2.2.4.1. Các lý thuyết liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính
Tổng quan cơ sở lý thuyết cho thấy có rất nhiều lý thuyết được sử dụng để giải thích về nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC. Một số lý thuyết nổi tiếng, được sử dụng phổ biến và là nền tảng cho các nghiên cứu về kiểm toán; trong khi đó một số lý thuyết khác mới chỉ dừng ở mức độ nêu ra quan điểm cá nhân của nhà nghiên cứu. Theo Hayes và cộng sự (2005) thì hiện nay có bốn lý thuyết chính giải thích sự hình thành tất yếu của hoạt động kiểm toán BCTC.
Lý thuyết phát hiện gian lận (Policeman Theory): Lý thuyết này ra đời trong bối cảnh những năm đầu thế kỷ 20 với sự phát triển của thị trường chứng khoán và các công ty cổ phần cũng như do sự mở rộng quy mô của các doanh nghiệp, dần dần đã diễn ra sự tách rời quyền sở hữu của các cổ đông và chức năng điều hành của nhà quản lý. Từđó đã xuất hiện nhu cầu kiểm tra của các chủ sở hữu để chống lại sự gian lận của các nhà quản lý lẫn những người làm công, do đó kiểm toán độc lập đã ra đời để đáp ứng cho nhu cầu này. Lý thuyết cảnh sát tuyên bố rằng kiểm toán viên chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát hiện và ngăn ngừa gian lận.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò của kiểm toán dần chuyển sang phục vụ cho cổđông trong cộng đồng hơn là lợi ích của các người chủ sở hữu. Do đó trọng tâm chính của kiểm toán BCTC là cung cấp sự bảo đảm hợp lý và xác minh tính trung thực đáng tin cậy của BCTC. Xen kẽ trong đó vẫn là áp lực gia tăng trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện ra gian lận, đặc biệt là sau những bê bối tài chính kế toán.
Lý thuyết tín nhiệm cho vay (Lending Credibility Theory) Lý thuyết này bắt nguồn từ nhận thức của công chúng rằng chức năng chính của kiểm toán là bảo đảm tính đáng tinh cậy của BCTC. Nếu các bên liên quan như Chính phủ, cổ đông, chủ nợ, khách hàng … đưa ra quyết định dựa trên thông tin họ nhận được thì họ phải tin tưởng rằng thông tin đã được kiểm chứng bởi danh tiếng và uy tín của các công ty kiểm toán. Kiểm toán giúp giảm thiểu sự bất đối xứng thông tin giữa nhà quản lý và các bên liên quan. Các BCTC đã được kiểm toán làm tăng độ tin cậy cho người sử
dụng và gia tăng lợi ích trong quá trình đưa ra các quyết định kinh tế. Theo quan điểm này dịch vụ kiểm toán BCTC mà kiểm toán độc lập cung cấp cho khách hàng chính là uy tín và sự tín nhiệm.
Tuy nhiên cũng có nhiều lý thuyết khác như “lý thuyết thị trường hiệu quả”
(Efficient Market Theory) (Porter, 1990) cho rằng lý thuyết tín nhiệm cho vay là không hợp lý và thông tin mà kiểm toán viên đưa ra trong BCTC không nhất thiết phải là cơ sở chính cho các nhà đầu tưđưa ra quyết định. Cơ sởđứng sau lý thuyết này được giải thích là do nếu có thông tin nội bộ, những người biết thông tin nội bộ sẽđưa ra quyết định mà không cần đến những thông tin mà kiểm toán cung cấp. Ví dụ những nhà đầu tư biết được thông tin nội bộ sẽ mua bán ngay chứng khoán để thu lợi nhuận, và như vậy giá chứng khoán sẽ thay đổi cho đến khi nào người trong cuộc không thu được lợi nhuận nữa.
Lý thuyết niềm tin ủy thác (Theory of Inspired Confidence) Lý thuyết này còn được diễn giải dưới một tên khác là Lý thuyết kỳ vọng hợp lý (Theory of Rational
Expectation) do Limperg (1932) đưa ra. Không giống như các lý thuyết trước, lý thuyết này giải thích việc hình thành nhu cầu và cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC. Theo Limperg (1932) nhu cầu về dịch vụ kiểm toán là hệ quả trực tiếp của sự tham gia các bên liên quan bên ngoài công ty (bên thứ ba). Các bên liên quan này đòi hỏi trách nhiệm giải trình từ nhà quản lý, đểđổi lại sựđóng góp của họ cho công ty. Do thông tin từ nhà quản lý cung cấp có thể bị tác động vì sự khác biệt giữa lợi ích của nhà quản lý và các bên liên quan nên yêu cầu đặt ra cần có sự kiểm toán nguồn thông tin này. Về mức độđảm bảo mà kiểm toán viên cung cấp, Limperg lập luận rằng kiểm toán viên cần hành động để không làm thất vọng sự mong đợi kỳ vọng của đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC. Vì vậy, trong khả năng của mình, kiểm toán viên cần làm mọi thứđểđáp ứng một cách thỏa đáng nhất mong đợi của công chúng. Theo Carmicheal (2004) những nguyên lý mà lý thuyết niềm tin ủy thác đưa ra rất phù hợp để giải thích sự phát triển của hoạt động kiểm toán, cũng như lý giải chức năng xã hội và cách thức tiến hành kiểm toán trong môi trường hiện tại.
