Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển du lịch sinh thái của khu vực Vườn Quốc gi aU Minh

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ ĐẾN NĂM 2025 (Trang 33 - 34)

8. Nhiệm vụ của đề án:

2.4. Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển du lịch sinh thái của khu vực Vườn Quốc gi aU Minh

- Vườn Quốc gia U Minh Hạ với phần lớn là diện tích rừng tràm, là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới, bảo tồn đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái khu vực. Rừng tràm U Minh Hạ điển hình cho việc bảo vệ, ổn định môi trường sinh thái cho vùng Bán đảo Cà Mau, được ví như "lá phổi xanh" cho cả Nam Bộ. Giá trị và tầm quan trọng của nó đã được ghi nhận trong thư mục rừng ở các nước vùng châu Á.

- Rừng ngập ở đây với nét đặc sắc riêng có là đất than bùn khá dày, nước đỏ (úng phèn); là nơi trú ngụ của nhiều động, thực vật quý hiếm; nơi cung cấp lâm sản, gieo trồng lúa, trồng các loại cây ăn quả, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; là nơi sinh sống của các cộng đồng dân cư địa phương.

- Hệ thực vật, động vật rừng tràm VQG U Minh Hạ rất phong phú. Ðây là khu bảo vệ thiết yếu bảo đảm cho sự phục hồi của các giống loài đặc hữu của hệ sinh thái ngập nước với nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và còn được xem là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái ngập úng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Về thủy sản, dưới tán rừng U Minh Hạ ngập nước vào mùa mưa là nơi sinh sản, trú ngụ của nhiều loài cá nước ngọt như: cá lóc, cá rô, cá trê, thác lác...

- Rừng tràm U Minh Hạ là vùng căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, có ý nghĩa lớn trong lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc; nơi gắn liền với nhiều di tích lịch sử cách mạng và giáo dục truyền thống yêu nước của vùng đất U Minh trung dũng, kiên cường.

- Các làng nghề truyền thống như gác kèo ong, làm mắm, nuôi cá đồng… là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn đặc thù của Vườn Quốc gia U Minh Hạ có thể phát triển du lịch sinh thái.

- Các đặc sản của Vườn quốc gia như mật ong rừng U Minh, mắm cá đồng, khô… là những đặc sản có thể phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu mua quà của du khách.

- Vườn Quốc gia U Minh Hạ có thể kết nối với các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau một cách thuận tiện. Cụ thể, Phía tây Nam tỉnh Cà Mau có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: khu du lịch Hòn Đá Bạc cách Cà Mau khoảng 50 km thuộc địa phận xã Khánh Bình Tây huyện Trần Văn Thời; khu du lịch Đầm Thị Tường cách Cà Mau khoản 60 km nằm cạnh kêng xáng Bà Kẹo nối ra vịnh Thái Lan giáp ranh giữa 03 huyện là Phú Tân, Trần văn Thời và Cái Nước; khu Nhà Bác Ba Phi là nhân vật huyền thoại cho nền văn hóa dân gian vùng mở đất, cách Cà Mau khoảng 50km nằm trên địa bàn xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, khu du lịch sinh thái Sông Trẹm thuộc xã Khánh Thuận huyện U Minh tỉnh Cà Mau v.v…

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ ĐẾN NĂM 2025 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w