8. Nhiệm vụ của đề án:
1.3. Phân tích SWOT
1.3.1. Điểm mạnh:
- Tính đa dạng về sinh học (thảm thực vật, hệ động vật quý hiếm, hệ sinh thái rừng tràm…), VQG U Minh Hạ hoàn toàn có cơ sở để phát triển những sản phẩm du lịch sinh thái không trùng lặp so với nhiều địa phương khác trong Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Về hình ảnh du lịch: VQG U Minh Hạ được xem là một nơi du lịch kỳ thú, đây được xem như một điểm mạnh mà nhiều địa phương lân cận không có được. Do đó cần duy trì và phát huy hình ảnh đã có và tạo được những hình ảnh đặc trưng để Vườn Quốc gia U Minh Hạ thực sự là điểm đến hấp dẫn trong mắt du khách là hết sức quan trọng.
- Vườn Quốc gia U Minh Hạ là vùng căn cứ địa cách mạng có ý nghĩa lịch sử lớn, với dấu ấn làng rừng, đây là một điểm mạnh và là một đặc trưng của Vườn. Do đó, cần phát huy điểm mạnh này.
- Ngoài ra, Vườn Quốc gia U Minh Hạ còn có những làng nghề truyền thống rất đặc trưng như gác kèo ong, đan đát, làm mắm, nuôi cá đồng… Và các đặc sản như mật ong rừng, khô, mắm lóc, chuối ép khô… Đây là những tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch như du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực.
- Hệ thống các kênh đan xen trong rừng U Minh Hạ rất thuận tiện để phát triển các tour du lịch đường thủy.
- Hệ thống đường bộ và đường xuyên rừng tạo điều kiện cho rừng U Minh Hạ hình thành các tour du lịch kết hợp đường thủy, đường bộ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
1.3.2. Điểm yếu:
- Lực lượng lao động hoạt động lĩnh vực du lịch còn thiếu và chưa chuyên nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch như cơ sở lưu trú, các điểm ăn uống chưa được hình thành.
- Các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa khai thác hết tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của vườn.
- Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) phải tập trung công tác phòng chống cháy do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch ở Vườn Quốc gia.
- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ chưa được chú trọng đầu tư.
1.3.3. Cơ hội:
- Nhu cầu du lịch trên thế giới và khu vực đang ngày một tăng, con người đang thân thiện với thiên nhiên thông qua du lịch sinh thái.
- Mức sống dân cư ngày một tăng, do đó người dân cũng có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn.
- Nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch ẩm thực, du lịch khám phá đang có xu hướng phát triển mạnh.
- Tỉnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho vườn U Minh Hạ phát triển du lịch
1.3.4. Thách thức:
- Đối mặt với sự cạnh tranh của các khu du lịch một số địa phương có tiềm năng ở trong tỉnh cũng như trong vùng.
- Nguy cơ tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khi phát triển du lịch
SWOT Các cơ hội (Opportunities – O) Các thách thức (Threats – T) O1- Nhu cầu du lịch thế giới và khu vực, T1 – Đối mặt với sự cạnh tranh của các khu
đặc biệt du lịch sinh thái có xu hướng tăng du lịch có tiềm năng
O2- Mức sống dân cư tăng, người dân có T2 – Nguy cơ tác động ảnh hưởng đến môi
nhu cầu đi du lịch nhiều hơn. trường sinh thái.
O3- Nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch văn T3 - Nhận thức của người dân về phát triển
hóa lịch sử, du lịch ẩm thực, du lịch khám du lịch sinh thái còn hạn chế.
