cáo tài chính
2.2.1. Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính
Thuật ngữ “kiểm toán” bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là “nghe”. Những hoạt động kiểm toán đầu tiên được ghi nhận cách đây 2000 năm từ Ai Cập và lan sang các quốc gia cổ đại khác như Hi Lạp, Rome khi chính quyền thời đó tuyển dụng các quan chức kiểm tra độc lập về tình hình tài chính và nghe họ thuyết trình về kết quả kiểm tra này.
Khi nghiên cứu về khái niệm kiểm toán, có rất nhiều những định nghĩa khác nhau. Mỗi quốc gia, mỗi hiệp hội, mỗi nhóm chuyên gia nghiên cứu lại có những phát biểu khác nhau về kiểm toán. Mặc dù kiểm toán BCTC không phải là đối tượng duy nhất nhưng đây là đối tượng thường xuyên và chủ yếu của hoạt động kiểm toán nên các khái niệm về kiểm toán thường bao hàm cả khái niệm về kiểm toán BCTC. Khái quát về khái niệm kiểm toán BCTC trong hoạt động kiểm toán nói chung có thể dựa trên quan điểm của những quốc gia có nền kế toán tài chính phát triển lâu đời như Mỹ, Anh và Pháp.
Vào năm 1973, Hiệp hội Kế toán Mỹ (AAA) đưa ra khái niệm đầu tiên của mình về kiểm toán như sau “ …Kiểm toán là một quá trình có tính hệ thống nhằm thu thập và đánh giá khách quan các bằng chứng liên quan đến cơ sở dẫn liệu của các sự kiện và hoạt động kinh tế do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện; từđó khẳng định mức độ phù hợp giữa cơ sở dẫn liệu và tiêu chí được xác lập, và thông báo cho người sử dụng thông tin” (AAA, 1973, tr8). Khái niệm này đưa ra những nội dung đặc trưng của hoạt động kiểm toán, cụ thể:
(i) Hoạt động kiểm toán bao gồm rất nhiều bước công việc đã được cụ thể hóa. (ii) Về cơ bản, kiểm toán là thu thập và đánh giá bằng chứng. Để thực hiện công việc này, kiểm toán viên cần duy trì một thái độ khách quan không thiên vị.
(iii) Kiểm toán viên cần kiểm tra kỹ lưỡng các cơ sở dẫn liệu liên quan đến các hoạt động kinh tế do khách thể kiểm toán thực hiện.
(iv) Kiểm toán viên cần đánh giá mức độ tuân thủ của cơ sở dẫn liệu liên quan đến các hoạt động, các báo cáo kinh tế mà cá nhân, tổ chức thực hiện đối với hệ thống luật pháp chi phối các hoạt động này. Hệ thống luật pháp bao gồm những tiêu chí đã được thiết lập, cho phép kiểm toán viên đánh giá các cơ sở dẫn liệu liên quan đến hoạt động kinh tế.
(v) Kiểm toán viên thông báo kết quảđánh giá dưới hình thức văn bản. Văn bản này được công khai cho mọi đối tượng sử dụng thông tin.
Theo Arens và cộng sự (2016), Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có năng lực chuyên môn thu thập và đánh giá bằng chứng về các thông tin có thể lượng hóa được của một thực thể kinh tế, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập. Mặc dù hoạt động kiểm toán bao gồm ba lĩnh vực là kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ nhưng kiểm toán BCTC là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán bởi nó chứa đựng đầy đủ sắc thái “kiểm toán” ngay từ khi ra đời cũng như trong quá trình phát triển. Đặc trưng cơ bản đó của kiểm toán BCTC bắt nguồn từ chính đối tượng kiểm toán BCTC và từ quan hệ chủ thể - khách thể kiểm toán. Theo Arens và cộng sự (2016) hoạt động kiểm toán BCTC được thể hiện theo quy trình sau:
Sơđồ 2.1: Mô tả về hoạt động kiểm toán BCTC
Tại Anh, học giả Anderson (1977) đã lần đầu tiên đưa ra những nội dung cơ bản phác họa khái niệm kiểm toán: Hoạt động kiểm toán bắt đầu hình thành khi một cá nhân chuyển giao quyền sử dụng tài sản của họ cho một đối tượng khác. Để theo dõi việc sử dụng tài sản, chủ sở hữu cần những thông tin chính xác và đáng tin cậy từ việc xem xét độc lập (ví dụ như kiểm toán). Hoàn thiện và phát triển cùng
Trung thực, hợp lý KTV độc lập có năng lực Thu thập và đánh giá bằng chứng BCTC Các quy định về kế toán và các quy định pháp lý khác có liên quan
Báo cáo kiểm toán và thư quản lý
với sự phát triển của nền kinh tế, khái niệm về kiểm toán BCTC được nêu ra trong nghiên cứu của Porter và cộng sự (2014), cụ thể kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan.
Tương tự như vậy, các chuyên gia giáo dục và đào tạo kiểm toán Cộng hòa Pháp định nghĩa rằng: kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản hàng năm của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thực tế, không che giấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định (Raffegean, J và cộng sự, 1992).
