Về kích thước lỗ thủng

Một phần của tài liệu nghiên cứu phẫu thuật nội soi vá nhĩ (Trang 69 - 71)

- Nghĩ hưu • Lý do đến khám.

8 31,9 Võ Nguyễn Hồng Khơi (2009) Bệnh Viện Trung Ương Huế 32 29,1 ± 14,

4.2.2.2. Về kích thước lỗ thủng

Theo bảng 3.7, lỗ thủng ≤4 mm có tỷ lệ 56,6%; lỗ thủng >4mm có tỷ lệ 34,4%. Tỷ lệ lỗ thủng ≤4 mm lớn hơn so với lỗ thủng >4 mm, khơng có ý nghĩa thống kê, với p>0,05. Phù hợp với nghiên cứu của Phan Thị Nho (2000) nghiên cứu 60 bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính tại khoa khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Trung Ương Huế [34]: Lỗ thủng ≤4 mm có tỷ lệ 58,7%; Lê Trần Quang Minh (2008) nghiên cứu 28 bệnh nhân được phẫu thuật vá nhĩ bằng nội soi tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh [26]: Lỗ thủng ≤4 mm có tỷ lệ 77,3%.

Một số tác giả chia kích thước lỗ thủng thành các nhóm: ≤2 mm (tương đương với ≤25%); >2-4 mm (tương đương với >25%-≤50); >4-6 mm (tương đương với >50%-≤75%); >6 mm (tương đương với >75%).

Kích thước lỗ thủng trong các nghiên cứu của một số tác giả

- Phan Thị Nho (2000) nghiên cứu 60 bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Trung Ương Huế: ≤2 mm là 18,67%; >2-4 mm là 40,0%; >4-6 mm là 22,67%; >6 mm là 18,67% [34].

- Trần Văn Khen (2003) nghiên cứu 131 bệnh nhân mổ vá nhĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Khánh Hịa: Thủng gần như tồn bộ là 5,2%; thủng từ 50-75% là 31%; thủng <50% là 17% [17].

- Phạm Ngọc Chất (2005) nghiên cứu 27 bệnh nhân mổ vá nhĩ theo phương pháp underlay cải tiến tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh Viện Vạn Hạnh: Thủng <25% là 14,8%; 25-75% là 59,3%; >75% là 22,2%; khác là 3,7% [5].

- Lê Trần Quang Minh (2008) nghiên cứu 28 bệnh nhân được phẫu thuật vá nhĩ bằng nội soi tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh: Thủng <25% là 3,5%; 25 -50% là 60,8%; 75-100% là 28,6% [26].

- Phạm Vũ Thanh Hải (2008) nghiên cứu 34 bệnh nhân được phẫu thuật vá nhĩ bằng nội soi tại Bệnh Viện Đa Khoa Đà Nẵng: Thủng <25% là 35,3%; 25-50% là 32,35%; 50-75% là 20,6%; >75% là 11,76% [16].

Nguyễn Thanh Thế (2006-2009) nghiên cứu 108 bệnh nhân vá nhĩ bằng kỹ thuật underlay tại bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ: Thủng >50% là 77,9% [44].

Vá nhĩ đối với những tai màng nhĩ thủng rộng >6 mm, thủng tồn bộ màng căng, rìa của màng nhĩ sát khung xương thì thường gặp khó khăn khi dùng cân cơ thái dương, vấn đề mảnh ghép ăn dính, khơng bị lõm tuột vào trong hịm nhĩ hay lồi ra ngồi là những yếu tố góp phần thành cơng cho phẫu thuật. Vì vậy trong những trường hợp này phẫu thuật viên thường dùng những vật liệu để làm giá đỡ cho mảnh ghép (Spongel, Genfoam…) lót vào trong hịm nhĩ và ống tai ngồi. Nếu dùng mảnh ghép là sụn thì khơng cần vật liệu lót đỡ trong hịm nhĩ vì mảnh sụn cứng, hình dạng cố định.

Đối với những tai có màng nhĩ thủng nhỏ, khơng sát rìa, việc đặt mảnh ghép đã có chỗ tựa, mảnh ghép ít bị tuột vào trong hịm nhĩ.

Như vậy kích thước lỗ thủng và tính sát xương của lỗ thủng là những yếu tố cần được xem xét để lựa chọn kỹ thuật mổ và có dùng vật liệu nâng đỡ mảnh ghép hay khơng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả trường hợp vá nhĩ đều được vá nhĩ bằng mảnh cân cơ thái dương, được lót Spongel trong hịm nhĩ, để cố định, nâng đỡ mảnh vá và giúp chống dính mảnh ghép vào đáy nhĩ. Cịn phía ống tai ngồi thì đặt mèche ống tai hoặc cũng đặt Spongel để tăng cường để cố định thêm ở phía ngồi.

Ở Bệnh Viện chúng tơi chủ yếu dùng mảnh ghép là cân cơ thái dương vì những ưu điểm sau [13], [28], [35]:

- Lấy dễ dàng, đáp ứng tốt về nhu cầu diện tích lớn, nhỏ của kích thước lỗ thủng màng nhĩ và không bị đào thải.

- Là tổ chức liên kết dẻo dai, địi hỏi sự ni dưỡng tối thiểu, sự tuần hồn cũng tái tạo nhanh chóng nên dễ dính và dính tốt.

- Màng nhĩ tạo được có những đặc điểm giống màng nhĩ bình thường: Căng, mỏng, rung động tốt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phẫu thuật nội soi vá nhĩ (Trang 69 - 71)