phá đang có xu hướng phát triển mạnh
O4- Tỉnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,
tạo điều kiện thuận lợi cho Vườn U Minh Hạ phát triển du lịch
Các điểm mạnh (Strengths – S) Tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh Tận dụng điểm mạnh để hạn chế thách thức S1 – Tính đa dạng về sinh học S1, S2,S3,S4,/ O1,O2,O3: Phát triển các sản S1,S2,S3S4/ T1 : Đa dạng hóa các sản phẩm du
S2- Vườn quốc gia U Minh Hạ được xem là một nơi du phẩm du lịch sinh thái, du lịch học tập nghiên lịch, tăng cường liên kết, quảng bá và tiếp thị. lịch kỳ thú cứu, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch khám phá S1,S2,S3S4/ T2,T3: Tăng cường bảo vệ phát triển
S3 – Vườn quốc gia U Minh Hạ là vùng căn cứ địa cách để đáp ứng nhu cầu du khách. rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, mạng có ý nghĩa lịch sử lớn. S6,S7 / O4 – phát triển các tour du lịch kết nâng cao nhận thức của cộng đồng, giải pháp
S4 – Có làng nghề truyền thống rất đặc trưng hợp đường thủy, đường bộ. về quản lý phát triển du lịch sinh thái.
S6- Hệ thống các kênh đan xen trong rừng.
S7- Hệ thống đường bộ và đường xuyên rừng
Các điểm yếu (Weaknesses – W) Nắm bắt cơ hội để khắc phục điểm yếu Giảm các điểm yếu để ngăn chặn các thách W1 – Lực lượng lao động hoạt động lĩnh vực du lịch còn W1,W3,W5 /O1,O2,O3: Tăng cường phát triển thức
thiếu và chưa chuyên nghiệp nguồn nhân lực, đa dạng hóa sản phẩm du W1,W2,W3,W5/ T1,T3: Phát triển nguồn nhân
lưu trú, các điểm ăn uống chưa hình thành thị. cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Giải pháp
W3 – Các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa khai W2,W4 / O4: Tăng cường đầu tư cho hạ tầng đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường liên
thác hết tiềm năng tài nguyên thiên nhiên kỹ thuật phục vụ du lịch, cơ chế tài chính kết, xúc ti ến quảng bá du lịch. Nâng cao nhận
W4- Mùa khô phải tập trung công tác phòng chốn cháy, phục vụ phát triển du lịch gắn với phát triển thức cộng đồng về phát triển du lịch winh thái bền vững. Tăng cường quản lý phát triển du bền vững.
ảnh hưởng đến hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia U lịch sinh thái. W4 /T2: Tăng cường bảo vệ, phát triển rừng, Minh Hạ
bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.
W5- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tại Vườn quốc gia U Minh Hạ chưa được chú trọng đầu tư.
Phần 2: ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ ĐẾN NĂM 2025
2.1. Xu hướng phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau:
- Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở tiềm năng, lợi thế; nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách. Xây dựng sản phẩm du lịch Cà Mau bằng các loại hình phù hợp như: du lịch địa lý, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với hệ thống rừng ngập nước và du lịch ngư, nông, lâm nghiệp để du lịch Cà Mau trở thành điểm đến hấp dẫn, có uy tín và sức cạnh tranh cao.
- Tập trung mọi nguồn lực xây dựng và phát triển sản phẩm, tổ chức hiệu quả các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Cà Mau bằng nhiều hình thức với khách du lịch trong và ngoài nước.
- Tập trung hướng đến thị trường khách du lịch nội địa, từng bước thu hút khách quốc tế.
2.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái của khu vực VườnQuốc gia U Minh Hạ và Khu bảo tồn thiên nhiên: Quốc gia U Minh Hạ và Khu bảo tồn thiên nhiên:
- Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ phải đảm bảo phát huy những giá trị về cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và những nét đặc sắc về văn hóa xã hội của Vườn Quốc gia và vùng đệm để phục vụ cho các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí của du khách, đồng thời đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư ở địa phương. Thông qua đó, nâng cao ý thức của xã hội đối với các giá trị của hệ sinh thái. Góp phần bảo vệ những giá trị của hệ sinh thái ngập nước, bảo vệ đa dạng sinh học. Gắn hiệu quả và lợi ích của du lịch sinh thái với việc bảo vệ môi trường và lợi ích kinh tế của địa phương.
