Các đặc điểm cận lâm sàng trước mổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu phẫu thuật nội soi vá nhĩ (Trang 37 - 40)

- Nghĩ hưu • Lý do đến khám.

2.2.3.3. Các đặc điểm cận lâm sàng trước mổ

 Đánh giá sức nghe trước mổ bằng thính lực đồ: • Đo sức nghe đơn âm tại ngưỡng:

- Đo khí đạo và cốt đạo bằng máy Model AC5 trong buồng cách âm tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Trung Ương Huế.

- Do bác sỹ ở phịng đo thính lực khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Trung Ương Huế đo.

• Tính tốn sức nghe của tai bệnh bằng cách lấy trung bình cộng số décibel (dB) sức nghe trên thính lực đồ 4 tần số sinh hoạt là 500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz, 4000 Hz [21]. Đánh giá mức độ nghe kém (theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới 1988) dựa vào số dB trên thính lực đồ của tai bệnh tính theo trung bình cộng số décibel (dB) sức nghe trên thính lực đồ 4 tần số nêu trên: - Bình thường : 0-20dB - Điếc nhẹ : 21-40 dB - Điếc vừa : 41-60 dB - Điếc nặng : 61-80 dB - Điếc sâu : >80 dB.

• Tính giảm bình qn sức nghe trước mổ của 32 bệnh nhân: Bằng trung bình cộng mức độ mất nghe của 32 bệnh nhân.

• Đánh giá khoảng Rinne trước mổ: Là hiệu số của trung bình cộng của khí đạo và cốt đạo trên thính lực đồ ở 4 tần 500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz, 4000 Hz trước mổ để làm cơ sở cho chỉ định phẫu thuật và so sánh với kết quả sau mổ.

 Chụp phim Schüllers và đánh giá về các phương diện: • Đánh giá thể loại xương chũm, gồm 3 thể:

- Thể thông bào: Thông bào phát triển mạnh. - Thể xốp: Thông bào phát triển vừa.

- Thể đặc ngà: Thơng bào phát triển kém. • Hình ảnh bệnh lý của tai bệnh:

- Mờ đặc - Mờ nhạt

- Các thơng bào sáng (bình thường).

2.2.3.4.Phẫu thuật vá nhĩ

 Phương pháp mổ:

• Với kính hiển vi phẫu thuật, dụng cụ vi phẫu tai, khoan điện. • Bệnh nhân được gây mê nội khí quản hoặc tê tại chỗ.

• Mảnh ghép là cân cơ thái dương.

• Mổ theo phương pháp Wullstein II, với các bước phẫu thuật như sau:

- Rạch da sau tai.

- Lấy mảnh cân cơ thái dương dàn mỏng và để khơ trên phiến kính.

- Làm tươi lỗ thủng để có thời gian tự cầm máu trước khi đặt mảnh vá, trong thời gian này phẫu thuật viên sẽ phẫu thuật xương chũm.

- Bóc tách da vùng chũm sau tai và vén da bằng banh tự động, bộc lộ các mốc phẫu thuật ở mặt ngoài xương chũm.

- Vào sào bào và thượng nhĩ để kiểm tra và lấy bỏ bệnh tích, nếu cần thì nạo vét bệnh tích.

- Bộc lộ khớp búa-đe để kiểm tra sự nguyên vẹn và di động (dưới kính hiển vi phẫu thuật).

- Rạch da ống tai từ vị trí 12 giờ đi vịng xuống cực dưới rồi vịng ra phía trước tới điểm 2-3 giờ thì ngừng lại.

- Bóc tách da ống tai liền với màng nhĩ, rồi bóc tách màng nhĩ khỏi cán xương búa, rồi vén tồn bộ lên phía trên.

- Mảnh ghép được đặt theo kỹ thuật underlay: Đặt mảnh ghép dưới cả 3 lớp màng nhĩ, trên cán búa. Đặt lại da ống tai kèm màng nhĩ phủ lên mảnh lên mảnh ghép, cố định mảnh ghép bằng spongel hoặc surgicel ở trong hịm nhĩ và ống tai ngồi [23], [56].

- Đặt mèche ống tai ngoài và dẫn lưu hố mổ sau tai.

- Đóng vết mổ ba lớp (lớp da và hai lớp cân).

- Băng ép.  Theo dõi hậu phẫu:

• Bệnh nhân nằm viện từ 7 đến ngày. • Dùng kháng sinh 7 đến 10 ngày sau mổ. • Thay băng ngồi 2 ngày một lần.

• Rút mèche dẫn lưu sau tai vào ngày thứ hai sau mổ, rút mèche cố định ở ống tai ngoài sau 7-10 ngày, spongel hoặc surgicel cố định có thể để thêm từ 3-5 ngày nữa

• Cắt chỉ vết mổ sau 7 ngày.

• Làm thuốc tai khơ hoặc ướt (có nhỏ kháng sinh tại chỗ) 2 ngày một lần.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phẫu thuật nội soi vá nhĩ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w