Cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần sân gôn indochina hội an (Trang 41 - 42)

7. Tổng quan tài liệu

2.2.2. Cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình chỉ số mô tả công việc JDI của Smith, Kendall & Hulin (1969) đƣợc sử dụng JDI ngày cảng trở lên phổ biến trong việc đánh giá sự hài lòng công việc. Theo Kerr (1997 dẫn theo Hà Nam Khánh Giao, 2011) cho rằng JDI sở hữu những khái niệm nền tảng đáng tốt và đáng tin cậy.

Luddy tổng kết một số lý do các nhà nghiên cứu lựa chọn JDI để đánh giá sự hài lòng công việc nhƣ sau:

- Smith (1969) trích dẫn trong Spector (1997) cho rằng các JDI là một công cụ có giá trị và đáng tin cậy đã đƣợc chứng minh để đánh giá sự hài lòng của công việc;

- Vorster (1992) trích dẫn trong Cockcroft (2001) kết luận rằng JDI đã đƣợc chuẩn hóa và tìm thấy là phù hợp với điều kiện trong các nghiên cứu khác nhau.

- JDI đƣợc coi là thiết kế cẩn thận và là công cụ phát triển nhất để đo lƣờng sự hài lòng của công việc (Vroom, 1964 đƣợc trích dẫn trong Schneider & Vaught, 1993). Có hơn 50% các bài báo đƣợc xuất bản từ năm 1970 và năm 1978 tại bảy tạp chí liên quan đến quản lý hàng đầu thế giới sử dụng không quảng cáo đặc biệt các biện pháp của sự hài lòng công việc sử dụng mô hình JDI (Yeager, 1981 đƣợc trích dẫn trong Schneider & Vaught, 1993); và

- JDI đã đƣợc sử dụng trong các cuộc điều tra trƣớc đó trong khu vực công để đo lƣờng mức độ hài lòng công việc của nhân viên (Schneider & Vaught, 1993).

- Ở Việt Nam, Trần Kim Dung (2005) đã thực hiện nghiên cứu đo lƣờng sự thỏa mãn trong công việc bằng cách sử dụng thang đo JDI và thuyết nhu cầu của Maslow (1943) kết quả có 2 nhân tố mới: phúc lợi và điều kiện làm việc.

Do đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên 05 biến lấy từ mô hình chỉ số mô tả công việc JDI của Smith, Kendall & Hulin (1969): đặc điểm

công việc, cấp trên, tiền lƣơng, cơ hội đào tạo- thăng tiến, đồng nghiệp và 02 biến lấy từ mô hình nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005): phúc lợi, điều kiện làm việc. Tác giả đề xuất thêm biến: Đánh giá thành tích vào mô hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần sân gôn indochina hội an (Trang 41 - 42)