Theo Porter và cộng sự (2014) hoạt động kiểm toán BCTC thể hiện như sau:
Sơđồ 2.2: Mô tả về hoạt động kiểm toán BCTC theo quan điểm của Porter và cộng sự
Mặc dù những khái niệm trên được thể hiện bằng từ ngữ khác nhau nhưng về cơ bản kiểm toán BCTC theo VSA 200 chính là hoạt động nhằm mục tiêu xác định xem báo cáo tài chính hoặc các thông tin tài chính của đơn vịđược kiểm toán có phù hợp với khuôn khổ quy định về lập và trình bày BCTC hiện hành không, qua đó đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của BCTC thông tin tài chính.
Như vậy trong phạm vi nghiên cứu của luận án, dưới góc nhìn của tác giả khái niệm kiểm toán BCTC được hiểu là quá trình xác minh và bày tỏ ý kiến về các thông tin được trình bày trên BCTC do nhà quản lý, với đại diện cao nhất là các giám đốc hay thủ trưởng đơn vịđược kiểm toán, lập và trình bày theo chuẩn mực và chế độ kế
Người quản lý nhận sựủy thác từ chủ sở hữu để sử dụng tài sản/ nguồn lực Chủ sở hữu ủy quyền sử dụng tài sản/ nguồn lực cho người quản lý
Kiểm toán viên báo cáo về tính trung thực, hợp lý sau khi kiểm tra
các cơ sở dẫn liệu gắn với: (i) bằng chứng
(ii) các tiêu thức đã được xác lập Các tiêu thức
đã được xác lập
Bằng chứng về sử dụng nguồn lực/ tài sản và hoàn
thành nhiệm vụ
Thông báo về việc sử dụng nguồn lực hoặc không hoàn thành nghĩa vụđược giao
Chuyển giao nguồn lực/ tài sản
toán hiện hành. Những nội dung lý thuyết cơ bản của kiểm toán BCTC sử dụng trong luận án được khái quát như sau:
- Chức năng kiểm toán: Với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán BCTC hướng tới việc công khai tài chính giữa các bên có lợi ích khác nhau. Chức năng xác minh thể hiện ở quá trình thu thập bằng chứng đầy đủ và tin cậy, chức năng bày tỏ ý kiến thể hiện ở những ý kiến và kết luận kiểm toán phục vụ công khai hóa tài chính.
- Đối tượng kiểm toán: Kiểm toán BCTC có đối tượng trực tiếp là các BCTC bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC và những thông tin liên quan đến các hoạt động, nghiệp vụ tài chính của đơn vị được kiểm toán. Đối tượng kiểm toán này thu hút sự quan tâm của rất nhiều cá nhân và tổ chức, bên trong và bên ngoài đơn vị như Nhà nước, Ngân hàng, cơ quan Thuế, các nhà đầu tư, cổđông, khách hàng, người lao động trong việc đưa ra các quyết định quản lý và kinh doanh.
- Chủ thể kiểm toán: Xét trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán, kiểm toán BCTC thường được thực hiện bởi kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán nhà nước và trong trường hợp đặc biệt có thể cả kiểm toán nội bộ của các đơn vị có quy mô lớn với nhiều bộ phận thành viên là đơn vị cơ sở. Khi kiểm toán BCTC được xem xét dưới góc độ là một dịch vụ và khách thể kiểm toán, trong trường hợp là khách hàng, phải trả phí để sử dụng dịch vụ thì chủ thể kiểm toán sẽ do các kiểm toán viên độc lập của trong công ty kiểm toán thực hiện.
2.2.2. Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính
Trong kiểm toán BCTC, ý kiến hoặc kết luận kiểm toán phục vụ cho người quan tâm đến tính trung thực và hợp lý của BCTC. Việc hình thành mục tiêu kiểm toán xuất phát từ bản chất, chức năng của mỗi hoạt động và đặc điểm đối tượng của hoạt động đó. Theo nguyên lý chung về phân định chức năng quản lý thì nhà quản lý với đại diện cao nhất là giám đốc hay thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về sự tin cậy và trung thực của các thông tin trên BCTC; và bảo đảm các BCTC được lập trên cơ sở các chuẩn mực và chếđộ kế toán hiện hành. Những cam kết trên của nhà quản lý trong việc lập và trình bày BCTC hình thành nên mục tiêu mà kiểm toán BCTC hướng tới. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán ra đời quy định thành văn bản chính thống và rõ ràng trách nhiệm của nhà quản lý.
Mục tiêu tổng quát này của kiểm toán BCTC được quy định cụ thể trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, khoản 10 “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng các báo cáo tài chính và thông tin tài chính. Để đạt được mục đích trên, kiểm toán viên nhà nước phải đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC, các thông tin tài chính có được lập và trình bày trung thực, hợp lý trên các
khía cạnh trọng yếu, phù hợp với các quy định về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không”.
Giải thích các khái niệm liên quan đến trung thực và hợp lý, trong quá trình xác định mục tiêu kiểm toán có thểđược hiểu như sau:
- Trung thực là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Hợp lý là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận.
- Hợp pháp là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chếđộ kế toán hiện hành.