Dự báo tác động của CMCN 4.0 đến ngành Ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (sacombank) (Trang 64 - 68)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1.Dự báo tác động của CMCN 4.0 đến ngành Ngân hàng

Mô hình quản trị ở các Ngân hàng trở nên hoàn thiện nhờ sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) trong cuộc CMCN 4.0. AI đang là trọng tâm phát triển của rất nhiều công ty công nghệ lớn trên thế giới và dần trở nên hoàn thiện, trong đó thậm chí về một số mặt nào đó có thể thông minh và chính xác hơn con ngƣời. Các Ngân hàng có thể ứng dụng AI trong việc quản lý danh mục rủi ro, quản lý khách hàng và quản lý cơ sở dữ liệu. Với khả năng tự học hỏi và thích nghi, tiềm năng của AI là không giới hạn trong các ứng dụng.

Mô hình Ngân hàng số hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ thông qua các thiết bị số kết nối với các phần mềm máy tính qua môi trƣờng mạng Internet trên thực tế đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn bộ cấu trúc hệ thống của Ngân hàng và cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại của hệ thống Ngân hàng. Những sản phẩm dịch vụ tài chính mới nhƣ M-POS, internet banking, mobile banking, công nghệ thẻ chip, ví điện tử… ngày càng phát triển mạnh tạo thuận lợi cho ngƣời dân trong việc sử dụng dịch vụ Ngân hàng hiện đại và tiết kiệm chi phí giao dịch.

CMCN 4.0 sẽ tiếp tục làm thay đổi hoàn toàn kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng truyền thống. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, sự xuất hiện của điện thoại thông minh đã thay đổi hoàn toàn cách con ngƣời

giao tiếp và tƣơng tác, kéo theo sự thay đổi trong kênh phân phối, mạng lƣới bán hàng và cách thiết kế sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng. Kênh bán hàng qua internet, mobilebanking, tablet banking, mạng xã hội, phát triển Ngân hàng số và giao dịch không giấy tờ sẽ là xu thế phát triển mạnh.

Mạng máy tính đã kết nối các thị trƣờng tài chính trên toàn cầu thành một thị trƣờng thống nhất và hoạt động liên tục, khắc phục đƣợc trở ngại về không gian và thời gian, tiết giảm chi phí, tạo điều kiện cho các giao dịch Ngân hàng quốc tế đƣợc tiến hành thuận lợi, nhanh chóng. Với hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển, công việc chăm sóc khách hàng tại các Ngân hàng theo phƣơng thức từ xa qua video-call trở nên dễ dàng, thuận tiện. Trong tƣơng lai không xa, công nghệ thực tế ảo và hình ảnh ba chiều sẽ có thể thay thế hoàn toàn cách giao tiếp của con ngƣời.

Khoa học phân tích và quản lý dữ liệu trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng có nhiều thuận lợi, nhờ việc xây dựng đƣợc những trung tâm dữ liệu lớn. Việc thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn sẽ tạo ra những tri thức mới, hỗ trợ việc đƣa ra quyết định phù hợp và nhanh hơn, giảm đƣợc chi phí và tạo lợi thế cạnh tranh.

Suy cho cùng nhân lực là tác nhân chính tạo ra vốn và đề xuất những ý tƣởng mới, đồng thời cũng đảm nhận vai trò lựa chọn và ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Để xây dựng đƣợc một đội ngũ nhân lực nhiệt tình, tận tâm và làm việc có hiệu quả trong giai đoạn CMCN 4.0 thì đòi hỏi Ngân hàng phải có chính sách và giải pháp thích hợp. Yêu cầu mà đội ngũ nhân lực cần đáp ứng, đó là:

Có tri thức chuyên sâu ở lĩnh vực chuyên trách và có kiến thức rộng về các lĩnh vực khác của kinh tế học trên mặt bằng tri thức hiện tại. Đây là yêu cầu đầu tiên đối với tất cả nhân lực, đặc biệt là "đội ngũ chủ chốt" của ngành Ngân hàng.

Có khả năng làm việc với công nghệ hiện đại, có khả năng hoạt động sáng tạo và phát triển trình độ chuyên môn, kỹ năng trong lao động, thao tác thành thạo nghiệp vụ theo chuyên ngành đã đƣợc đào tạo. Trong hệ thống Ngân hàng và thị trƣờng tài chính, công nghệ thông tin viễn thông đƣợc áp dụng đặc biệt rộng rãi ở mọi cấp với mức độ khác nhau. Sự liên thông của hệ thống không còn tính theo ngày tháng mà theo từng giây, phút và độ nhạy cảm của hệ thống có mức độ cao hơn rất nhiều so với thời kỳ Ngân hàng ghi sổ. Điều đó đặt ra yêu cầu rất cao đối với ngƣời tác nghiệp, phải có khả năng tự quyết định độc lập cùng với sự hợp tác và hiểu biết rộng trong môi trƣờng áp lực cao, có trình độ đủ về nghiệp vụ, ngoại ngữ và kỹ năng tổ chức làm việc chủ động thì mới làm chủ đƣợc công nghệ, phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn.

