PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần sân gôn indochina hội an (Trang 46)

7. Tổng quan tài liệu

2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Nghiên cứu sơ bộ

a. Thảo luận nhóm

Nghiên cứu sơ bộ thông qua phƣơng pháp định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm. Nhóm thảo luận gồm 7 nhân viên làm việc tại các bộ phận khác nhau trong công ty. Nghiên cứu này dùng để điều chỉnh, bổ sung các thang đo các nhân tố tạo động lực làm việc. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại địa điểm tác giả bố trí và tác giả điều khiển chƣơng trình thảo luận. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp kết hợp vừa khám phá vừa khẳng định.

Đầu tiên, tác giả thảo luận với nhân viên bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để xem họ đánh giá về các thang đo của tạo động lực làm việc. Sau đó, tác giả cho họ đánh giá lại các tiêu chí trong các thang đo mà tác giả

điều chỉnh từ mô chỉ số mô tả công việc JDI của Smith, Kendall & Hulin (1969).

Cuối cùng, tác giả cho họ thảo luận hết tất cả các tiêu chí mà họ lựa chọn để kết luận xem tiêu chí nào là quan trọng về các thang đo tạo động lực làm việc.

Sau khi thảo luận nhóm, một số thang đo đƣợc điều chỉnh và hình thành thang đo nháp 2 về các thành phần của tạo động lực làm việc nhƣ sau:

Bảng 2.1: Thang đo và mã hóa thang đo

Nhân tố

hóa Thang đo lƣờng các nhân tố

Thu nhập

TN1 Thu nhập phù hợp với khả năng và đóng góp

TN2 Mức thu nhập nhận đƣợc là cạnh tranh so với thị trƣờng lao động tại địa phƣơng

TN3 Phân phối công bằng tiền lƣơng, thƣởng, phụ cấp cho theo đóng góp.

TN4 Có thể sống với mức thu nhập hiện tại Đào

tạo thăng tiến

DT1 Công ty thƣờng xuyên đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên

DT2 Có cơ hội thăng tiến cho ngƣời có năng lực DT3 Chính sách đào tạo và thăng tiến rất công bằng.

Bản chất công việc

CV1 Công việc phù hợp với chuyên môn

CV2 Công việc cho phép nhân viên sử dụng tốt các năng lực cá nhân CV3 Công việc thú vị và có thử thách

CV4 Nhân viên hiểu rõ công việc của mình

Cấp trên

LD1 Cấp trên luôn hỏi ý kiến khi có vấn đề liên quan đến công việc LD2 Cấp trên thân thiện, dễ gần

LD3 Nhân viên nhận đƣợc nhiều hỗ trợ từ cấp trên

LD4 Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và khả năng lãnh đạo tốt LD5 Cấp trên đối xử với mọi ngƣời công bằng

Đồng nghiệp

DN1 Đồng nghiệp thƣờng xuyên sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau DN2 Đồng nghiệp làm việc hiệu quả với nhau

DN3 Đồng nghiệp thân thiện Chế

độ phúc lợi

PL1 Đƣợc tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm y tế, BHXH, BHTN

PL2 Chính sách phúc lợi rõ ràng, công khai

Điều kiện làm việc

DK1 Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt,

DK2 Đƣợc cung cấp đầy đủ các thiết bị, phƣơng tiện để thực hiện công việc

DK3 Thời gian làm việc hợp lý

Đánh giá thành tích

TT1 Công ty đánh giá thành tích rõ ràng, công bằng, công khai TT2 Đánh giá thành tích là cơ sở để đo lƣờng mức độ

hoàn thành CV của nhân viên

TT3 Để có chính sách khen thƣởng kịp thời TT4 Công ty đánh giá thành tích kịp thời Động

lực làm việc

DL1 Anh/ Chị thỏa mãn với công việc đang làm DL2 Anh/ Chị sẽ làm việc lâu dài với công ty

DL3 Anh/ Chị sẵn sàng giới thiệu nhân viên cho công ty nhƣ là một nơi tốt để làm việc

b. Thiết kế bảng câu hỏi điều tra

Sau quá trình thảo luận nhóm, BCH đƣợc thiết kế gồm 2 phần nhƣ sau: Phần I của bảng câu hỏi đƣợc thiết kế để thu thập đánh giá của nhân viên về các nhân tố tạo động lực làm việc, gồm 31 biến quan sát.