- Phát triển du lịch sinh thái phù hợp với đặc điểm của địa phương về địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, cảnh quan và tiềm năng phát triển, phù hợp với mục tiêu đầu tư là nhằm đáp ứng tối ưu nhu cầu về vui chơi giải trí và nghỉ ngơi của người dân, các công trình du lịch sinh thái không phải tách bạch riêng rẽ mà kết hợp với các công trình hạ tầng trong phân khu dịch vụ - hành chính của Vườn quốc gia tạo nên một thể thống nhất, các đường, tuyến xuyên rừng đồng thời là đường tuần tra quản lý bảo vệ rừng…
- Tổ chức không gian và kiến trúc của Vườn Quốc gia phải đảm bảo được các điều kiện sau:
+ Bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học của hệ sinh thái trên đất than bùn, đất ngập nước;
+ Sử dụng hợp lý kết hợp với nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch và giáo dục cộng đồng.
+ Cải thiện đời sống dân cư của cộng đồng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên.
- Các công trình kiến trúc hài hòa, không được phá vỡ cảnh quan riêng của hệ sinh thái, đáp ứng cuộc sống của người dân, hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch.
Sử dụng tối đa vật liệu kiến trúc của địa phương, các công trình kiến trúc có quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo an toàn cho khách du lịch và thuận lợi trong quản lý.
- Đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải có kiến thức, ngoại ngữ tốt, am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái.
- Đảm bảo các dịch vụ phục vụ du khách như dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, vận chuyển, mua sắm… làm hài lòng du khách và thu hút du khách đến khu du lịch.
2.3. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch:
Căn cứ theo hiện trạng doanh thu, khách du lịch từ nă m 2013 – 2017, t ốc độ tăng bình quân doanh thu, khách du lịch giai đ oạn 2014 – 2017 tại bảng 4, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 2 phương án phát triển:
Ø Phương án thấp (phương án chọn):
- Giai đoạn 2018 – 2020: tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch là 23,8%/năm và đến năm 2020 tổng số khách du lịch đến vườn U Minh Hạ đạt 39.734 người. Tốc độ tăng bình quân doanh thu du lịch là 298,6%/năm và đến năm 2020 tổng doanh thu đạt 43.244.495.686 đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân lao động du lịch là 200,6%/năm và đến năm 2020 đạt 100 người.
Luận chứng: hiện nay doanh thu của vườn qu ốc gia U Minh Hạ ch ủ yếu từ dịch vụ tham quan và câu cá với doanh thu bình quân từ 1 du khách khoảng 33.000 đồng/người. Đến năm 2020, một số hạng mục đầu tư vào du lịch đã đi vào hoạt động như phân khu vườn sưu tập động thực vật và v ườn dược liệu, phân khu trồng cây lưu niệm, một phần phân khu du lịch sinh thái. Do đó, sẽ thu hút lượng khách tại địa phương, các tỉnh lân cận và các địa phương khác đến tham quan. Ước tính bình quân, sẽ thu đượ c 1.080.000 đồng/khách đến khu du lịch để tham quan, vui chơi, giải trí, ăn uống và mua các quà, sản vật làm quà. Trên cơ sở đó, với l ượng khách là 39.734 lượt người doanh thu sẽ đạt 43.244.495.686 đồng vào năm 2020. Do xuất phát điểm doanh thu du lịch của vườn quá thấp, vì vậy khi đa dạng hóa các dịch vụ du lịch, lượng khách và mức thu được từ 1 khách tăng đột biến đã đẩy tốc độ tăng bình quân doanh thu giai đoạn 2018 – 2020 tăng đến 298,6%/năm
- Giai đoạn 2021 – 2025: tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch là 38,5%/năm và đến năm 2025 tổng số khách du lịch đạt 203.000 khách. Tốc độ tăng tổng doanh thu du lịch bình quân là 46,8%/năm và đến năm 2025 tổng doanh thu du lịch đạt 295 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân lao động du lịch là 8,45%/năm và đến năm 2025 đạt 150 người.
