toán BCTC
Qua tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan, những đặc điểm của DNNVV tại Việt Nam có ảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính có thể khái quát thành: (i)quy mô vốn kinh doanh và ngành nghề kinh doanh, (ii)tổ chức bộ máy quản lý và hình thức sở hữu , (iii)quản lý tài chính và, (iv)tổ chức hoạt động kế toán.
Thứ nhất, đặc điểm về quy mô vốn kinh doanh và ngành nghề kinh doanh.
Theo Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam năm 2016 (VCCI, 2017) thì các DNNVV tại Việt Nam có sự tương đồng về quy mô vốn và quy mô lao động. Các tiêu chí này có ưu điểm là phản ánh đúng cốt lõi khái niệm và bản chất của các DNNVV nhưng lại khó xác định trên thực tế. Tuy nhiên trên hệ thống các tiêu chí này đa sốđược các học giả nghiên cứu khi xem xét phương thức xây dựng các đạo luật và chính sách tác động tới DNNVV. Và để dễ xác định, từng nhân tố định tính sẽ được lượng hóa cụ thể.
Khi lựa chọn giữa hai tiêu chí về quy mô vốn hoặc tài sản và quy mô lao động theo nghị định số 56/2009/NĐ – CP, tác giả sử dụng tiêu chí quy mô vốn hoặc tài sản để xác định DNNVV. Đặc điểm của DNNVV Việt Nam cũng cho thấy sự tương đồng về vốn và quy mô lao động. Các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ về lao động luôn chiếm tỷ lệ lớn trong số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn. Tương tự các doanh nghiệp có quy mô lớn về lao động cũng thường là các doanh nghiệp có quy mô lớn về vốn. Tuy nhiên có sự khác biệt về các doanh nghiệp có quy mô vừa về vốn và quy mô vừa về lao động. Các doanh nghiệp có quy mô vừa về vốn lại chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ về lao động (93,37%). Tương tự có đến 43,66% các doanh nghiệp có quy mô vừa về lao động lại là các doanh nghiệp có quy mô lớn về vốn.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của DNNVV thường tập trung với các ngành nghề sản xuất. Do vậy các quan hệ kinh tế, tài chính phức tạp thường hiếm gặp, số lượng các nghiệp vụ các giao dịch cũng ít hơn, đơn giản hơn, công tác kế toán cũng như quản lý dễ kiểm tra kiểm soát hơn.
Bảng 2.3: Sự tương thích trong phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí lao động và theo tiêu chí vốn năm 2016
Tiêu thức Quy mô vốn Tổng
cộng Nhỏ Vừa Lớn Quy mô doanh nghiệp theo lao động Siêu nhỏ Số lượng (DN) 256.171 27.347 4.077 287.595 Tỷ lệ theo dòng (%) 89,07 9,51 1,42 71,50 Tỷ lệ theo cột (%) 83,04 37,98 18,74 Nhỏ Số lượng (DN) 50.164 39.878 8.961 99.003 Tỷ lệ theo dòng (%) 50,67 40,28 9,05 24,61 Tỷ lệ theo cột (%) 16,26 55,39 41,19 Vừa Số lượng (DN) 1.371 2.759 3.200 7.330 Tỷ lệ theo dòng (%) 18,70 37,64 43,66 1,82 Tỷ lệ theo cột (%) 0,44 3,83 14,71 Lớn Số lượng (DN) 793 2.013 5.517 8.323 Tỷ lệ theo dòng (%) 9,53 24,19 66,29 2,07 Tỷ lệ theo cột (%) 0,26 2,80 25,36 Tổng cộng Số lượng (DN) 308.499 71.997 21.755 402.251 Tỷ lệ (%) 76,69 17,90 5,41 100,00 Nguồn: VCCI (2017)
Thứ hai, đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và hình thức sở hữu
Xem xét chi tiết hình thức sở hữu phân theo quy mô DN, có thể thấy DN ngoài nhà nước chiếm đến 93,6% trong số các DN có quy mô nhỏ. Các DN nhà nước chủ yếu có quy mô lớn (42,29%) và quy mô nhỏ (40,2%), trong khi các DN FDI cũng chủ yếu có quy mô nhỏ (46,13%) tiếp đến là DN có quy mô siêu nhỏ (25,53%) và quy mô lớn (20,18%). Như vậy DN có quy mô vừa đều chiếm tỷ lệ nhỏ ở cả 3 hình thức sở hữu DN.
Bảng 2.4: Phân bổ DN theo quy mô và hình thức sở hữu năm 2016 Tiêu thức Loại hình sở hữu Tổng cộng DN nhà nước DN ngoài nhà nước DN FDI Quy mô doanh nghiệp Siêu nhỏ Số lượng (DN) 90 319.097 3.049 322.236 Tỷ lệ theo dòng (%) 0,03 99,03 0,95 72,82 Tỷ lệ theo cột (%) 3,17 74,61 25,53 Nhỏ Số lượng (DN) 1.139 91.105 5.509 103.753 Tỷ lệ theo dòng (%) 1,10 93,59 5,31 23,45 Tỷ lệ theo cột (%) 40,18 22,70 46,13 Vừa Số lượng (DN) 407 6.304 934 7.685 Tỷ lệ theo dòng (%) 5,30 82.03 12,67 1,74 Tỷ lệ theo cột (%) 14,36 1,47 8,16 Lớn Số lượng (DN) 1.199 5.203 2.410 8.812 Tỷ lệ theo dòng (%) 13,61 59,04 27,35 1,99 Tỷ lệ theo cột (%) 42.29 1,22 20,18 Tổng cộng Số lượng (DN) 2.835 427.709 11.942 422.486 Tỷ lệ (%) 0,64 96,66 2,70 100,00 Nguồn: VCCI (2017)
Hầu hết các DNNVV Việt Nam đi lên từ mô hình sản xuất hộ gia đình, cá thể nhỏ lẻ. Điều này có ảnh hưởng đến các yếu tố về văn hóa và quản lý doanh nghiệp.
Theo Trần Ngọc Hùng (2016) thì trình độ của chủ DNNVV ngày càng được nâng cao trước áp lực cạnh tranh gay gắt của quá trình hội nhập toàn cầu. Tỷ lệ chủ doanh nghiệp tốt nghiệp đại học là 60% và con số này lần lượt đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ là 61% và DN vừa 62%. Khi trình độ của chủ DNNVV tốt hơn thì khả năng nhận thức, hiểu biết và đánh giá lợi ích của việc sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC trong doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi. Trong số các doanh nghiệp được khảo sát thì số lượng chủ doanh nghiệp có bằng đại học chiếm 93,8% thể hiện sự hiểu biết tương đối rõ ràng về những lợi ích của hoạt động quản trị tài chính nói chung và hoạt động kiểm toán BCTC nói riêng. Số liệu này cho thấy trình độ học vấn và khả năng tiếp cận kiến thức, tính năng động của các chủ DNNVV là rất khả quan.
Tại hầu hết các DNNVV thì bộ máy tổ chức được bố trí tương đối đơn giản, chủ yếu theo mô hình trực tuyến mà theo đó nhà quản lý và chủ doanh nghiệp sẽ trực tiếp chỉ đạo hầu hết mọi hoạt động và phòng ban chức năng. Các vị trí chức vụ trong bộ máy thường được kiêm nhiệm và bố trí rút gọn để giảm thiểu chi phí. Chính vì đặc điểm này mà việc vận hành bộ máy của DNNVV đơn giản, không cồng kềnh nhưng lại tiềm ẩn nguy cơđể phát sinh gian lận và sai phạm. Tuy nhiên do cơ cấu bộ máy nhỏ gọn nên DNNVV có lợi thế trong việc triển khai và thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như tiếp cận với những nội dung thay đổi mới. Những chỉđạo từ cấp trên xuống cấp dưới sẽ được thực hiện nhanh chóng và không gặp trở ngại do đó mà DNNVV có thể giải quyết các khó khăn một cách đồng thuận, dễ dàng hơn so với các DN có quy mô lớn.
Các DNNVV Việt Nam cũng thường là các doanh nghiệp đóng (Non – public). Chứng khoán hoặc các công cụ tài chính do các doanh nghiệp phát hành không có tính thanh khoản cao và không được trao đổi rộng rãi trên thị trường chứng khoán. Một số quốc gia cũng quy định DNNVV phải là doanh nghiệp độc lập đồng nghĩa với việc không bị các doanh nghiệp hoặc các nhóm doanh nghiệp khác sở hữu quá 25% tổng số tài sản, do đó nghĩa vụ pháp lý công bố tài chính của các doanh nghiệp này có những giới hạn nhất định và đơn giản hơn so với các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Những đặc điểm về bộ máy quản lý của DNNVV như trên sẽ có ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC. Việc sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC sẽ xuất phát từ quá trình nhận thức về lợi ích của kiểm toán cũng như nhận định về gian lận và sai phạm trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp.
Thứ ba, đặc điểm về quản lý tài chính
Nếu như đặc điểm của các doanh nghiệp quy mô lớn là các công ty cổ phần hoặc các công ty trách nhiệm hữu hạn thì các DNNVV có hình thức sở hữu đa dạng và trách nhiệm của chủ sở hữu có thể là hữu hạn hoặc vô hạn.
Xét về khả năng tài chính thì các DNNVV thường khó tiếp cận với nguồn trợ giúp về tài chính hoặc các nguồn vốn vay. Điều này thể hiện ở chỉ số khả năng trả lãi vay tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp (VCCI, 2017). Các doanh nghiệp lớn luôn có chỉ số này cao nhất tạo điều kiện thuận lợi khi tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng. Trong khi đó DNNVV luôn có chỉ số này thấp, khiến mức độ bảo đảm của các doanh nghiệp này sẽ thấp hơn khi tiếp cận các khoản vay của ngân hàng. Chỉ số thanh toán hiện tại của DNNVV lại rất tốt thể hiện một thực tếđó là các doanh nghiệp càng nhỏ, càng ít có điều kiện để tiếp cận với các khoản vay ngân hàng cũng như các khoản mua hàng trả chậm, trong khi đối với các doanh nghiệp quy mô lớn thì thuận lợi hơn nhiều. Đối với năng lực tài chính thì các DNNVV ở Việt Nam có năng lực sinh lợi thấp và dễ bị thua lỗ. Thống kê của VCCI (2017) cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thường dễ bị thua lỗ nhất. Mặt khác, khi xem xét năng lực sinh lợi của doanh nghiệp dựa trên các chỉ số hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA), hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) thì ROA và ROE tăng cùng chiều với quy mô doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV tại Việt Nam còn yếu.
Thứ tư, đặc điểm về tổ chức hoạt động kế toán
Khi xem xét đặc điểm tổ chức hoạt động kế toán của các DNNVV Việt Nam cần bàn đến hai nội dung là tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán.
Về tổ chức bộ máy kế toán, hầu hết các DNNVV ở Việt Nam tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Trong trường hợp các DNNVV có các chi nhánh, công ty con hoặc các đơn vị trực thuộc thì công tác kế toán vẫn được thực hiện tập trung tại trụ sở chính. Cũng giống như bộ máy quản lý thì bộ máy kế toán của các DNNVV có số lượng nhân sự ít và phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc. Ví dụ vừa làm kế toán lương vừa làm thủ quỹ, kế toán trưởng làm kế toán tổng hợp … Trong các doanh nghiệp tham gia khảo sát thì số nhân viên kế toán thường giao động từ 3 – 7 người. Một số trường hợp đặc biệt (chiếm 9% số doanh nghiệp được hỏi) không tổ chức nhân sự kế toán mà hoàn toàn thuê ngoài từ việc ghi chép sổ sách và lập các báo cáo tài chính cũng như báo cáo thuế. Cũng chính vì bộ máy nhân sự nhỏ gọn nên 87% số doanh nghiệp được hỏi không tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ bên trong đơn vị. Hoạt động kế toán chủ yếu được soát xét cuối quý hoặc cuối năm và do kế toán trưởng hoặc thủ trưởng đơn vị tự thực hiện. Đây cũng là một điểm yếu khi mà việc kiểm tra kiểm soát phụ thuộc tương đối lớn vào trình độ chuyên môn và là cơ hội để xảy ra các sai phạm và gian lận.
Về tổ chức công tác kế toán, khác với các doanh nghiệp hoặc các tập đoàn có quy mô lớn chịu áp lực của việc tuân thủ các chếđộ, chuẩn mực kế toán trong nước và
quốc tế, các DNNVV tại Việt Nam vẫn áp dụng các quy định về kế toán một cách tự phát. Mặc dù chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV đã được Hội đồng chuẩn mực quốc tế (IASB) ban hành từ năm 2009 nhưng sau một thập niên các chuẩn mực này vẫn chưa được chính thức áp dụng tại Việt Nam. Ngoại trừ một số các DNNVV có vốn đầu tư nước ngoài FDI thì hầu hết các doanh nghiệp còn lại còn khá xa lạ với chuẩn mực kế toán quốc tế này. Hiện nay các DNNVV tại Việt Nam đang áp dụng chế độ kế toán cho DNNVV theo Thông tư 133/2016/TT – BTC có những bổ sung sửa đổi. Với lực lượng nhân sự mỏng và kiêm nhiệm nhiều chức năng như hiện nay đòi hỏi các DNNVV cần phải kiện toàn bộ máy và tích cực sử dụng các dịch vụ chuyên gia để củng cố hoạt động kế toán của đơn vị.