Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 70)

3.2.1.1. Cơ sở xây dựng thang đo Bảng câu hỏi khảo sát (Phiếu điều tra)

Dựa trên xây dựng tổng quan nghiên cứu, chủ yếu là các nghiên cứu trên thế giới, và có bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam bao gồm 6 yếu tố ảnh hưởng và 26 chỉ báo như sau:

Biến ph thuc – S dng dch v kim toán BCTC

Sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC là hành vi khách hàng do 6 yếu tố cơ bản tác động làm cho họ cảm nhận, hình thành nên nhu cầu và thực hiện hành vi sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC. Trong nghiên cứu của luận án Biến phụ thuộc “Sử dụng dịch vụ

Để tìm hiểu về thực trạng tình hình hoạt động của các DNNVV cùng với những khó khăn mà nhóm doanh nghiệp này đang gặp phải, năm 2016 Viện nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới của trường đại học Liên hiệp quốc (UNU – WIDER) đã thực hiện nghiên cứu 2.600 DNNVV tại Việt Nam cho thấy thiếu vốn và khó tiếp cận tài chính vẫn tiếp tục được đánh giá là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến các DN phải huy động vốn bằng mọi cách để tồn tại. Cũng vì vốn tự có của DNNVV thấp là nguyên nhân dẫn đến DN không thể tự chủ hoàn toàn trong sản xuất kinh doanh, gây khó khăn cho vấn đề hoạch định, mặc dù có thể phán đoán được thời cơ, điều tối quan trọng trong hoạt động kinh tế nhưng các chủ DN thường không có vốn trong tay nên tính linh động và kết quả kinh doanh xuống rất thấp mặc dù có thể dựđoán được cơ hội kinh doanh.

Biểu đồ 4.2: Những khó khăn lớn nhất đối với tăng trưởng của các DNNVV Việt Nam

Nguồn: UNU – WIDER (2016)

Tuy nhiên DNNVV tại Việt Nam hiện nay lại có những yếu tố phù hợp để phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa như: lợi thế về ý tưởng khởi nghiệp, các ưu điểm về sự kiên trì, sáng tạo của chủ doanh nghiệp, tư duy kinh doanh tốt. Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn của DNNVV trong nền kinh tế, chính phủđã nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV tại Việt Nam. Cụ thể Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Quốc hội thông qua vào ngày 12/06/2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 được xem như một văn bản pháp lý quan trọng cho các DNNVV nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Thứ hai, Hiệu quả sử dụng lao động của các DNNVV.

Hiệu quả sử dụng lao động của các DN được xem xét thông qua chỉ tiêu thu nhập bình quân của người lao động. Theo VCCI (2017), cùng với sự phát triển về số lượng lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp, thu nhập bình quân của người lao động cũng ngừng tăng và mức tăng này theo cùng xu hướng với quy mô DN. Theo đó, các lao động trong các DN có quy mô lớn sẽ có thu nhập cao nhất, tiếp đến là các DN có quy mô vừa và thấp nhất là các DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Khoảng cách thu nhập giữa lao động trong các DN lớn và các DN siêu nhỏ có xu hướng thu hẹp dần khoảng cách trong giai đoạn 2008 – 2016, cho thấy nỗ lực nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của các DNNVV, thu hút người lao động gắn bó hơn với công việc và tạo nên một thị trường việc làm sôi động.

Biểu đồ 4.3 Thu nhập bình quân của người lao động theo quy mô DN trong giai đoạn 2008 – 2016

Nguồn: VCCI (2017) Thứ ba, Khả năng thanh toán của DNNVV.

Khả năng thanh toán của DNNVV được xem xét thông qua 2 chỉ tiêu: Khả năng thanh toán hiện tại và khả năng trả lãi vay.

Xét theo quy mô DN, chỉ số thanh toán hiện tại tỷ lệ nghịch với quy mô, cụ thể, các DN siêu nhỏ luôn có thanh toán tốt nhất, tiếp đến là các DN quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn. Kết quả này phản ánh một thực tế đó là DN quy mô càng nhỏ thì càng ít có điều kiện tiếp cận với các khoản vay ngân hàng dài hạn cũng như các khoản mua hàng trả chậm, trong khi đó thì các DN quy mô lớn lại thuận lợi hơn rất nhiều.