Phần II của bảng câu hỏi là các thông tin phân loại đối tƣợng phỏng vấn.

2.4.2. Nghiên cứu định lƣợng

a. Mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng chính xác, tuy nhiên cỡ mẫu quá lớn sẽ ảnh hƣởng đến chi phí và thời gian thực hiện nghiên cứu.

Việc xác định cỡ mẫu nhƣ thế nào là phù hợp còn nhiều tranh cãi về các cách xác định khác nhau nhƣ. Theo Maccallum và cộng sự (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trƣớc đó về cỡ mẫu tối thiểu đối với phân tích nhân tố. Theo Kline (1979) con số tối thiểu là 100, Guiford (1954) là 200, Comrey và Lee (1992) đƣa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tƣởng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt,1000 hoặc hơn = tuyệt vời.

Một số nhà nghiên cứu không đƣa ra con số cụ thể mà đƣa ra mối liên hệ giữa sốlƣợng biến quan sát với kích thƣớc mẫu. Theo Trọng và Ngọc (2008) sử dụng quy tắc nhân 5, tức là số biến quan sát nhân 5 sẽ ra cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu để đảm bảo tính tin cậy.

Đối với nghiên cứu này do hạn chế về chi phí thực hiện nên cỡ mẫu đƣợc xác định trên nguyên tắc tối thiểu cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu, tức là lấy mẫu theo quy tắc của Comrey và Lee (1992), đồng thời tham khảo quy tắc của Trọng và Ngọc với 31 biến quan sát cỡ mẫu tối thiểu 31x5 = 155

Nhƣ vậy cỡ mẫu 200 mẫu là cỡ mẫu khá theo Comrey và Lee, đồng thời nó cũng thỏa mãn quy tắc nhân 5 của Trọng và Ngọc về kích thƣớc mẫu tối thiểu.

b. Phân tích dữ liệu thống kê

Cronbach’s Alpha là một công cụ giúp loại đi những biến quan sát,

những thang đo không đạt yêu cầu. Các biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến – tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0.30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha là từ 0.6 trở lên (Nunally & Burnstein 1994). Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s alpha từ 0.80 đến 1 là thang đo tốt, từ 0.70 đến 0.80 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s alpha từ 0.60 trở lên là sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm

đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

Phân tích nhân tố sẽ đƣợc sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến

thành phần về khái niệm. Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thông qua trị thống kê Kaiser-Meyer-Olkin (KMO). Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu thƣờng quan tâm khi phân tích nhân tố khám phá (EFA). Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) >= 0.50, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett <= 0.50. Thứ hai, hệ số tải nhân tố (Facter Loading) <= 0.50 sẽ bị loại. Thứ ba, thang đo đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích >=50%. Thứ tƣ, hệ số eigenvalue phải có giá trị >= 1(Gerbing & Anderson 1988). Thứ năm, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các biến quan sát >= 0.30 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al- Tamimi 2003).

Xây dựng phương trình hồi quy: Sau khi thang đo của các yếu tố khảo

sát đã đƣợc kiểm định thì sẽ đƣợc xử lý chạy hồi quy tuyến tính bằng phƣơng pháp tổng bình phƣơng nhỏ nhất (OLS) bằng cả hai phƣơng pháp Enter và phƣơng pháp Stepwise. Thông qua phƣơng tình hồi quy tác giả sẽ biết đƣợc mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc nhƣ thế nào trong mô hình.

Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: Các giả thuyết nghiên cứu sẽ

đƣợc tiến hành kiểm định thông qua dữ liệu nghiên cứu của phƣơng trình hồi quy đƣợc xây dựng. Tiêu chuẩn kiểm định sử dụng thống kê t và giá trị p-value (Sig.) tƣơng ứng, độ tin cậy lấy theo chuẩn 95%, giá trị p-value sẽ đƣợc so sánh trực tiếp với giá trị 0.05 để kết luận chấp thuận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu. Đối với các kiểm định sự khác nhau giữa các tổng thể con trong nghiên cứu ta sử dụng kiểm định T-test và phân tích phƣơng sai (ANOVA) để kiểm định, kiểm định này cũng sử dụng việc so sánh trực