Có khả năng thích ứng và tính linh hoạt cao. Yêu cầu này đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn cao, để có khả năng thích ứng tốt với những công việc phức tạp và luôn thay đổi trong thời đại kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, từ việc sáng tạo đến sử dụng và chuyển giao những kiến thức khoa học và công nghệ đều diễn ra với tốc độ cao và qui mô lớn, nên nội dung tri thức nghề nghiệp của lao động thƣờng bị lạc hậu rất nhanh. Mặt khác, nền kinh tế tri thức hiện đang vận động trong xu thế toàn cầu hóa, ở đó dòng lao động đƣợc di chuyển tự do từ nơi ít sang nơi có điều kiện sống và lao động thuận lợi hơn. Điều này cũng có ý nghĩa là qui mô của lao động tổng thể đƣợc sử dụng ngày càng mở rộng và khả năng tự điều chỉnh của nguồn nhân lực ngày càng trở thành một yếu tố hàng đầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đối với nguồn nhân lực. Nó xác định khả năng tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, khi muốn trở thành một bộ phận của thị trƣờng lao động, và nếu không có đƣợc tính năng này thì mỗi cá thể tự loại mình ra khỏi sự biến động thƣờng xuyên về cung và cầu lao động của xã hội. Vì vậy,

yêu cầu đặt ra đối với chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực là phải không ngừng phát triển bản lĩnh nghề nghiệp cho ngƣời lao động, phát triển khả năng thích ứng và linh hoạt của nguồn nhân lực.

Có khả năng sáng tạo tri thức mới. Các hoạt động trong đa số nghiệp vụ Ngân hàng và thị trƣờng tài chính hiện đại là hoạt động có tính trí tuệ cao, sử dụng nhiều hàm lƣợng chất xám. Trong nền kinh tế thị trƣờng phát triển hiện nay các Ngân hàng không chỉ dựa vào nghiệp vụ tín dụng truyền thống, những công cụ thủ công để cạnh tranh mà họ thƣờng sử dụng và phát triển ra các dịch vụ mới, sản phẩm mới, tìm ra "ngách" thị trƣờng để đầu tƣ kinh doanh. Một mạng lƣới rộng về địa bàn không còn là thế mạnh của hoạt động Ngân hàng điện tử mà thay vào đó là khả năng làm việc sáng tạo và chủ động của các nhân viên Ngân hàng. Trƣớc đây ngƣời ta chọn những công nghệ đã chín muồi, đã đƣợc thử nghiệm, còn bây giờ phải tìm công nghệ mới nảy sinh; Việt Nam muốn đi tắt đón đầu thì phải có sự sáng tạo trong việc tìm ra cái mới cho chúng ta. Sự thành công của Singapore, từ một thành phố biển nghèo nàn thành một trung tâm tài chính của khu vực là một ví dụ cho điều đó.

Yêu cầu về khả năng sáng tạo là yêu cầu cao nhất đối với nguồn nhân lực. Với yêu cầu này không phải bất cứ nhân lực nào cũng có và đáp ứng đƣợc, mà chỉ dành riêng cho nhóm nhân lực chủ chốt của tổ chức. Đó là những ngƣời có nhân cách trí tuệ phát triển, giàu tính sáng tạo, có tƣ duy độc đáo, khả năng dự báo và suy diễn tốt, giải quyết công việc nhanh, chính xác mang lại hiệu quả cao.

Tính sáng tạo của nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ hiện có, môi trƣờng làm việc, điều kiện vật chất và tài chính, sự quan tâm đến công việc, ý thức trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, ham muốn tự khẳng định mình và môi trƣờng kinh tế - xã hội…

Cùng với những yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, nguồn nhân lực của Ngân hàng Việt Nam cần kết hợp sức mạnh của văn hóa Việt Nam với tri thức và văn hóa hiện đại thành sức mạnh tổng hợp của con ngƣời Việt Nam, đi thẳng vào nền kinh tế tri thức, thực hiện đi tắt, đón đầu xây dựng sự nghiệp CNH, HĐH thành công trong lĩnh vực Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (sacombank) (Trang 64 - 68)