Lý thuyết đại diện (Agency Theory) Lý thuyết đại diện là một lý thuyết nổi tiếng trong kinh tế học được đưa ra bởi hai tác giả Jensen và Meckling (1976). Lý thuyết này được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau trong đó có kiểm toán. Phát triển dựa trên lý thuyết này Watts và Zimmerman (1978), Watts và Zimmerman (1986) cho rằng hoạt động của kiểm toán không chỉ vì lợi ích của các bên thứ ba có liên quan mà còn vì chính lợi ích của nhà quản lý. Một công ty được xem như là hiện thân của rất nhiều các cam kết về lợi ích. Người quản lý công ty cố gắng duy trì những điều kiện tối ưu để đảm bảo những cam kết về lợi ích này: nhận lãi suất
thấp từ ngân hàng, duy trì giá trị cổ phiếu cao cho cổđông, mức thương thỏa đáng cho người lao động. Trong mối quan hệ này, người quản lý là người đại diện, đảm bảo duy trì những lợi ích cho người chủ (ngân hàng, cổđông, người lao động).
Sơđồ 2.4: Những lý thuyết cơ bản về kiểm toán
Nguồn: Hayes và cộng sự (2005)
2.2.4.2. Giả thuyết của Wallace giải thích về sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
Dựa trên 4 lý thuyết cơ bản của kiểm toán BCTC, Wallace (1980) đã đưa ra 3 giả thuyết giải thích nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC bao gồm: giả thuyết Giám sát, giả thuyết Thông tin và giả thuyết Bảo hiểm.
Lý thuyết phát hiện gian lận
Công việc của KTV là bảo đảm tính chính xác số học và phát hiện, ngăn ngừa gian lận
Lý thuyết tín nhiệm cho vay
Nhà quản lý sử dụng BCTC đã được kiểm toán để tăng cường niềm tin của các bên có liên quan
Lý thuyết niềm tin ủy thác
Nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC là tác động trực tiếp của các đối tượng bên ngoài nhưng quan tâm đến tình hình hoạt
động của công ty. Các bên liên quan này đòi hỏi trách nhiệm giải trình từ nhà quản lý, đểđổi lại sựđóng góp của họ cho công ty. Khi
các thông tin từ nhà quản lý cung cấp bị thay đổi phục vụ cho lợi ích cá nhân, thì nhu cầu kiểm toán BCTC là cần thiết
Lý thuyết đại diện
Một công ty được xem như là tập hợp của nhiều cam kết về lợi ích của nhiều đối tượng. KTV không chỉ chịu trách nhiệm bảo đảm lợi ích cho các đối tượng bên ngoài công ty mà còn bảo đảm lợi
Giả thuyết Giám sát (Monitoring Hypothesis)
Giả thuyết Giám sát giả định rằng khi ủy thác quyền sử dụng tài sản cho người đại diện, người đại diện sẽ đồng ý chịu sự giám sát của chủ sở hữu nếu như họ thấy rằng lợi ích mang lại lớn hơn chi phí phải chịu. Giả thuyết này được áp dụng cho tất cả các mối quan hệ có tính tương tác trong tổ chức; không chỉ giữa chủ sở hữu và nhà quản lý mà còn giữa chủ doanh nghiệp với người lao động, giữa chủ nợ và các cổ đông, giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức tín dụng với nhà quản lý. (Wallace 1980 và 1987).
Beaver (1989) chỉ ra rằng giả thuyết Giám sát cố gắng để giải quyết vấn đề phát sinh liên quan đến đạo đức và sự bất đối xứng thông tin giữa nhà quản lý và chủ sở hữu. Những vấn đề về đạo đức xảy ra khi nhà quản lý có cơ hội tiếp cận trực tiếp với thông tin và sử dụng cơ hội này cho mục đích tư lợi cá nhân. Arrow (1985) gọi hai vấn đề cơ bản nảy sinh trong mối quan hệ giữa nhà quản lý và chủ sở hữu là nguy cơđạo đức (moral hazard) và nguy cơ thông tin bất tương xứng (information asymmetry).
