5. Bố cục đề tài
2.3.3. Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
Nội dung yêu cầu của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng: hoạt động này bao gồm quá trình thiết lập các biện pháp, phƣơng án kiểm soát theo từng mức độ rủi ro đã đƣợc đo lƣờng và đánh giá; và quá trình triển khai các phƣơng án kiểm soát trong tác nghiệp. Các phƣơng án kiểm soát có thể đƣợc chọn trong kiểm soát rủi ro tín dụng gồm: Né tránh; ngăn ngừa; giảm thiểu; chuyển giao kiểm soát; đa dạng hóa. Trong từng phƣơng án đó, sẽ có các biện pháp kiểm soát cụ thể phù hợp với từng nhóm đối tƣợng và từng điều kiện tình hình cụ thể. Ngân hàng sẽ lựa chọn từng kiểu kiểm soát rủi ro đơn lẻ, hoặc sử dụng kết hợp ch ng tùy vào đặc điểm tình hình kinh doanh và năng lực quản trị của ngân hàng.
Trong những năm qua, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank Đà Nẵng đƣợc thực hiện theo khuôn mẫu, khá sơ sài: theo kiểu phải làm theo qui trình tín dụng, còn định hƣớng cụ thể và chất lƣợng kiểm soát thì chƣa đƣợc đảm bảo.
- Đối với từng khoản vay: Các báo cáo thẩm định chƣa đƣa ra đƣợc phƣơng án kiểm soát rủi ro cụ thể và hiệu quả, nếu không bị từ chối thì yêu cầu chủ yếu trong kiểm soát rủi ro các khoản vay chỉ mới ở mức độ là tình hình tài chính của khách hàng, hiệu quả kinh tế xã hội của phƣơng án, dự án vay vốn, tài sản bảo đảm.
- Đối với quá trình quản trị sau khi cho vay: Quá trình này cũng chƣa đƣa ra đƣợc phƣơng án kiểm soát cụ thể có thể ứng phó kịp thời, phù hợp với những diễn biến tình hình thực tế khách hàng. Chủ yếu là thực hiện biện pháp kiểm tra sau khi vay theo qui trình cấp tín dụng: kiểm tra sử dụng vốn, tài sản
thực tế, chƣa thƣờng xuyên, do sự hạn chế về số lƣợng cán bộ và trình độ cán bộ tín dụng.