách nhận diện các xu hƣớng biến động trong ngành và xây dựng chiến lƣợc hƣớng đến mục tiêu chung, kỹ năng làm việc nhóm trong quá trình thực hiện công việc.
- Tổ chức, hình thành các nhóm chuyên môn hóa để tăng cƣờng sự phối hợp cho các thành viên trong nhóm, xây dựng nhóm vững mạnh dựa trên phát huy tất cả các điểm mạnh của các thành viên trong nhóm.
- Hƣớng dẫn kỹ năng thực tế cần thiết cho ngƣời lao động trong quá trình thực hiện công việc.
4 Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Tổ chức các buổi đào tạo định kỳ do chính ngƣời có kinh nghiệm của Ngân hàng giảng dạy, 2 buổi/tháng.
- Tổ chức các buổi kiểm tra thực hành tổng kết sau mỗi đợt đào tạo. Kết quả sẽ đƣợc tính vào quá trình thi đua và xét thƣởng cuối năm của mỗi nhân viên.
- Kèm cặp, chỉ dẫn thêm cho ngƣời lao động về các tình huống giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình làm việc.
- Đƣa ra những tình huống ra quyết định cụ thể, từ đó yêu cầu các nhà quản trị nghiên cứu tình huống để nhận diện, phân tích vấn đề, đề xuất các giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ƣu.