Việc công khai minh bạch thông tin được coi như một biện pháp kiểm soát nguy cơđạo đức và nguy cơ thông tin bất tương xứng. Minh bạch hóa thông tin góp phần giảm thiểu lợi thế tiếp cận thông tin của nhà quản lý. Một đối tượng độc lập có chuyên môn, nghiệp vụ có thểđảm nhiệm việc kiểm tra, giám sát tính minh bạch của môi trường thông tin. Theo quan điểm này, kiểm toán là một công cụ quản lý giúp kiểm soát những vấn đề mà giả thuyết Giám sát đưa ra. Kiểm toán làm giảm thiểu cơ hội nhà quản lý trục lợi cá nhân thông qua sử dụng những thông tin trọng yếu Beaver (1989).
Mối quan hệ giữa kiểm toán viên và hội đồng quản trị là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc giám sát quản lý. Mối quan hệ giữa kiểm toán viên và hội đồng quản trị thường sẽ tăng cường sự giám sát của chủ sở hữu. Hơn nữa, việc duy trì các ủy ban kiểm toán trong doanh nghiệp sẽ gia tăng tính độc lập của kiểm toán viên và tăng cường hiệu quả cũng như chất lượng của cuộc kiểm toán (Ng và Tan, 2003). Những nghiên cứu gần đây về kiểm soát môi trường thông tin các công ty niêm yết cho thấy nhu cầu cần có các thành viên độc lập, có chuyên môn trong hội đồng quản trị.
Wallace (1980, 1987 và 2004) dựa trên giả thuyết này đã đưa ra nhiều yếu tố hàm ý rằng kiểm toán là một hệ thống giám sát rất hiệu quả mối quan hệ giữa các cổ đông, chủ nợ và nhà quản lý. Ví dụ, Chow (1982) nhận thấy rằng các công ty có tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản hoặc có nhiều giao ước kế toán nhiều khả năng sẽ thuê kiểm toán độc lập để giải quyết các mối quan hệ giữa nhà quản lý với chủ nợ. Ngoài ra, bằng chứng cho thấy khả năng tự nguyện thuê kiểm toán độc lập tăng lên
nếu số lượng người lao động tăng lên (Hay và Davis, 2004). Giá trị của hoạt động kiểm toán càng thể hiện rõ trong những công ty có quy mô lớn, người lao động nhiều và bộ máy tổ chức phức tạp (Abdel-Khalik, 1993). Khi đó kiểm toán sẽ là công cụ giúp cho nhà quản lý tăng cường kiểm soát nội bộ trong đơn vị.
Giả thuyết thông tin (Information Hypothesis)
Trước đây, BCTC được xem như trọng tâm của hoạt động kiểm tra kiểm soát, nhưng từ những năm 1960 vai trò cung cấp thông tin cho người sử dụng BCTC trở nên quan trọng hơn đã dần thay thế quan điểm trên (Higson, 2003). Do đó những cách tiếp cận dựa trên giả thuyết giám sát trở nên không phù hợp nữa và được thay thế bằng giả thuyết thông tin. Giả thuyết thông tin cho rằng nhu cầu BCTC khi được kiểm toán sẽ cung cấp thông tin hữu ích trong việc đưa ra các quyết định đầu tư. Các lý thuyết tài chính đưa ra mô hình đánh giá quyết định đầu tư bằng cách tính ra giá trị hiện tại (Net Present Value) của luồng tiền trong tương lai. Việc xác định luồng tiền trong tương lai (Future Cash Flows) chịu ảnh hưởng từ những thông tin tài chính, do đó nhà đầu tư coi kiểm toán là công cụ để tăng cường chất lượng của thông tin tài chính trước khi đưa ra những quyết định đầu tư (Wallace 1980, 1987 và 2004).
Nhiều nguồn thông tin khác cũng rất hữu ích để đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên do mục đích giám sát, những thông tin cho nhà quản lý có sự khác biệt là được đưa ra dựa trên cơ sở mà nhà quản lý đã cam kết với chủ sở hữu. Giả thuyết thông tin nhấn mạnh rằng thông tin tài chính là cần thiết để các nhà đầu tư xác định giá trị thị trường, ngay cả khi không có cam kết rõ ràng nào giữa các nhà đầu tư và quản lý. (Wallace, 1980).
