8. Nhiệm vụ của đề án:
3.1. Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học
học:
- Với các loài quý hiếm cần xây dựng chương trình điều tra giám sát cụ thể để đảm bảo cung cấp số liệu cập nhật cho công tác quản lý và bảo tồn loài. Hợp tác với các cơ quan ban ngành trong tỉnh, các cơ quan và tổ chức chuyên môn trong nước, các tổ chức quốc tế trong công tác nghiên cứu khoa học, quản lý bền vững hệ sinh thái rừng, phát triển cộng đồng vùng đệm.
- Kiện toàn hệ thống các trạm bảo vệ, các tổ tuần tra rừng để giải quyết nhiệm vụ bảo vệ và phục hồi tài nguyên thực vật rừng; Đầu tư xây dựng hạ tầng và đặc biệt đầu tư cho công tác trồng rừng mới, bảo vệ phục hồi các hệ sinh thái rừng tự nhiên.
+ Phục hồi và phát triển các loài thực vật đặc hữu của rừng tràm; + Phục hồi và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của hệ sinh thái rừng tràm; + Thiết lập các đường băng xanh cản lửa rừng, bằng giải pháp trồng các loài cây bản địa của rừng tràm;
+ Phục hồi và phát triển rừng: Trồng bổ sung phục hồi rừng, thực hiện các giải pháp lâm sinh để phục hồi rừng, nâng cao chất lượng rừng và chất lượng hệ sinh thái; Phục hồi rừng trên đất than bùn.
- Tăng cường công tác tuần tra rừng, phân công các tổ túc trực trong rừng nhằm ngăn chặn việc khai thác rừng trái phép, ảnh hưởng đến sinh cảnh sống cũng như hạn chế việc người dân vào rừng bẫy bắn chim, thú. Nghiêm cấm các hoạt động săn bắn, buôn bán động vật hoang dã của người dân địa phương. Đồng thời, hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật, giúp người dân địa phương tham gia chăn nuôi các loài động vật hoang dã, nhằm nâng cao đời sống vật chất và giảm các tác động tới nguồn tài nguyên động vật hoang dã.
- Để giảm bớt việc thu hẹp và chia cắt sinh cảnh sống của các loài thú nên quy hoạch các tuyến đi lại trong vườn quốc gia. Đặc biệt chú ý các khu vực đi lại sử dụng các phương tiện ô tô, xe máy…
+ Quy định các tuyến đường nhất định để hạn chế tiếng ồn từ các phương tiện giao thông đến du khách, dân địa phương và các loài động vật hoang dã;
+ Không cho phép: xây dựng các công trình có kiến trúc, vật liệu không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo trong Vườn;
+ Không phát triển các hoạt động du lịch có thể tác động lên đất rừng (đào, đắp), tác động xấu đến nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật rừng, sinh vật rừng…
Đào tạo nguồn nhân lực, ưu tiên tuyển dụng những cán b ộ được đào tạo chính quy, có năng lực, kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo tồn rừng, giám
sát đa dạng sinh học; khuyến khích học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý.
Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thông qua giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên; Thực hiện các cuộc điều tra, nghiên cứu cơ bản khu hệ động, thực vật trong khu bảo tồn để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, chú trọ ng đến các loài quan trọ ng có tính chất chỉ thị, các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng theo Sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ thế giới.
Áp dụng khoa học công nghệ trong việc cả i tạo rừng tự nhiên, trồng rừng bằng cây bản địa; tăng cường đầu tư trang thiết b ị phụ c vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy ch ữa cháy rừng. Triển khai phương thức bảo t ồn chuyển chỗ, hình thành hệ thống vườn thực vật, vườ n ươm, v ườ n động vật để bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng đã được xác định của từng khu bảo tồn trong tỉnh. Khai thác tiềm năng du lịch của các khu bảo tồn nhằm phát triển du lịch sinh thái gắn với sinh kế của người dân vùng đệm, nâng cao đời sống cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học.
T ăng cườ ng công tác truyền thông để nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cho cán bộ , ng ười dân sống trong vùng đệm khu bảo tồn; đưa công tác giáo dục bảo tồn vào các trường học trên địa bàn; Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các lực l ượng vũ trang trên đị a bàn trong công tác tuần tra, kiểm tra, phát hi ện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, làm suy giảm đa dạng sinh học.