NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (sacombank) (Trang 32 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.3.1. Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài

- Tình hình kinh tế:

Chu kỳ kinh tế và chu kỳ sản xuất kinh doanh ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Trong giai đoạn suy thoái hoặc kinh tế bất ổn có chiều hƣớng đi xuống, tổ chức một mặt vẫn phải duy trì lực lƣợng lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động bằng cách cho nhân viên nghỉ tạm, cho nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi... Ngƣợc lại, khi kinh tế phát triển và có chiều hƣớng ổn định, tổ chức lại có nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng sản xuất, tăng cƣờng đào tạo huấn luyện nhân viên. Việc mở rộng sản

xuất này đòi hỏi tổ chức phải tuyển thêm ngƣời có trình độ, tăng lƣơng, tăng phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc để thu hút lao động.

- Yếu tố dân số, lực lƣợng lao động:

Yếu tố dân số hiện nay đƣợc coi là một trong những nhân tố ảnh hƣởng không nhỏ đến phát triển nguồn nhân lực của tổ chức. Khi có sự gia tăng về dân số sẽ dẫn đến lực lƣợng lao động hàng năm cần việc làm ngày càng đông, nhu cầu về vật chất và các loại dịch vụ tăng lên. Điều này sẽ dẫn đến sự cạn kiệt về tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng làm cho sự cạnh tranh giữa các vùng, các quốc gia, các công ty, các tổ chức và thậm chí các cá nhân với nhau ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Vì vậy, khi dân số tăng lên sẽ ảnh hƣởng lớn đến phát triển nguồn nhân lực nhƣ: đào tạo - phát triển, bố trí lao động, cùng với đó là sự cạnh tranh giữa các tổ chức để thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao do có một số lƣợng không nhỏ lao động không đáp ứng đƣợc yêu cầu của tổ chức bị thải loại khỏi tổ chức.

- Yếu tố chính sách của Nhà nƣớc:

Trong nền kinh tế thị trƣờng với sự điều tiết quản lý của Nhà nƣớc, sự quản lý ấy đƣợc thể hiện bằng nhiều biện pháp: kinh tế - kỹ thuật - hành chính - xã hội... cụ thể hoá bằng nhiều chính sách nhằm ổn định sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hƣớng dẫn tiêu dùng tiết kiệm ngoại tệ nhƣ: chính sách đầu tƣ vốn, chính sách giá, chính sách về thuế, tài chính, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nƣớc đối với một số doanh nghiệp.

Sự ảnh hƣởng của luật pháp đến quản trị nguồn nhân lực ở đây chính là việc vận dụng các quy định của các ngành luật vào các hoạt động của tổ chức nhƣ: lập kế hoạch về nguồn nhân lực, tuyển dụng lao động, điều kiện làm việc trong tổ chức.

hành có tạo cơ hội phát triển hay gây nguy cơ, khó khăn cho tổ chức của mình.

- Yếu tố văn hoá, xã hội:

Văn hoá, xã hội của một nƣớc ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Trong một nền văn hoá xã hội có quá nhiều đẳng cấp, nấc thang giá trị xã hội không theo kịp đà phát triển của thời đại, nó có thể gây kìm hãm việc cung cấp nhân tài cho tổ chức.

- Yếu tố sự phát triển của khoa học kỹ thuật:

Sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh của khoa học kỹ thuật có ảnh hƣởng không nhỏ đến yêu cầu phát triển nguồn nhân lực. Sự thay đổi của khoa học kỹ thuật đã đặt ra yêu cầu cho các tổ chức trong việc phát triển nguồn nhân lực của mình theo kịp với đà phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật. Khi kỹ thuật công nghệ thay đổi, có một số công việc hoặc một số kỹ năng không cần thiết nữa. Do đó, tổ chức cần phải đào tạo lại lực lƣợng lao động hiện tại của mình và phải lập kế hoạch đào tạo mới thêm lực lƣợng lao động cho phù hợp với công việc. Sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ cũng đồng nghĩa với sự kiện là chỉ cần ít ngƣời hơn mà vẫn sản xuất ra số lƣợng sản phẩm tƣơng tự, nhƣng có chất lƣợng cao hơn. Điều này có nghĩa là nhà quản lý phải sắp xếp lại lực lƣợng lao động dƣ thừa của tổ chức.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (sacombank) (Trang 32 - 34)