Ở Việt Nam kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, hoạt động kiểm toán độc lập (KTĐL) trở nên đa dạng và phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu kiểm toán của nền kinh tế. Bên cạnh các công ty KTĐL có vốn đầu tư nước ngoài, ngày 13/05/1991 Bộ tài chính đã thành lập hai công ty kiểm toán Việt Nam đầu tiên là công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và công ty dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC). Đây là tiền đề cho sự ra đời của các công ty KTĐL tiếp theo tạo nên nguồn cung dịch vụ kiểm toán đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế.
Về năng lực cung cấp dịch vụ theo số liệu được Bộ tài chính (2017) công bố, tính đến tháng 12/2016 trên toàn quốc có 232 đại lý thuế, chủ yếu phân bổ ở các thành phố lớn, số lượng các doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm
toán được cấp phép là 162 công ty, với số lượng kiểm toán viên hành nghề được cấp giấy phép hành nghềđến năm 2017 là trên 1.700 kiểm toán viên. Nguồn cung dịch vụ kiểm toán BCTC từ các công ty KTĐL vô cùng lớn khi chỉ tính riêng 10 công ty KTĐL có doanh thu cao nhất đã đạt tới 3.300 tỷ trong năm 2016.
Biểu đồ 4.11 Top 10 Công ty KTĐL có doanh thu lớn nhất 2016
Nguồn: Bộ Tài chính (2017)
Cũng theo số liệu mà Bộ tài chính công bố về 50 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường thì Big4 (bao gồm E&Y, PWC, Deloitte và KPMG) chiếm 82% lượng khách hàng. Thị trường hướng đến của các công ty Big4 thường là các tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các doanh nghiệp nhà nước lớn. Bên cạnh đó một số công ty kiểm toán Non-Big4 của Việt Nam cũng trên đà phát triển tốt như AASC, A&C, Anviet CPA ... lại có đối tượng khách hàng đa dạng hơn bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế và thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, thực trạng hoạt động kiểm toán độc lập hiện nay tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Việc tăng trưởng về số lượng chưa đi liền với chất lượng; nhiều công ty kiểm toán đã liên tục thay đổi pháp nhân, nhân sự kiểm toán viên cũng dịch chuyển và xáo trộn không ngừng. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh bằng giá phí kéo dài trong nhiều năm khiến chất lượng kiểm toán có dấu hiệu đi xuống, chưa đáp ứng được kỳ vọng của công chúng cũng như của các cấp quản lý. Chính vì thực trạng hoạt động còn nhiều bất cập nên số lượng các công ty KTĐL được Bộ Tài chính cho phép thực
hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng năm 2018 còn hạn chế (32 công ty chiếm 20% tổng số các công ty KTĐL trên thị trường). Kết quả Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2016 do Bộ tài chính thực hiện cho thấy trong số 15 doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra có 12 DN chất lượng dịch vụ đạt yêu cầu và 03 DN chất lượng dịch vụ không đạt yêu cầu (chiếm 20%) (Chi tiết phụ lục số 7). Đây cũng là một lưu ý cho các DNNVV trước khi sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC cần phải xem xét chất lượng dịch vụ từ những nhà cung cấp có uy tín.
Khi cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho các DNNVV thách thức đặt ra đối với các công ty kiểm toán độc lập đó là các dịch vụ này phải đảm bảo có chất lượng và giá cả hợp lý, dễ tiếp cận. Do trình độ kiến thức của các DNNVV khác nhau (kể cả về mức độ lẫn lĩnh vực hoạt động), do vậy các phương pháp marketing cũng như cách thức tổ chức cung cấp dịch vụ cần phải được nghiên cứu sâu. Hiện nay các công ty kiểm toán độc lập chưa thật sự chủđộng giới thiệu, quảng bá và cung cấp dịch vụ cho khách hàng sử dụng. Ngoài ra còn một thách thức nữa đó là sự thiếu vắng các hiệp hội ngành nghề trong việc tham gia vào thị trường.
Về phía các công ty kiểm toán độc lập, các công ty cũng nhận thấy rằng các DNNVV là một trong những thị trường tiềm năng với số lượng doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều lần so với lượng khách hàng hiện tại. Một số các công ty kiểm toán Big4 và công ty kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài đã hình thành phòng ban chức năng để chăm sóc riêng đối tượng khách hàng là các DNNVV. Tuy nhiên qua khảo sát KTV tại một số công ty kiểm toán độc lập thì phân khúc khách hàng này mặc dù được chú trọng nhưng chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng sổ các doanh nghiệp mà công ty kiểm toán độc lập cung cấp dịch vụ.
4.3. Kết quả nghiên cứu
Tác giảđã tiến hành khảo sát 125 DNNVV tại Việt Nam và thu thập được 116 phiếu điều tra hợp lệđểđưa vào phân tích. Trong chương 4 này tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu trên cơ sở phân tích những dữ liệu đã thu thập được. Các bước phân tích xử lý dữ liệu trong chương này bao gồm những nội dung chính như sau:
(1) Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua Cronbach Alpha (2) Xây dựng ma trận tương quan
(3) Phân tích nhân tố khám phá
(4) Kiểm định các giả thiết để thiết lập mô hình hồi quy logistic (5) Phân tích mô hình hồi quy logistic
(6) Dự báo của mô hình hồi quy logistic tới khả năng sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Trong quá trình xây dựng thang đo, nghiên cứu định lượng sơ bộ đã được thực hiện đểđánh giá độ tin cậy trên mẫu nghiên cứu gồm 16 đơn vị. Sau khi thực hiện khảo sát và thu thập dữ liệu, các yếu tốđo lường đều được đánh giá lại độ tin cậy.
Trong bảng khảo sát, mỗi yếu tốđược hình thành từ các câu hỏi (biến quan sát). Để kiểm tra độ tin cậy của thang đo các yếu tố này, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha. Việc sử dụng hệ số này nhằm để loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế những biến rác trong mô hình nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Theo Hair và cộng sự (1998) thì Cronbach Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là thang đo sử dụng được, từ 0,6 trở lên là có thể chấp nhận được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc được nghiên cứu trong bối cảnh mới.
Trong quá trình xem xét và loại bỏ các biến không phù hợp, tác giả tập trung vào hai hệ số: Cronbach’s Alpha if Item Deleted và Item – total correlation (hệ số tương quan biến tổng). Trong phạm vi nghiên cứu này, mẫu nghiên cứu có kích thước là 116 đơn vị, tác giả sẽ giữ lại các thang đo có hệ số Cronbach Alpha >= 0,6; hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha của biến tổng và có hệ số tương quan biến tổng >= 0,3.
Kết quả kiểm định thang đo được đánh giá qua bảng 4.3 sau:
Bảng 4.3. Kết quảđánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua khảo sát chính thức Reliability
Scale: ALL VARIABLES Case Processing Summary
Items (Biến quan sát) Scale Mean if Item Deleted (Thang đo trung bình nếu loại biến) Scale Variance if Item Deleted (Phương sai thang đo nếu loại biến) Corrected Item – Total Correlation (Tương quan biến tổng) Cronbach’s Alpha if Item Deleted (Cronbach’s Alpha nếu loại biến) Nhận thức về lợi ích của kiểm toán – LI: Cronbach Alpha = 0.855
LI1 36,49 39,521 ,321 ,83
LI3 36,37 39,785 ,432 ,80 LI4 36,29 39,110 ,450 ,76 LI5 36,93 39,338 ,334 ,81 LI6 36,82 37,005 ,590 ,79 LI7 36,61 37,128 ,446 ,80 LI8 36,24 36,124 ,376 ,82
Tác động của các bên liên quan – LQ: Cronbach Alpha = 0,783
LQ1 7,76 1,21 ,55 ,45
LQ2 7,45 1,40 ,78 ,62
LQ3 7,96 1,81 ,61 ,57
Chuẩn mực chủ quan – CQ: Cronbach Alpha = 0,825
CQ1 15,62 5,66 ,68 ,80
CQ2 15,32 6,04 ,56 ,79
CQ3 15,78 5,39 ,55 ,82
CQ4 15,94 5,22 ,72 ,77
Sự giới thiệu – GT: Cronbach Alpha = 0,806
GT1 11,33 4,12 ,34 ,71
GT2 11,67 4,56 ,42 ,68
GT3 11,56 4,91 ,45 ,56
GT4 11,23 4,87 ,43 ,59
GT5 11,76 4,31 ,49 ,63
Giá phí kiểm toán – GP: Cronbach Alpha = 0,793
GP1 5,05 1,02 ,61 ,69
GP2 5,65 1,67 ,51 ,67
GP3 5,76 1,72 ,50 ,70
Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả
- Nhận thức lợi ích của kiểm toán
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho yếu tố Nhận thức lợi ích của kiểm toán là 0,855. Các biến quan sát LI1, LI2, LI3, LI4, LI5, LI6, LI7, LI8 đều có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng. Các
hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Như vậy là thang đo tốt, có tương quan chặt chẽ với nhau đểđo lường biến phụ thuộc sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC.
- Tác động của các bên liên quan
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho yếu tố Tác động của các bên liên quan là 0,783. Các biến quan sát LQ1, LQ2, LQ3 đều có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Như vậy là thang đo đảm bảo tốt về mặt tin cậy, có tương quan chặt chẽ với nhau đểđo lường biến phụ thuộc sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC.
- Chuẩn mực chủ quan
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho yếu tố Chuẩn mực chủ quan là 0,825. Các biến quan sát CQ1, CQ2, CQ3, CQ4 đều có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Như vậy là thang đo đảm bảo tốt về mặt tin cậy, có tương quan chặt chẽ với nhau đểđo lường biến phụ thuộc sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC.
- Sự giới thiệu
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho yếu tố Sự giới thiệu là 0,806. Các biến quan sát GT1, GT2, GT3, GT4, GT5 đều có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Như vậy là thang đo đảm bảo tốt về mặt tin cậy, có tương quan chặt chẽ với nhau đểđo lường biến phụ thuộc sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC.
-Giá phí kiểm toán
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho yếu tố Giá phí kiểm toán là 0,793. Các biến quan sát GP1, GP2, GP3, GP4, GP5 đều có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Như vậy là thang đo đảm bảo tốt về mặt tin cậy, có tương quan chặt chẽ với nhau đểđo lường biến phụ thuộc sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC.
Kết quả đánh giá giá trị thang đo thông qua thông qua hệ số Cronbach Alpha cho thấy các biến quan sát đã được xác định trước đây trong mô hình đều được giữ lại.