Tác động của chuẩn mực chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 113)

Biến chuẩn mực Chủ quan (CQ) có β3 = 0.042, Po = 10% và e β3 = 1.043

Nếu xác suất Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC ban đầu của DNNVV là 10%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu yếu tố chuẩn mực chủ quan tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất doanh nghiệp Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC sẽ là 10.4% (tăng 0.4% so với xác suất ban đầu là 10%).

4.4.4. Tác động ca s gii thiu

Biến sự Giới thiệu (GT) có β4 = 0.293, Po = 10% và e β4 = 1.34

Nếu xác suất Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC ban đầu của DNNVV là 10%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu yếu tố sự giới thiệu tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất doanh nghiệp Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC sẽ là 12.95% (tăng 2.95% so với xác suất ban đầu là 10%).

4.4.5. Tác động ca giá phí kim toán

Biến Giá phí kiểm toán (GP) có β5 = -3.142, Po = 10% và e β5 = 0.043

Nếu xác suất Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC ban đầu của DNNVV là 10%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu yếu tố giá phí kiểm toán tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất doanh nghiệp Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC sẽ là 0.5% (giảm 9.5% so với xác suất ban đầu là 10%).

4.4.6. Tác động ca quy mô

Biến Quy mô (QM) có β6 = 4.325, Po = 10% và e β6 = 75.57

Nếu xác suất Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC ban đầu của DNNVV là 10%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu yếu tố quy mô doanh nghiệp tăng thêm 1 đơn

vị thì xác suất doanh nghiệp Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC sẽ là 89.4% (tăng 79.4% so với xác suất ban đầu là 10%). 4.4.7. Mc độ nh hưởng ca các yếu t đến s dng dch v kim toán BCTC ca DNNVV Bảng 4.12: Tổng hợp các biến có ý nghĩa thống kê STT Biến β EXP (β) Xác suất ban đầu P0 = 10% Tốc độ tăng (giảm) % Vị trí ảnh hưởng P1 1 Nhận thức về lợi ích kiểm toán (LI) 6.506 .669 98.7 88.7 1

2 Các bên liên quan (LQ) .399 1.490 14.2 4.2 4 3 Chuẩn mực chủ quan (CQ) .042 1.043 10.4 0.4 6 4 Sự giới thiệu (GT) .293 1.340 12.95 2.95 5 5 Giá phí kiểm toán (GP) -3.142 0.043 0.5 -9.5 3 6 Quy mô (QM) 4.325 75.57 89.4 79.4 2

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS

Từ kết quả phân tích nhân tố và mô hình hồi quy Logistic, tác giả đưa ra 6 yếu tố tác động đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC bao gồm: nhận thức về lợi ích kiểm toán, các bên liên quan, chuẩn mực chủ quan, sự giới thiệu, giá phí kiểm toán và quy mô. Trong đó:

* Yếu tố nhận thức về lợi ích kiểm toán là yếu tố có tác động cùng chiều mạnh nhất đến quyết có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV. Điều này chứng tỏ nếu như chủ các DNNVV có đầy đủ nhận thức về lợi ích của việc sử dụng kiểm toán BCTC họ sẽ sẵn sàng sử dụng dịch vụ này. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Collis (2004) và Collis và cộng sự (2005). Theo kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của luận án, kết quả này có thểđược giải thích như sau chủ các DNNVV tại Việt Nam hầu hết là những người có tri thức (93.8% người được hỏi có trình độđại học hoặc sau đại học) và họ có nhận thức tốt về hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị mình. Trong quá trình đưa ra quyết định, chủ DNNVV sẽđánh giá giữa lợi ích và chi phí của dịch vụ kiểm toán BCTC, nếu như họ thấy rằng dịch vụ này không giúp ích gì được cho

hoạt động của đơn vị hoặc có lợi ích nhưng lại ít hơn so với chi phí bỏ ra thì họ sẽ không sử dụng dịch vụ. Đó chính là lý do vì sao khi đưa ra lý do Không sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC phần lớn là do “vẫn tin tưởng vào đội ngũ kế toán – tài chính” và “chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC không tương xứng với giá phí kiểm toán” (Bảng 4.1).

* Yếu tố quy mô doanh nghiệp là yếu tố có tác động cùng chiều mạnh thứ hai đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Carey, Sumnett và Tanewski (2000), Hay và Davis (2002), Tauringana và Clarke (2000) tại New Zealand, Norashikin và Malcom (2012), Rohana và Zubaidah (2013) tại Malaysia. Như vậy có thể khẳng định chắc chắn quy mô là một nhân tố quan trọng khi mà những doanh nghiệp có quy mô càng tiệm cận tới ngưỡng trên thì càng có xu hướng tự nguyện thực hiện kiểm toán. Khi một doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô đồng nghĩa với việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu nội tại đòi hỏi sự phát sinh về quản trị nội bộ, sự phức tạp của hệ thống kế toán, sự gia tăng của các nghiệp vụ kinh tế. Khi đó nhu cầu đặt ra cần có sự tư vấn của các chuyên gia kế toán tài chính độc lập và sử dụng dịch vụ kiểm toán BCYC. Trong trường hợp này, nếu như các cơ quan lập pháp mở rộng ngưỡng để xác định một DNNVV thì kiểm toán bắt buộc là không cần thiết, vì doanh nghiệp có quy mô càng lớn càng có xu hướng sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC.

Kết quả khảo sát lý do Không sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC (bảng 4.1) cũng đồng thuận kết quả trên khi các chủ DNNVV nhận thấy rằng quy mô doanh nghiệp nhỏ và chưa có nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC phát sinh. Nghĩa là mặc dù có nhận thức về lợi ích của kiểm toán BCTC nhưng do bản thân doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên việc sử dụng là không cần thiết.

* Yếu tố giá phí kiểm toán là yếu tố tác động ngược chiều nhưng mạnh thứ ba đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV. Trong quá trình xem xét lợi ích – chi phí trước khi sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC, thì nhận thức về lợi ích của dịch vụ là tiêu thức đại diện cho lợi ích và giá phí là tiêu thức đại diện cho chi phí. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu giá phí kiểm toán tăng lên thì khả năng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC giảm đi. Kết quả này ủng hộ quan điểm với nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Thanh và Đào Nhật Minh (2015) và Collis (2005).

* Yếu tố sự giới thiệu có tác động cùng chiều đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV. Theo kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của luận án, kết quả này có thể được giải thích như sau dịch vụ kiểm toán BCTC cũng mang tính chất giống như các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác, nghĩa là người mua có xu hướng tham khảo ý kiến của những người xung quanh để hình thành nên thông tin về sản

phẩm và thông tin càng có nhiều thì ý định mua sản phẩm sẽ càng lớn. Như vậy việc thu thập thông từ những người xung quanh sẽ giúp họ có cơ sở tìm đến sản phẩm và nảy sinh ý định mua sản phẩm, trong phạm vi nghiên cứu về các DNNVV thì những người xung quanh bao gồm các công ty kiểm toán độc lập, kế toán viên, thư ký, các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet và chủ các doanh nghiệp khác. Đó chính là nguyên nhân vì sao khi được hỏi lý do Không sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC, các doanh nghiệp đã đưa ra lý do “không có thông tin về các công ty kiểm toán độc lập” (bảng 4.1).

* Yếu tố các bên liên quan có tác động cùng chiều đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV. Trong phạm vi nghiên cứu về các DNNVV thì các bên liên quan được hiểu như các nhóm đối tượng có khả năng tác động và chi phối đến hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu này ủng hộ hướng nghiên cứu của Carey, Sumnett và Tanewski (2000) và Collis (2005) dựa trên cơ sở của học thuyết đại diện. Theo đó DNNVV có xu hướng người chủ sở hữu cũng là người điều hành quản lý. Nếu như sự cách biệt sở hữu và quản lý ngày càng gia tăng, chủ sở hữu không tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành, các thông tin kế toán tài chính không được cung cấp đến các cổ đông thì sự cần thiết của kiểm toán là tất yếu. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát khi các doanh nghiệp “chủ trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt động” sẽ không sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC” (bảng 4.1).

* Yếu tố chuẩn mực chủ quan có tác động cùng chiều đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV, tuy nhiên tác động này không đáng kể. Theo kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của luận án có thểđược giải thích như sau mặc dù chủ các DNNVV là những người có kiến thức và hiểu biết về việc sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC nhưng đây không phải là là vấn đề mang tính đạo đức, xã hội quá lớn có khả năng chi phối đến quyết định của họ. Họ cũng không phải chịu áp lực, bị xã hội lên tiếng hay vi phạm pháp luật nếu như không sử dụng dịch vụ này. Chính vì vậy khi khảo sát ý kiến Không sử dụng dịch vụ BCTC, một số ít câu trả lời cho rằng do “luật định không bắt buộc”.

4.5. Phân tích sự khác biệt sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV

Để đánh giá sự khác biệt trong sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV theo yếu tố lĩnh vực hoạt động, tác giả sử dụng kiểm định Chi - Square là kiểm định phi tham số trong trường hợp biến phụ thuộc là biến định danh.

Bảng 4.13: Kết quả phân tích sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV theo lĩnh vực hoạt động

Chi-Square Tests

Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 255.617a 2 .635

Likelihood Ratio 251.762 2 .634

Linear-by-Linear

Association 231.238 1 .626

N of Valid Cases 116

a. 0 cells (0.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 1.31.