Biểu đồ 4.4 Chỉ số thanh toán hiện tại của DN theo quy mô trong giai đoạn 2008 – 2016

Nguồn: VCCI (2017)

Như vậy là so với các DNNVV các DN lớn có độ an toàn về mặt tài chính không cao khi chỉ số thanh toán hiện tại qua các năm dao động ở mức 1,7 lần (nhỏ hơn 2). Tuy nhiên xét tổng thể thì khả năng trả lãi vay của các DN lại tỷ lệ thuận với quy mô, cụ thể các DN quy mô lớn luôn có khả năng chi trả cao nhất, tiếp đến là các DN quy mô vừa và quy mô nhỏ. Lý do là các DN quy mô lớn có doanh thu và lợi nhuận lớn hơn, do đó khả năng chi trả luôn lớn hơn.

Biểu đồ 4.5 Chỉ số khả năng trả lãi vay của DN theo quy mô trong giai đoạn 20010 – 2016

Thứ tư, Năng lực sinh lợi của DNNVV

Năng lực sinh lợi của DNNVV được thể hiện qua 3 chỉ tiêu: Hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA), Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu (ROS).

Xét theo quy mô DN thì ROA tỷ lệ thuận với quy mô DN. ROA của các DN quy mô lớn và vừa luôn cao nhất và có sự biến thiên giống nhau khi cùng tăng trong giai đoạn 2008 – 2010, giảm liên tục trong giai đoạn 2011 – 2014 và phục hồi nhẹ trong năm 2015 và 2016. Trong khi đó đồ thị ROA của DN quy mô nhỏ diễn biến phức tạp với nhiều biến động. Sau khi đạt ROA cao nhất vào năm 2013, tỷ suất này của DN nhỏ sụt giảm và thấp nhất trong giai đoạn 2014 – 2016.

Cũng giống ROA, ROE và ROS cũng thay đổi cùng chiều với quy mô doanh nghiệp. ROE của DN quy mô lớn và quy mô vừa luôn cao nhất, có sự biến thiên giống nhau và có xu hướng giảm kể từ năm 2010. Các DN quy mô nhỏ có ROE thấp hơn và sau khi đạt đỉnh vào năm 2013 thì sụt giảm mạnh duy trì ở mức 5,3% - 5,5% từ năm 2014 – 2016.

Nhìn chung cả 3 chỉ số ROA, ROE và ROS của DNNVV tại Việt Nam đều có xu hướng giảm thể hiện năng lực hiệu quả sản xuất còn yếu kém và khả năng cạnh tranh thấp. Ngoài ảnh hưởng của môi trường kinh tế chung thì bản thân nội lực của các DNNVV còn yếu và quy mô vốn còn hạn chế.

Biểu đồ 4.6 Hiệu suất sinh lợi trên tài sản – ROA của DN phân theo quy mô giai đoạn 2008 - 2016

Biểu đồ 4.7 Hiệu suất sinh lợi trên tài sản – ROE của DN phân theo quy mô giai đoạn 2008 - 2016

Nguồn: VCCI (2017)

4.1.2. Cơ cu DNNVV ti Vit Nam

Theo Tổng cục thống kê (2017) (Phụ lục 2) thì cơ cấu của các DNNVV tại Việt Nam là đa ngành nghề nhưng thường chỉ kinh doanh một hay hai ngành nghề chủđạo. Trong đó ngành nghề có số lượng DNNVV lớn nhất là sửa chữa ô tô, mô tô và xe máy (chiếm 43% phân theo quy mô về vốn). Về bản chất thì các DN này thường chỉ tham gia vào sản xuất các thiết bịđơn giản cho ô tô và các phương tiện vận tải. Tiếp đến là ngành xây dựng (chiếm 20%), công nghệ chế biến chế tạo (chiếm 15%). Tuy nhiên những ngành nghề này chỉ là trên giấy tờđăng ký, còn về cơ bản đều là ngành nghề có hàm lượng trí tuệ thấp và ít đem lại lợi nhuận cao cho DN. Nếu như phân loại theo cơ cấu ngành kinh tế bao gồm 3 nhóm chính thì nhóm ngành thương mại và dịch vụ chiếm 68,3% số DNNVV, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng chiếm 30,7% và số các DN hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1%.