Luận chứng: giai đoạn 2021 – 2025, một số phân khu đượ c hình thành như khu tái hiện làng rừng, làng nghề, phân khu nghỉ dưỡng và phân khu du lịch sinh thái được hoàn chỉnh, đ ã góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch mới. Do đó, sẽ thu hút thêm các đối tượng khách mới và tạo điều kiện các khách du lịch trước đây sẽ đến để trãi nghiệm các sản phẩm du lịch mới. Do đó, mức tốc độ tăng khách du
lịch giai đoạn 2021 – 2025 sẽ cao h ơn giai đoạn trước, đạt mức 38.5%/nă m. Đến giai đoạn 2021 – 2025, các dị ch vụ ẩm thực, nghỉ dưỡng và sản phẩm du lịch đã hoàn thiện, do đó mức thu từ 1 khách sẽ tăng khoảng 1.456.000 đồng/khách. Vì vậy, đến năm 2025 ước tính tổng lượt khách du lịch đến vườn quốc gia U Minh Hạ đạt 202.492 người và doanh thu đạt 50.112.542.634 đồ ng. Do xuất phát đi ểm năm 2020, doanh thu du lịch củ a vườn đã cao, vì vậy tốc độ tăng doanh thu du lịch giai đo ạn 2021 - 2025 sẽ thấp hơn giai đoạn 2018 – 2020 và đạt mức 46,8%/năm.
Ø Phương án cao:
Là phươ ng án đạt được trong điều kiện khi cơ sở hạ tầng kỹ thuậ t đã được đầu tư đồng b ộ, tạo điều kiện cho du khách có thể di chuyển thuận tiện, các cơ s ở lưu trú đ ã cơ bản hình thành và đầy đủ tiện nghi, đồng thời một s ố hạng mụ c công trình khu tái hiện làng rừng, phân khu nghỉ dưỡng cũng đ i vào hoạt động và các hoạt động xúc tiến quảng bá phải được đầu tư. Tuy nhiên, nếu đầu tư đồng bộ cơ sở hạ t ầng, yêu cầu vốn ngân sách rất lớn, đồng thời phải huy động nhiều nguồn lực xã hội để đầu tư vào các phân khu du lịch như nghỉ dưỡng, sinh thái. Điều này, có thể sẽ khó thực hiện được với điều kiện hiện nay.
Bảng 05: Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch của vườn U Minh Hạ
giai đoạn 2018 – 2025 (phương án thấp)
Tốc độ tăng Tốc độ tăng Tốc độ tăng
BQ gđ BQ gđ BQ gđ Năm 2017 2014- 2017 2020 2025 2018-2020 2021-2025 Tổng số khách (người) 20.941 11,06 39.734 202.492 23,80 38,50 Tổng doanh thu (đồng) 682.840.000 5,92 43.244.495.686 294.822.832.716 298,60 46,80
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu
Bảng 06: Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch của vườn U Minh Hạ
giai đoạn 2018 – 2025 (phương án cao)
Tốc độ tăng Tốc độ tăng BQ gđ BQ gđ Năm 2017 2014- 2017 2020 2025 2018-2020 2021-2025 Tổng số khách (người) 20,941 11.06 44,226 239,562 28.30 40.20 Tổng doanh thu (đồng) 682,840,000 5.92 51,134,226,468 390,896,114,787 321.50 50.20 Bảng 07: Dự báo lao động phục vụ du lịch của vườn U Minh Hạ
giai đoạn 2018 – 2025
Tốc độ tăng BQ gđ Tốc độ tăng BQ gđ Năm 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2018 - 2020 2021 - 2025 Lao động (người) 7 7 15 100 110 120 130 140 150 200.60 8.45
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu
Khi du lịch sinh thái cộng đồng phát triển sẽ thu hút các cộng đồng dân cư của Vườn Quốc Gia tham gia hoạt động du lịch. Dự kiến khoảng 200 hộ dân sẽ tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng.
2.4. Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển du lịch sinh thái của khu vực VườnQuốc gia U Minh Hạ: Quốc gia U Minh Hạ: