Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 45 - 47)

5. Bố cục đề tài

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 59/NH-QĐ ngày 01/07/1988 của Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam (nay là Thống đốc NHNNVN). Đến ngày 14/11/1990, theo Quyết định số 400/CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trƣởng (nay là thủ tƣớng Chính phủ) đổi tên là Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam. Theo quyết định số 280/QĐ- NHNN ngày 15/10/1996 của Thống đốc NHNN Việt Nam, đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (viết tắt là NHNo&PTNT Việt Nam hoặc Agribank).

Đƣợc thành lập ngày 01/01/1988 với tên gọi là Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam. Năm 1991, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc thành lập thêm Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đóng tại thành phố Đà Nẵng làm nhiệm vụ quản lý và điều hành vốn cho 11 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đến tháng 10/1992, Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank Việt Nam có quyết định sáp nhập Chi nhánh Agribank tỉnh Quảng Nam vào Sở Giao dịch III Agribank Việt Nam tại Đà Nẵng với nhiệm vụ quản lý, điều hòa vốn cho khu vực miền Trung và Tây nguyên, vừa trực tiếp kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Đến năm 1997, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đƣợc chia tách thành 02 đơn vị hành chính trực thuộc

động của Sở Giao dịch III thu hẹp trong phạm vi thành phố Đà Nẵng. Đến năm 1998, Agribank có quyết định thành lập thêm Chi nhánh Agribank tại Đà Nẵng. Năm 2000, Hội đồng quản trị Agribank Việt Nam đã ban hành Quyết định số 424/HĐQT-TCCB ngày 26/10/2000 hợp nhất Sở Giao dịch III Agribank tại Đà Nẵng và Chi nhánh Agribank tại Đà Nẵng thành Chi nhánh Agribank Đà Nẵng.

Từ khi thành lập đến nay, Agribank Đà Nẵng đã có đóng góp không nhỏ đến sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn tại tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (trƣớc kia) và thành phố Đà Nẵng hiện nay. Việc xóa “tín dụng đen” tồn tại ở khu vực nông thôn giai đoạn đổi mới có sự đóng góp quan trọng của Agribank Đà Nẵng, chính kết quả thí điểm mô hình “ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo” đã là tiền đề thực tiễn đề Chính phủ đi đến thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội ngày nay.

Agribank Đà Nẵng là Chi nhánh cấp 1, doanh nghiệp hạng 1 trực thuộc sự quản lý toàn diện của Agribank. Về mặt pháp lý, Agribank Đà Nẵng là Chi nhánh của doanh nghiệp nhà nƣớc, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Agribank Việt Nam, về cơ bản là đơn vị thực hiện gần nhƣ đầy đủ các lĩnh vực của một ngân hàng thƣơng mại. Agribank Đà Nẵng hiện có 35 điểm giao dịch trên địa bàn và là chi nhánh ngân hàng có mạng lƣới rộng nhất tại Đà Nẵng. Mạng lƣới Chi nhánh đƣợc tổ chức bao gồm Ban giám đốc gồm 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. và 08 phòng ban

Agribank Đà Nẵng thực hiện những nhiệm vụ ch c năng sau:

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dƣới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; phát hành kỳ phiếu để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân.

nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu vốn trừ những nhu cầu mà pháp luật cấm.

- Thực hiện nghiệp vụ cầm bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các loại bảo lãnh khác.

- Kinh doanh ngoại tệ.

- Thanh toán chuyển tiền nhanh trong toàn quốc và thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT.

- Thực hiện một số dịch vụ ngân hàng khác với chất lƣợng cao nhƣ: chi trả kiều hối, thanh toán thẻ MASTER CARD, VISA CARD và các dịch vụ ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)