Kỹ thuật mổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu phẫu thuật nội soi vá nhĩ (Trang 75 - 77)

- Nghĩ hưu • Lý do đến khám.

8 31,9 Võ Nguyễn Hồng Khơi (2009) Bệnh Viện Trung Ương Huế 32 29,1 ± 14,

4.3.1. Kỹ thuật mổ

Về mảnh ghép

Trong 32 ca nghiên cứu của chúng tôi đều vá nhĩ bằng mảnh cân cơ vì những ưu điểm sau [35]:

- Là vật liệu tự thân nên không gây dị ứng. - Mảnh cân cơ vừa mềm lại đàn hồi.

- Lấy mảnh ghép dễ dàng, có thể lợi dụng đường mổ sau tai để lấy.

Tuy nhiên đối với những lỗ thủng rộng thì mảnh cân cơ dễ bị lõm vào trong hịm nhĩ hoặc lồi ra ngồi, nên với lỗ thủng rộng thì cần lót thêm Spongel trong và ngồi hịm nhĩ để cố định thêm cho vững chắc. Trong 32 ca nghiên cứu của chúng tơi đều được lót Spongel trong hịm nhĩ.

Theo các nghiên cứu trong và ngồi nước thì vá màng nhĩ bằng cân cơ thái dương thì màng nhĩ sau khi tái tạo (khoảng 6 tháng sau mổ) thường căng mỏng, rung động tốt. Còn sụn vành tai đòi hỏi thời gian tái tạo màng nhĩ lâu hơn (khoảng 6 tháng) (trích theo Phan Văn Dưng [13]).

Kích thước lỗ thủng

Kích thước lỗ thủng là yếu tố quan trọng để chỉ định phẫu thuật. Trong 32 ca nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.7), khơng có ca mổ vá nhĩ nào kích thước lỗ thủng ≤2mm, chúng tơi ít khi phẫu thuật vá nhĩ đối với những ca lỗ thủng nhỏ. Theo Huỳnh Khắc Cường và cs (2005) và một số tác giả khác, các trường hợp lỗ thủng nhỏ thường có khả năng tự liền nếu điều trị nội khoa tốt [11]. Theo bảng 3.24, sự khác biệt về kết quả giải phẫu giữa thủng rộng và thủng <4 mm khơng có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.

Về phủ vạt da mảnh ghép

Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều được phủ vạt da mảnh ghép. Điều này phù hợp với khuyến cáo của nhiều tác giả.

Phủ vạc da lên mảnh ghép trong phẫu thuật vá nhĩ gọi là phương pháp tạo hình màng nhĩ hai lớp [23], [52]. Vì phủ vạt da làm tăng cường sự cố định mảnh ghép, tăng cường cho sự ni dưỡng mảnh ghép giúp cho mảnh ghép dính tốt hơn và sống lâu hơn tạo điều kiện cho lớp biểu bì bị vào làm lành lỗ thủng. Một số tác giả đặt mảnh ghép không phủ vạt với lỗ thủng nhỏ và đặt vạt da có cuốn đối với lỗ thủng lớn, bảo đảm mảnh ghép được phủ bởi da ống tai màng nhĩ khoảng 2 mm [17]. Ngoài ra đối với với lỗ thủng nhỏ có thể dùng phương pháp vạt da có chân cuốn của Guillon, vạt da chân cuốn phía trên đối với lỗ thủng ở cao, vạt da chân cuốn phía dưới đối với lỗ thủng ở góc sau dưới, vạt da chân cuốn phía sau với lỗ thủng ở góc trước dưới [23].

Một phần của tài liệu nghiên cứu phẫu thuật nội soi vá nhĩ (Trang 75 - 77)