Symmetric Measures

Value Approx. Sig. Nominal by Nominal Phi .238 .000 Cramer's V .238 .000 N of Valid Cases 116 Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS

Kết quả kiểm định Chi – Square cho thấy mức ý nghĩ thống kê Sig.(2 – sided) > 0,05 giá trị Pearson Chi – Square bằng 255.6 và không có ô nào tần suất quan sát xuất hiện nhỏ hơn 5. Kết quả khẳng định không có sự khác biệt nào trong sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC giữa các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản, công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ. Như vậy giả thuyết “sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau là như nhau”

được khẳng định.

Chi tiết hơn theo phụ lục 4 cho thấy, xét theo lĩnh vực hoạt động thì các DNNVV thuộc hai ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ có tỷ lệ Không

sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC tương đương nhau (lần lượt 66,7% và 57,1%). Ngành nông lâm nghiệp thủy sản lại có tỷ lệ số DNNVV Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC nhiều hơn là 66,7%. Kết quả này phù hợp với báo cáo của VCCI (2017) về thực trạng hoạt động của các DN Việt Nam trong đó nhấn mạnh Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là một trong ba ngành có sự tăng trưởng về số lượng DN đăng ký thành lập và tăng trưởng về quy mô vốn mạnh nhất (chiếm 62,3%) bên cạnh hai ngành khác là Kinh doanh bất động sản và Nghệ thuật, vui chơi và giải trí.

4.6. Dự báo của mô hình hồi quy logistic

Phương trình hồi quy logistic tổng quát có dạng:

Dựa vào thông tin trên bảng 4.11, phương trình tương quan logistic theo hướng kinh tế của luận án như sau:

Từ phương trình trên ta có:

E (Y/X): Xác suất Y = 1 xuất hiện, nghĩa là Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC, khi biến độc lập X giá trị cụ thể Xi

Như vậy để dự báo xác suất một doanh nghiệp Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC ta có thể dựa vào các yếu tố nhận thức về lợi ích kiểm toán, các bên liên quan, chuẩn mực chủ quan, sự giới thiệu, giá phí kiểm toán và quy mô.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày một cách đầy đủ các kết quả nghiên cứu của đề tài. Đầu tiên, thực trạng hoạt động của DNNVV tại Việt Nam cũng thực trạng nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC được tổng hợp dựa trên các nguồn dữ liệu thứ cấp. Sau đó, theo quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV tại Việt Nam. Dữ liệu sơ cấp thu thập được đã được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Thống kê mô tả mẫu được thực hiện dựa trên các yếu tố về vị trí địa lý, qui mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, giới tính và bằng cấp của đối tượng khảo sát. Tiếp theo các thang đo được đánh giá giá trị bằng kiểm định EFA và kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach Alpha. Chương 4 cũng trình bày những nội dung liên quan đến việc kiểm định giả thiết thiết lập mô hình hồi quy trước khi thực hiện phân tích hồi quy logistic.

Dựa trên kết quả phân tích, sáu yếu tốảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC được xem xét bao gồm: nhận thức về lợi ích của kiểm toán, các bên liên quan, chuẩn mực chủ quan, sự giới thiệu, giá phí kiểm toán và quy mô. Chương tiếp theo sẽ trình bày những nội dung cuối cùng của luận án bao gồm tóm tắt kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị với các công ty kiểm toán độc lập, các DNNVV và các cơ quan nhà nước, những hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu

Luận án đã thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu, qua đó giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu:

(1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV?

(2) Mức độảnh hưởng của các yếu tốđến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV như thế nào?

(3) Các khuyến nghị nào cần đưa ra nhằm tăng cường việc sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV?

Từ kết quả nghiên cứu lần lượt các câu hỏi được trả lời như sau:

(1) Những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV bao gồm 6 yếu tố sau: Nhận thức về lợi ích kiểm toán, Các bên liên quan đến doanh nghiệp, Chuẩn mực chủ quan, Sự giới thiệu, Giá phí kiểm toán và Quy mô doanh nghiệp.

(2) Mức độảnh hưởng của các yếu tốđến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV:

- Yếu tố nhận thức về lợi ích kiểm toán là yếu tố có tác động cùng chiều mạnh nhất đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV

- Yếu tố quy mô doanh nghiệp là yếu tố có tác động cùng chiều mạnh thứ hai đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV

-Yếu tố giá phí kiểm toán có tác động ngược chiều nhưng mạnh thứ ba đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV

- Yếu tố sự giới thiệu có tác động cùng chiều đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV

- Yếu tố các bên liên quan có tác động cùng chiều đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV

- Yếu tố chuẩn mực chủ quan có tác động cùng chiều nhưng mức độ yếu nhất đến có tác động cùng chiều đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV

Kết quả trên là phù hợp bởi vì các DNNVV trong nghiên cứu không thuộc đối tượng bắt buộc thực hiện kiểm toán BCTC theo luật định do đó các doanh nghiệp sẽ lựa chọn sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC nếu như họ nhận thấy lợi ích từ dịch vụ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)