Fama và Laffer (1971) thảo luận ba lợi ích chính của thông tin: giảm rủi ro, cải thiện việc ra quyết định và ảnh hưởng đến lợi nhuận. BCTC được kiểm toán có thể liên quan đến từng lợi ích. Thứ nhất, nhà đầu tư thường có nguy cơ gặp rủi ro vì vậy họ sẽ đòi hỏi mức lợi tức thu được phải cao hơn mức độ rủi ro hoặc họ sẽ trả một mức giá cao hơn dưới hình thức phí bảo hiểm rủi ro để giảm thiểu các nguy cơ xảy ra rủi ro (Fama và cộng sự, 1971). Nếu giả định mức phí bảo hiểm rủi ro chính là phí kiểm toán thì cuộc kiểm toán được xem là hiệu quả về chi phí khi phí bảo hiểm rủi ro của từng nhà đầu tư vượt quá chi phí kiểm toán đối với công ty (Wallace 1980, 1987, 2004).
Thứ hai, kiểm toán cũng được đánh giá là một phương tiện để cải thiện dữ liệu tài chính sử dụng bởi các nhà quản lý trong việc ra quyết định. Kiểm toán viên có thể nâng cao chất lượng thông tin bằng cách phát hiện ra sai sót và nâng cao sự cẩn trọng
của nhân viên trong quá trình tác nghiệp. Thông tin đáng tin cậy không chỉ phục vụ cho các quyết định nội bộ mà còn giúp đưa ra các quyết định nhân sự, đàm phán và cải thiện hiệu suất hoạt động của nhà quản lý (Wallace 1980, 1987, 2004).
Chức năng thứ ba của thông tin liên quan đến lợi ích thương mại mà các nhà đầu tư thu được. Theo giả thuyết về thị trường hiệu quả thì giá trị tài sản là phản ánh của tất cả thông tin được công khai. Do đó, không có lợi nhuận bất thường nào được hình thành từ nguồn tin không chính thống. Các đạo luật về chứng khoán yêu cầu các BCTC đã kiểm toán phải được công khai minh bạch với công chúng. Giá trị của chứng khoán sẽ được điều chỉnh dựa trên những thông tin kiểm toán công bố (Chen và cộng sự 2000, Taffler và cộng sự, 2004). Nếu những thông tin là phù hợp và dự đoán được thì giá trị chứng khoán không cần phải điều chỉnh sau khi kiểm toán. Khi đó chức năng của kiểm toán là sự khẳng định lại niềm tin và kỳ vọng của nhà đầu tư vào thị trường. (Wallace 1980, 1987).
Vai trò của thông tin đã kiểm toán được khẳng định qua kết quả nghiên cứu (Beaver và cộng sự, 1970) thể hiện sự cải thiện trong ước lượng rủi ro thông qua việc sử dụng thông tin kế toán. Việc ước tính rủi ro được cải thiện không có nghĩa là nhà đầu tư có thể dễ dàng trục lợi mà chỉ có nhiều thông tin chính xác đểđưa ra các quyết định (Wallace 1980 và 2004). Thông tin kế toán được đánh giá là đáng tin cậy sẽ có ảnh hưởng đến chi phí lãi vay (Wallace, 2002), tình trạng phá sản (Menon và Williams, 1994) hoặc giảm giá trị chứng khoán trong lần đầu phát hành (Menon và Williams, 1991; Hogan, 1997; Willenborg, 1999).
Giả thuyết bảo hiểm (Insurance Hypothesis)
Giả thuyết thứ ba giải thích nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC liên quan đến trách nhiệm pháp lý của nhà quản lý (Wallace, 1980). Theo các Đạo luật Chứng khoán, kiểm toán viên và khách thể kiểm toán chịu trách nhiệm chung và riêng đối với bên thứ ba về những tổn thất liên quan đến BCTC. Trách nhiệm báo cáo thông tin tài chính được chuyển giao cho kiểm toán viên sẽ làm giảm tổn thất dự kiến từ kiện tụng hoặc các vấn đề cần giải quyết liên quan đến người quản lý, chủ nợ và các đối tượng khác trên thị trường chứng khoán. Vì chi phí kiện tụng tăng nên nhu cầu bảo hiểm thông tin của nhà quản lý, chủ nợ và các đối tượng khác tăng lên (Wallace 1980, 1987 và 2004). Để giải thích tại sao nhà quản lý, chủ nợ và các đối tượng khác tìm kiếm dịch vụ bảo hiểm thông tin từ kiểm toán viên hơn là các công ty bảo hiểm, bốn lý do được đưa ra. Thứ nhất, vai trò của kiểm toán được thiết lập vững chắc trong xã hội khi lựa