tiếp giá trị p-value tƣơng ứng. Để xem xét sự phù hợp dữ liệu và sự phù hợp của mô hình ta sử dụng hệ số R-square, thống kê t và thống kê F để kiểm định. Để đánh giá sự quan trọng của các nhân tố ta xem xét hệ số Beta tƣơng ứng trong phƣơng trình hồi quy bội đƣợc xây dựng từ dữ liệu nghiên cứu.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Chƣơng này đã trình bày quá trình nghiên cứu gồm hai bƣớc: Nghiên cứu sơ bộ thông qua phƣơng pháp định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm để điều chỉnh, bổ sung các thang đo các nhân tố tạo động lực làm việc và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng kiểm định thang đo, phân tích nhân tố, tìm ra mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc nhƣ thế nào trong mô hình, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng cách xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. MÔ TẢ MẪU

Khảo sát đƣợc thực hiện tại sân gôn Indochina Hội An, 215 bảng câu hỏi (BCH) đƣợc thiết kế sẵn đƣợc gửi nhân viên trong công ty. Số BCH thu về đƣợc là 206. Sau khi kiểm tra đã loại 7 BCH không đạt yêu cầu (thông tin trả lời không đầy đủ). Nhƣ vậy có 199 bảng trả lời đƣợc sử dụng để phân tích.

- Về giới tính:

Kết quả cho thấy: tỷ lệ nam và nữ chênh lệch nhau phản ánh đúng thực tế cơ cấu lao động theo giới tính nữ nhiều hơn nam tại sân gôn, cụ thể tỷ lệ nữ chiếm 61,3% và nam chiếm 38,7%.

Bảng 3.1. Bảng mô tả mẫu theo giới tính

Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ % luỹ kế

Valid Nam 77 38,7 38,7 38,7

Nữ 122 61,3 61,3 100,0

Total 199 100,0 100,0

- Về độ tuổi:

Độ tuổi từ 25 - 40 chiếm nhiều nhất (55,8%), tiếp đến là nhóm độ tuổi dƣới 25 tuổi (28,6 %), độ tuổi trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (15,6%). Điều này phù hợp với thực tế bởi nhân viên làm việc trong ngành dịch vụ thƣờng nằm trong độ tuổi dƣới 40 tuổi.

Bảng 3.2. Bảng mô tả mẫu theo độ tuổi

Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ % lũy kế

Valid Dƣới 25 57 28,6 28,6 28,6

Từ 25 đến 40 111 55,8 55,8 84,4

Trên 40 31 15,6 15,6 100,0

- Về trình độ học vấn

Kết quả cho thấy đa phần có trình độ học vấn Đại học, SĐH chiếm 30,2%, trình độ Cao đẳng chiếm 29,1%, trình độ Trung Cấp chiếm 26,6% và còn lại 14,1% có trình độ Trung học phổ thông. Tỷ lệ nhân viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ cao phản ảnh đây là một lợi thế mạnh về chất lƣợng nhân sự cho công ty.

Bảng 3.3. Bảng mô tả mẫu theo học vấn

Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ % lũy kế Valid THPT 28 14,1 14,1 14,1 Trung cấp 53 26,6 26,6 40,7 Cao đẳng 58 29,1 29,1 69,8 Đại học, SDH 60 30,2 30,2 100,0 Total 199 100,0 100,0

- Về thâm niên làm việc

Bảng 3.4. Bảng mô tả mẫu theo thâm niên làm việc

Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ % lũy kế

Valid Dƣới 2 năm 42 21,1 21,1 21,1

Từ 2 -4 năm 99 49,7 49,7 70,9

Trên 4 năm 58 29,1 29,1 100,0

Total 199 100,0 100,0

Kết quả cho thấy số ngƣời có thời gian làm việc dƣới 2 năm chiếm 21,1%, từ 2 đến 4 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 49,7 %, và trên 4 năm chiếm 29,1%. Đa phần nhân viên viên có thời gian làm việc ở công ty hiện tại từ 2 – 4 năm, chiếm gần một nửa trong số lƣợng mẫu, trong tƣơng quan so sánh với

thời gian công ty đƣợc thành lập cho thấy việc gắn kết giữa nhân viên với tổ chức khá cao.

3.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO

Các thang đo đƣợc đánh giá sơ bộ thông qua kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Các biến có tƣơng quan tổng (Corrected Item- Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 và các thành phần có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.7 sẽ bị loại.