Xét theo hình thức sở hữu thì các DNNVV chủ yếu là các DN ngoài quốc doanh (xấp xỉ 90%) với các công ty TNHH và các công ty cổ phần không có vốn nhà nước. DN có quy mô vừa đều chiếm tỷ lệ nhỏở cả 3 loại hình DN nhà nước, DN ngoài nhà nước và DN FDI. (Bảng 2.4)

Biểu đồ 4.8: Cơ cấu các DNNVV tại Việt Nam theo lĩnh vực hoạt động

Nguồn: Tổng cục thống kê (2017)

4.2. Thực trạng nhu cầu sử dụng và năng lực cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV tại Việt Nam BCTC của các DNNVV tại Việt Nam

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập, vai trò cung cấp thông tin nhằm minh bạch các thị trường cũng như tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp và nền kinh tế thông qua hoạt động kiểm toán BCTC ngày càng trở nên quan trọng. Thực tiễn nghề nghiệp kiểm toán cũng đang có những đối mới liên tục. Trong những năm vừa qua, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế đang có nhiều thay đổi, các chuẩn mực kế toán kiểm toán Việt Nam cũng đang trong quá trình hoàn thiện, từ đó chế độ kế toán cũng có những điều chỉnh tương ứng. Với trên 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động và hơn 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể (VCCI, 2017), cùng với tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, Việt Nam là thị trường rất tiềm năng đối với dịch vụ kiểm toán BCTC nói riêng, dịch vụ kế toán và tư vấn thuế nói chung.

Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam cũng đã quan tâm và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch

vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính ra đời và phát triển thông qua việc ban hành Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật phá sản và Nghị định về cung cấp và sử dụng dịch vụ tư vấn. Một khía cạnh quan trọng nữa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển là quá trình mở cửa thị trường. Cam kết sâu rộng nhất mà Việt Nam đã đưa ra khi gia nhập WTO đó là cam kết các dịch vụ chuyên môn (bao gồm: dịch vụ pháp lý, kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế và tài chính …) sẽ cho phép cung cấp dịch vụ qua biên giới và tiêu dùng ở nước ngoài (Chính phủ, 2011). Chính vì vậy trong giai đoạn gần đây doanh thu toàn ngành liên tục tăng trưởng. Nếu như năm 2013, doanh thu toàn ngành đạt 2.200 tỷđồng, thì đến năm 2014, con số này là 2.743 tỷđồng và năm 2015 là 3.046 tỷđồng (VCCI, 2017).

4.2.1. Nhu cu s dng dch v kim toán BCTC ca DNNVV ti Vit Nam

Đối với nhóm đối tượng là các DNNVV tại Việt Nam, nhìn chung nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC ngày càng tăng nhưng thị trường vẫn chưa thực sự phát triển bởi nhóm khách hàng còn tồn tại một số hạn chế trong nhận thức về lợi ích các dịch vụ mang tính tư vấn của chuyên gia kế toán và kiểm toán. Các DNNVV hiện nay có quan điểm rằng dịch vụ kiểm toán BCTC chỉ là kiểm tra lại quá quá trình ghi sổ và lập báo cáo thuế mà chưa biết đến các dịch vụ khác như tư vấn tài chính, tư vấn về thuế, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống thông tin kế toán … do đó nhận thức về lợi ích của việc sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC từ các công ty kiểm toán độc lập là chưa cao và họ chưa thực sự yên tâm về vấn đề bảo mật thông tin khi giao chứng từ cho các đơn vị bên ngoài. Chính vì vừa không có đủ nguồn nhân lực về kế toán, đồng thời lại không sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC nên các DNNVV Việt Nam thiếu rất nhiều kỹ năng quản trị kế toán và tài chính cũng như kiến thức kinh doanh trong môi trường hội nhập. Kết quả là hoạt động của các DNNVV trở nên không chuyên nghiệp và không hiệu quả, rất nhiều các DN phải ngừng hoạt động trong những năm vừa qua (VCCI, 2017).

Nguyên nhân của vấn đề nhận thức cũng là do các DNNVV tại Việt Nam còn mang nặng tính chất hộ gia đình, phần lớn các chủ doanh nghiệp chưa đọc hiểu được BCTC và các nghiệp vụ kinh tế phức tạp phát sinh; đa phần các DN cho rằng việc làm kế toán chỉ phục vụ cho mục đích đối phó với các cơ quan Nhà nước là chính, việc kiểm toán BCTC và kiểm soát nội bộ chưa hỗ trợđược việc quản lý doanh nghiệp để phát triển.

