Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 117 - 129)

5. Bố cục đề tài

3.3.1. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Agribank Đà Nẵng với tƣ cách là một chi nhánh, mọi hoạt động đều phải tuân theo quy trình và định hƣớng chỉ đạo trực tiếp của Agribank, do đó nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách và quy trình chế độ mà Chi nhánh không thể tự mình xử lý, cần phải có sự giải quyết từ Agribank. Với yêu cầu đặt ra là hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Đà Nẵng từ chính sách đến tác nghiệp, sẽ có nhiều vấn đề cần phải thay đổi, bổ sung về chính sách, chế độ. Vì thế, ngoài những đề xuất cụ thể mà Chi nhánh có thể tự giải quyết đƣợc ở trên, đề tài cũng có những ý kiến kiến nghị với Agribank về các vấn đề vƣợt quyền của Chi nhánh nhƣ sau:

- Hoàn thiện qui trình đo lường và đánh giá rủi ro đối với toàn bộ khách hàng tín dụng:

+ Tiếp tục cập nhật, hoàn chỉnh các quy định về xếp hạng tín dụng khách hàng để theo kịp với diễn biến tình hình thực tế và tình hình quản trị.

+ Tiếp tục nâng cấp hoàn thiện hệ thống đánh giá và xếp hạng tín dụng đối với đối tƣợng là hộ gia đình, cá thể để việc đo lƣờng rủi ro đƣợc thống nhất, chuẩn mực, khách quan và chất lƣợng cao hơn. Hiện nay, hệ thống xếp hạng tín nhiệm của Agribank đang trong quá trình hoàn thiện. Bên cạnh đó, trong bộ chấm điểm của Agribank hiện tại, các chỉ tiêu phi tài chính còn khá phức tạp, cồng kềnh do vẫn còn một số chỉ tiêu tài chính không tƣơng quan đến nguy cơ vỡ nợ của khách hàng. Do đó cần nghiên cứu xem xét, bỏ đi những chỉ tiêu không cần thiết hoặc trùng lắp để hệ thống chấm điểm đƣợc đơn giản hóa nhƣng vẫn thỏa mãn đƣợc yêu cầu phản ánh đầy đủ “sức khỏe” của khách hàng.

Với một số lƣợng lớn các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn thành phố hiện nay đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động ngân hàng. Thêm vào đó là tình hình rủi ro tín dụng xảy ra tại nhiều ngân hàng làm cho việc xác định, phân tích, quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay ngày càng trở nên cấp thiết.

Đứng trƣớc khó khăn đó, để tiếp tục phát triển theo phƣơng châm “phát triển, an toàn, hiệu quả” góp phần tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn và hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của Agribank nói chung và Agribank Đà Nẵng nói riêng, bài viết có một số kiến nghị về nâng cao hiệu quả công tác thẩm định sau:

Thứ nhất, trong công tác thẩm định, cán bộ thẩm định trực tiếp tổ chức công tác thẩm định, chất lƣợng công tác thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ thẩm định. Vì vậy để nâng cao chất lƣợng thẩm định, Agribank cần đẩy mạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định. Về kinh nghiệm công tác, phần lớn cán bộ tín dụng còn rất trẻ, thế nên kiến nghị Agribank sắp xếp xen kẽ giữa những cán bộ lâu năm nhiều kinh nghiệm để có sự học hỏi, trao đổi và bổ sung cho nhau. Từ đó, tạo ra đƣợc một đội ngũ cán bộ kế cận giỏi vừa có sự hoạt bát, nhanh nhẹ, sáng tạo, nhiệt huyết của tuổi trẻ, vừa đƣợc tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm quý báu của thế hệ trƣớc. Ngoài ra không thể bỏ qua việc đào tạo cán bộ thẩm định có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật cao.

Thứ hai, cũng kiến nghị đến Agribank nên phân công cán bộ thẩm định phụ trách khách hàng cá nhân – hộ sản xuất theo ngành nghề, cho cán bộ đi tìm hiểu, học hỏi chuyên sâu về lĩnh vực mà cán bộ thẩm định đó phụ trách nhằm chuyên môn hóa công tác thẩm định. Cần kiểm tra thƣờng xuyên để tránh những sai sót và ngăn ngừa những hành vi cố tình làm sai quy định

- Nghiên c u xây dựng qui trình về kiểm soát rủi ro tín dụng.

Trong hệ thống chính sách quản trị của Agribank hiện nay, chính sách quản trị rủi ro tín dụng vẫn chƣa đƣợc xây dựng tập trung. Vì thế, cần thiết phải xây dựng hệ thống chính sách về quản trị rủi ro tín dụng một cách chính thức và chuyên biệt. Trƣớc mắt là xây dựng quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng để chuẩn hóa và nâng cao chất lƣợng hoạt động này tại các chi nhánh.

- Kiến nghị trong việc xử lý tài sản đảm bảo

Đối với các tài sản thế chấp có giá trị lớn, khó phát mãi ngân hàng có thể tự khai thác để thu hồi nợ bằng cách cho thuê có thời hạn, dùng làm vốn góp liên doanh để khai thác chung với các doanh nghiệp tin cậy. Ngoài ra, đối với các khoản nợ khó đòi thì ngân hàng cần tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, các ban ngành chức năng có liên quan trong việc thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản đảm bảo tránh tình trạng các con nợ có hành vi lừa đảo hoặc không có thiện chí trả nợ tẩu tán tài sản hoặc mƣu toan tuyên bố phá sản để trốn nợ.

Việc định giá tài sản đảm bảo để thu hồi nợ luôn là vấn đề mà các cán bộ tín dụng hay gặp phải bởi tính phức tạp và luôn biến động của các tài sản đƣợc đem đi đảm bảo các khoản vay. Do đó, thay vì tự bản thân ngân hàng đứng ra để định giá và bán tài sản đó thì ngân hàng có thể ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá, ủy quyền hoặc chuyển giao tài sản cho tổ chức có chức năng mua tài sản để bán, chẳng hạn nhƣ các công ty khai thác tài sản trực thuộc các NHTM hoặc của Nhà nƣớc khi ngân hàng mất hoàn toàn khả năng thu hồi nợ một khoản nợ. Sự gi p đỡ của các cơ quan chuyên trách sẽ gi p cho ngân hàng dễ dàng, nhanh chóng xử lý số tài sản sản để bảo toàn vốn của mình. Ngoài ra, những cơ quan chức năng nhƣ Tòa án, Viện kiểm soát, Công an, Thanh tra,… cần tăng cƣờng hỗ trợ ngân hàng khi xử lý và thu hồi nợ.

thiệp của tòa án giải quyết để đòi quyền lợi chính đáng về cho ngân hàng, kiến nghị các cơ quan phụ trách cần thực hiện tốt khâu thi hành án, tránh việc nội dung của bản tuyên án không rõ ràng, không hợp lý vô tình tạo điều kiện cho con nợ dựa vào những chi tiết đó mà không thanh toán nợ cho ngân hàng và phải bàn giao tài sản đem đi đảm bảo để ngân hàng phát mãi thu hồi nợ. Cũng kiến nghị đến cơ quan thi hành án tiến hành nhanh chóng các thủ tục cần thiết để hỗ trợ ngân hàng trong việc thu nợ tránh việc các bản án tuy đã có hiệu lực nhƣng lại tiến hành chậm trễ kê biên tài sản để bán, gây khó khăn cho ngân hàng.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Chi phối hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại nói chung, ngoài những cơ chế, chế độ và quy trình tác nghiệp mang tính chất nội bộ của từng hệ thống ra thì còn có các quy định pháp luật chuyên ngành và cơ chế quản lý, điều tiết của nhà nƣớc. Vì thế, với nghiên cứu của đề tài này, ngoài những đề xuất, điều chỉnh, bổ sung về cơ chế, chính sách với nội bộ Agribank, còn có một số vấn đề liên quan đến cơ chế pháp lý chung có tác động trực tiếp đến quá trình triển khai quản trị mà Nghiên cứu nhận thấy cần phải có kiến nghị thêm với cấp quản lý vĩ mô. Cụ thể nhƣ sau:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), Ngân hàng Nhà nƣớc cần có các biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn đối với các ngân hàng trong việc báo cáo thông tin tín dụng theo yêu cầu của CIC chậm và không chính xác. Chất lƣợng và thời gian cung cấp các thông tin của CIC thƣờng không đầy đủ và kịp thời, việc có báo cáo CIC chính xác và kịp thời có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng tín dụng của các NHTM nói chung và riêng Agribank nói riêng.

hàng mà các nền kinh tế hiện đại trên thế giới đang áp dụng nhƣ: Quyền chọn tín dụng, hoán đổi tín dụng – CDS, hợp đồng chỉ số chứng khoán tƣơng lai, chứng khoán hóa…

- Tăng cƣờng năng lực thông tin và chất lƣợng thông tin tín dụng của Trung tâm thông tin tín dụng để đây thực sự là một kênh thông tin chính xác, chất lƣợng, đầy đủ, đáng tin cậy cho các ngân hàng trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.

- Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình cho công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hổ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu h t sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các công ty xếp hạng trên thế giới. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ có một số điểm chƣa phù hợp cần xem xét điều chỉnh theo hƣớng đối với nợ gia hạn cần căn cứ vào thời gian gia hạn và số lần gia hạn để phân loại nợ (hiện nay chỉ căn cứ vào số lần gia hạn, mà không căn cứ vào thời gian gia hạn nên đã đánh đồng và xếp tất cả các khoản nợ gia hạn vào nhóm nợ xấu).

Từ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Đà Nẵng trong thời gian qua, các giải pháp nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng tín dụng, nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của Agribank Đà Nẵng; đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, quy trình tín dụng, hỗ trợ thông tin…cho Agribank, góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống. Đồng thời cũng kiến nghị Ngân hàng nhà nƣớc, Chính phủ một số vấn đề để tạo lập môi trƣờng kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững.

Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lƣợng tín dụng của Agribank nói chung và Agribank Đà Nẵng nói riêng đang có những dấu hiệu giảm s t. Do đó nâng cao chất lƣợng tín dụ ng nói chung và nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay trung – dài hạn đối với khách hàng cá nhân nói riêng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của Agribank Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.

Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay tại Agribank Đà Nẵng cũng nhƣ công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung – dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Đà Nẵng, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đƣa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hƣớng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của Agribank Đà Nẵng, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Agribank Việt Nam, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam để hỗ trợ cho sự tăng trƣởng tín dụng bền vững. Còn khá nhiều vấn đề vẫn chƣa thể đi sâu nhƣ:

Chất lƣợng nền khách hàng, chất lƣợng từng sản phẩm tín dụng, lĩnh vực tài trợ; Năng lực quản trị rủi ro của đội ngũ nhân lực; Nghiên cứu các phƣơng án giải quyết cụ thể cho tình hình nợ ngoại bảng… Do đó, còn khá nhiều nội dung nghiên cứu mà đề tài này có thể tiếp tục triển khai nghiên cứu một cách chi tiết và sát với yêu cầu của thực tiễn hơn nhƣ: Nghiên cứu sâu vào quản trị rủi ro tín dụng đối với từng loại sản phẩm tín dụng cụ thể, hoặc từng nhóm đối tƣợng khách hàng; Nghiên cứu về xử lý nợ ngoại bảng… Tiếp tục phát triển các nội dung này bằng những nghiên cứu đầy đủ, cụ thể và hệ thống qua

phƣơng án nâng cao hiệu quả quản lý, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị và quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại đơn vị.

Đề tài đƣợc viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng của tác giả. Do kiến thức thực tế về rủi ro trong tín dụng, thời gian thực tập và nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết không thể không có những thiếu xót. Rất mong nhận đƣợc nhiều sự góp ý để bài viết hoàn thiện hơn.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01: SƠ ĐỒ TỔNG THỂ QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG TRONG HỆ THỐNG AGRIBANK

PHÂN NHÓM KHÁCH HÀNG THEO KẾT QUẢ XẾP HẠNG TÍN DỤNG BẰNG CHƢƠNG TRÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ Điểm Mức xếp hạng Ý nghĩa 90-100 AAA

Đây là khách hàng có mức độ xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng này là đặc biệt tốt.

80-90 AA Khách hàng này có năng lực trả nợ không kém nhiều so với AAA. Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng này là rất tốt.

73-80 A

Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ khá tốt.

63-70 BB

Khách hàng xếp hạng BB ít có khả năng mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hƣởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hƣởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

60-63 B

Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng này vẫn có khả năng thanh toán khoản vay. Các điểu kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế có nhiều ảnh hƣởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

56-60 CCC

Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh

Điểm xếp hạng

Ý nghĩa

tế. Trong trƣờng hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng không trả nợ đƣợc.

53-56 CC Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.

43-53 C

Khách hàng xếp hạng C trong trƣờng hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tƣơng tự nhƣng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang đƣợc duy trì.

<44 D

Khách hàng xếp hạng D trong trƣờng hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả nămg, dự kiến

Nợ của các nhóm khách hàng trên đƣợc phân vào 5 nhóm nợ theo qui định tại Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nƣớc:

- Nợ nhóm 1: Gồm nợ của các nhóm khách hàng: AAA,AA,A. - Nợ nhóm 2: Gồm nợ của các nhóm khách hàng: BBB,BB. - Nợ nhóm 3: Gồm nợ của các nhóm khách hàng: B,CCC. - Nợ nhóm 4: Gồm nợ của các nhóm khách hàng: CC,C. - Nợ nhóm 5: Gồm nợ của các nhóm khách hàng: D.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 117 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)