3.2.1. Thang đo “ Điều kiện làm việc”

Bảng 3.5. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Điều kiện làm việc

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Tƣơng quan biến tổng Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến này Cronbach’s Alpha = 0,961

DKLV1 8,97 13,833 ,917 ,948

DKLV2 8,69 12,741 ,943 ,924

DKLV3 8,59 11,446 ,911 ,956

Điều kiện làm việc đƣợc đo lƣờng bằng 3 biến quan sát. Thang đo Likert 7 bậc đƣợc sử dụng, bậc 1 tƣơng ứng với mức độ hoàn toàn không đồng ý; bậc 7 tƣơng ứng với mức độ hoàn toàn đồng ý.

Kết quả thang đo Điều kiện làm việc có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,961 (> 0.7), các hệ số tƣơng quan tổng biến đều lớn hơn 0.3 nên thang đo là đáng tin cậy, không có sự thay đổi nào trong tập hợp các biến quan sát.

3.2.2. Thang đo “Thu nhập”

Bảng 3.6. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo thu nhập

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Tƣơng quan biến tổng Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến này Cronbach’s Alpha = 0,879

TN1 15,05 12,458 ,676 ,870

TN2 15,28 11,363 ,852 ,797

TN3 15,29 11,165 ,872 ,788

TN4 14,66 14,679 ,570 ,902

Thu nhập đƣợc đo lƣờng bằng 4 biến quan sát. Kết quả thang đo có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha= 0,879 ( > 0.7), các hệ số tƣơng quan tổng biến đều lớn hơn 0.3 nên thang đo là đáng tin cậy, không có sự thay đổi nào trong tập hợp các biến quan sát.

3.2.3. Thang đo “Lãnh đạo”

Bảng 3.7. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Lãnh đạo

Biến quan Sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Tƣơng quan biến tổng Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến này Cronbach’s Alpha = 0,844 LD1 20,18 22,896 ,650 ,812 LD2 20,30 20,705 ,893 ,749 LD3 21,05 26,725 ,184 ,957 LD4 20,31 20,658 ,889 ,749 LD5 20,28 20,686 ,888 ,750

Ta thấy, Kết quả thang đo có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha = 0,844>0,7 nhƣng hệ số tƣơng quan biến tổng của chỉ báo LD3 = 0,184 <0,3. Khi loại bỏ chỉ báo LD3 thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên 0,957. Do vậy, ta loại bỏ chỉ báo LD3

Kết quả sau khi loại bỏ LD3.

Bảng 3.8. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Lãnh đạo sau khi loại LD3

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Tƣơng quan biến tổng Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến này Cronbach’s Alpha = 0,957

LD1 5,35 1,402 199 LD1

LD2 5,23 1,358 199 LD2

LD4 5,22 1,368 199 LD4

LD5 5,25 1,366 199 LD5

Sau khi loại bỏ chỉ báo LD3, kết quả thang đo có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha= 0,957 ( > 0.7), các hệ số tƣơng quan tổng biến đều lớn hơn 0.3 nên thang đo là đáng tin cậy .

3.2.4. Thang đo “Đồng nghiệp”

Bảng 3.9. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Đồng nghiệp

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Tƣơng quan biến tổng Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến này Cronbach’s Alpha = 0,957

DN1 8,60 10,181 ,892 ,949

DN2 8,71 10,074 ,954 ,904

Đồng nghiệp đƣợc đo lƣờng bằng 3 biến quan sát. Kết quả thang đo có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha= 0,957 ( > 0.7), các hệ số tƣơng quan tổng biến đều lớn hơn 0.3 nên thang đo là đáng tin cậy, không có sự thay đổi nào trong tập hợp các biến quan sát.

3.2.5. Thang đo “Đánh giá thành tích”

Bảng 3.10. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Đánh giá thành tích

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Tƣơng quan biến tổng Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến này Cronbach’s Alpha = 0,783

TT1 15,66 14,519 ,617 ,716

TT2 15,22 12,355 ,801 ,609

TT3 15,17 12,243 ,806 ,605

TT4 15,35 19,926 ,198 ,893

Ta thấy, Kết quả thang đo có hệ số tin cậy Cronbach = 0,783 >0,7 nhƣng hệ số tƣơng quan biến tổng của chỉ báo TT4 = 0,198 < 0,3. Khi loại bỏ chỉ báo TT4 thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên 0,893. Do vậy, ta loại bỏ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần sân gôn indochina hội an (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)