CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG TRƯỚC MỔ

Một phần của tài liệu nghiên cứu phẫu thuật nội soi vá nhĩ (Trang 67 - 68)

- Nghĩ hưu • Lý do đến khám.

8 31,9 Võ Nguyễn Hồng Khơi (2009) Bệnh Viện Trung Ương Huế 32 29,1 ± 14,

4.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG TRƯỚC MỔ

4.2.1.Tiền sử

Về thời gian chảy tai:

Theo bảng 3.4, số bệnh nhân chảy tai >1 năm chiếm tỷ lệ lớn 79,1% với p<0,05. Kết quả của chúng tơi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ chảy tai >1 năm của các nghiên cứu khác trong nước (với p<0,05): Của Phan Văn Dưng (2000) khi nghiên cứu 50 bệnh nhân được phẫu thuật vá nhĩ tại Bệnh Viện Trung Ương Huế là 98% [13]; Dương Lộc tại Hà Tây (1998) khi nghiên cứu 182 bệnh nhân phẫu thuật vá nhĩ tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Tỉnh Hà Tây là 97,2% [61].

Sự khác biệt này cho thấy, càng ngày bệnh nhân càng đến khám và chữa bệnh sớm do đời sống người dân ngày càng được nâng cao, khi đã đủ ăn, mặc thì người dân quan tâm đến sức hơn, phương tiện giao thông để khám chữa bệnh tại trung tâm lớn thuận tiện.

Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi, theo bảng 3.4 cho thấy số bệnh nhân chảy tai >1 năm cao hơn hẳn số bệnh nhân chảy tai ≤1 năm, với p<0,05. Như vậy mặc dù nhận thức của người dân có tốt hơn nhưng vẫn đến khám chữa bệnh vẫn còn muộn, có nhiều trường hợp chảy tai từ nhỏ cho đến lớn mới đi điều trị.

Một số nghiên cứu của các tác giả khác về thời gian chảy tai:

- Trương Tam Phong (2002) nghiên cứu kết quả phẫu thuật tạo hình tai giữa của 62 bệnh nhân tại Bệnh Viện bưu điện II có kết quả: <5 năm là 3,22%; 5-9 năm là 12,9%; 10-14 năm là 43,55%; >20 năm là 19,35% [35].

- Lê Thị Hải Yến (2006) khi nghiên cứu 173 bệnh nhân bị viêm tai giữa đến khám tại Bệnh Viện trường Đại Học Y Dược Huế: ≤1 năm là 49,71%; >1 năm là 50,29% [47].

Về tính chất mủ tai

Bảng 3.5 cho thấy mủ đặc thối là nhiều nhất 56,3%, có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với chảy mủ lỗng, nhầy và đặc không thối.

Phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan Thị Nho (2000) trong nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và ảnh hưởng sức nghe của 60 bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Trung Ương Huế cho kết quả: Mủ đặc là 66,67% so với các loại khác, với p<0,05 [34]. Điều này cho thấy đa số bệnh nhân đến khám khi bệnh đã nặng, kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Trong khi đó xu hướng hiện nay trên thế giới đối với viêm tai giữa mạn tính điều trị chủ yếu là phẫu thuật chỉnh hình tai giữa và vá nhĩ càng sớm càng tốt [48]. Như vậy việc điều trị của chúng ta còn muộn, điều này do điều kiện kinh tế xã hội và nhận thức của người dân về viêm tai giữa mạn tính tuy có tốt hơn nhưng vẫn chưa nhận thức rõ rằng cần phải khám và điều trị sớm ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh (như ù tai, đau tai, chảy mủ loãng....).

Một phần của tài liệu nghiên cứu phẫu thuật nội soi vá nhĩ (Trang 67 - 68)