Bên cạnh vấn đề nhận thức, chất lượng các dịch vụ kiểm toán BCTC và các chính sách quảng bá tiếp cận DN của các công ty KTĐL cũng là nguyên nhân khiến các DNNVV chưa mặn mà với việc sử dụng dịch vụ này. Kết quả cho thấy vẫn còn tỷ lệ lớn các doanh nghiệp không biết hoặc biết nhưng không sử dụng (Biểu đồ 4.10). Khảo sát động thái doanh nghiệp Việt Nam 2015 do VCCI thực hiện đối với 600 DNNVV cho thấy, dịch vụ mà các DNNVV sử dụng nhiều nhất chính là dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế (65%), tiếp đến là các dịch vụ liên quan đến pháp lý (49%), quảng cáo (46,2%). Trong khi đó chỉ có 23,3% doanh nghiệp đã từng ít nhiều sử dụng dịch vụ khảo sát thăm dò dư luận , 30,1% sử dụng dịch vụ thử nghiệm và phân tích kỹ thuật. (Biểu đồ 4.9).

Biểu đồ 4.9: Biểu đồ sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của DNNVV Việt Nam

Nguồn: VCCI (2016) Khảo sát động thái doanh nghiệp Việt Nam

Biểu đồ 4.10: Biểu đồ mức độ sử dụng các dịch vụ phát triển kinh doanh của DNNVV Việt Nam

Trong quá trình tác giả thực hiện khảo sát với mẫu gồm 116 doanh nghiệp có 51 DN trả lời “Có sử dụng dịch vụ kiểm toán cho BCTC năm 2016” và 65 DN trả lời “Không sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC”. Khi được yêu cầu giải thích lý do doanh nghiệp “Không sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC”, các lý do được đưa ra như sau:

Bảng 4.1: Lý do DNNVV Không sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC Lý do Số lượng DN Tỷ lệ (%)

Quy mô của DN nhỏ 14 22

Đặc thù của DN và luật không bắt buộc 5 8 Chủ DN trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt động 4 6 Tin tưởng vào đội ngũ kế toán – tài chính của DN 33 51 Không có thông tin về công ty kiểm toán độc lập nào 3 4 Chất lượng của dịch vụ kiểm toán BCTC không

tương xứng với giá phí kiểm toán cao

6 9

Tổng 65 100

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ khảo sát

Dựa vào kết quả khảo sát có thể thấy lý do chủ yếu các doanh nghiệp Không sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC là do niềm tin vào hệ thống kế toán tài chính vẫn dang hoạt động hiệu quả (chiếm 51%), tiếp theo là do quy mô doanh nghiệp còn nhỏ nên chưa cần thiết phải thực hiện kiểm toán BCTC (chiếm 22%). Ngoài ra còn có các lý do khác từ phía các công ty kiểm toán độc lập như thiếu thông tin về các công ty kiểm toán độc lập và dịch vụ cung cấp (4%), chất lượng kiểm toán BCTC chưa tương xứng với giá phí kiểm toán cao (9%) và các lý do xuất phát từđặc thù doanh nghiệp mà theo luật định không bắt buộc thực hiện kiểm toán BCTC (8%), chủ doanh nghiệp trực tiếp điều hành các hoạt động của doanh nghiệp (6%).

Trong quá trình tác giả thực hiện phỏng vấn sâu KTV độc lập về thực trạng sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV tại một công ty kiểm toán, số liệu mà KTV cung cấp cho thấy số lượng các DNNVV không bắt buộc kiểm toán theo luật định mà tự nguyện sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC chiếm khoảng 20% tổng số khách hàng hiện tại của công ty. Trong tổng số 70 khách hàng kiểm toán của công ty

thì số lượng DNNVV tự nguyện sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC là 14. Các lý do chủ yếu cho việc thực hiện kiểm toán BCTC được đưa ra là: Kiểm toán BCTC theo yêu cầu của Hội đồng quản trị để chia lợi nhuận, Hợp nhất báo cáo tài chính với các

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)