Sức nghe trước mổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu phẫu thuật nội soi vá nhĩ (Trang 73 - 75)

- Nghĩ hưu • Lý do đến khám.

8 31,9 Võ Nguyễn Hồng Khơi (2009) Bệnh Viện Trung Ương Huế 32 29,1 ± 14,

4.2.3.2. Sức nghe trước mổ

Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.12) điếc trước mổ chủ yếu là điếc nhẹ (50%) và điếc vừa (40,6%), có 3 ca điếc nặng chiếm (9,4%). Cường độ giảm sức nghe trung bình trước mổ là 41,8 ± 10,8 dB. Ca mất nghe nặng nhất là 71,3 dB; ca mất nghe thấp nhất là 26,3 dB.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác: - Phan Văn Dưng (2000) nghiên cứu 50 bệnh nhân mổ vá nhĩ tại Bệnh Viện Trung Ương Huế: Điếc trước mổ chủ yếu là nhẹ 74% và vừa 16%, cũng có 3 ca điếu nặng chiếm 6%, cường độ giảm sức nghe trung bình là 38,02 ± 14,24 dB [13].

Trần Văn Khen (2003) nghiên cứu 131 ca phẫu thuật vá nhĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Khánh Hòa: Điếc nhẹ 75%, điếc vừa 23%, điếc nặng cũng có 3 ca chiếm 2% [17].

Kết quả về thính học trước mổ trong nghiên cứu của một số tác giả khác:

- Phạm Ngọc Chất, Nguyễn Văn Đức, Đặng Hồng Sơn (2002): Thính lực đồ mất trung bình trước mổ là 40-60 dB [7].

- Phạm Ngọc chất (2003): Thính lực giảm trung bình ở người lớn 46,3 ± 4,52 dB; trẻ em là 41,5 ± 9,14 dB [6].

- M.Cavaliere (2007): Thính lực giảm trung bình trước mổ: 36.80 ± 1.94 [51].

Về khoảng Rinne trước mổ

Trong mổ vá nhĩ, đo sức nghe trước mổ để có chỉ định phẫu thuật phù hợp, và là cơ sở để đánh giá lại sau mổ. Tốt nhất vẫn là thính lực đồ biểu hiện điếc dẫn truyền hoặc điếc hỗn hợp nghiêng về dẫn truyền với dự trữ cốt đạo còn tốt (cốt đạo <30 dB) và khoảng Rinne ≥30 dB. Nhưng thực tế không phải bệnh nhân nào cũng được điều kiện như vậy, hơn nữa phẫu thuật ngoài việc phục hồi sức nghe cịn mục đích loại trừ bệnh tích.

Theo bảng 3.13, khoảng Rinne trung bình của chúng tơi là 32,05 ± 8,97 dB phù hợp để chỉ định phẫu thuật vá nhĩ. Ca có khoảng Rinne lớn nhất là 61,3 dB; ca có khoảng Rinne thấp nhất là 18,7 dB. Có 14 bệnh nhân (43,8%) có Rinne <30, những bệnh nhân này chúng tơi vẫn mổ vì ngồi phục hồi sức nghe cịn nhằm lấy sạch bệnh tích cho và phục hồi về mặt giải phẫu cho bệnh nhân.

4.3. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân thường nằm viện từ 7-10 ngày. Cuộc mổ thường kéo dài 3-4 giờ, sau mổ thường được băng ép bằng băng cuộn. Bắt đầu từ ngày thứ 2 thì được băng bằng băng tam giác. Việc rút mèche dẫn lưu sau tai được thực hiện sau 24-48 giờ. Mèche cố định ống tai thường được rút sau 7-10 ngày. Sau rút mèche ống tai hầu hết mảnh ghép dính kín, nhưng cịn ẩm ướt và xuất tiết ở ống tai, sau khi ra viện bệnh nhân được cấp thuốc uống với kháng sinh, kháng viêm trong một tuần. Chúng tôi theo dõi và tái khám sau một tuần, một tháng, 6 tháng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phẫu thuật nội soi vá nhĩ (Trang 73 - 75)