8. Nhiệm vụ của đề án:
3.2. Giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đồng, nâng cao tri thức cho du khách
khách:
- Xây dựng bộ tài liệu giáo dục, truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng;
- Tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng cho người dân;
- Tổ chức các cuộc hội thảo nhỏ về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng tại các ấp, xã vùng đệm;
- Tổ chức các buổi tuyên truyền về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng trong các trường học trên địa bàn;
- Lồng ghép nội dung tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ rừng trong các đợt tuyên truyền về văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội của địa phương.
- Nâng cao sự phối hợp giữa chính quyền địa phương các xã vùng đệm với nhau trong công tác quản lý con người trên địa bàn và hỗ trợ nhau cùng phát triển kinh tế, nâng cao nhận thức.
- Chính quyền các xã vùng đệm cần hướng dẫn về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và các bản cam kết giữa các hộ gia đình với vườn quốc gia, với UNND xã về giữ gìn cảnh quan môi trường sinh thái và không xâm phạm vào vùng lõi của Vườn quốc gia.
- Tận dụng và phát huy các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, con người trong vùng đệm, đầu tư có trọng điểm, thực hiện đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện riêng của các xã, có thị trường tiêu thụ theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, tạo cơ cấu hợp lý trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp.
- Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế các xã vùng đệm của Vườn quốc gia phải gắn với việc phát triển xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học, đảm bảo sự hòa hợp giữa các cộng đồng dân tộc trên địa bàn.
- Tăng cường hơn về công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ rừng và môi trường cho cộng đồng người dân sống trong vùng đệm và phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương các xã với lực lượng kiểm lâm vườn quốc gia, lực lượng kiểm lâm của các huyện, Ban quản lý rừng phòng hộ, để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
- Khuyến khích các cộng đồng địa phương trong vùng đệm tham gia vào việc quy hoạch và quản lý các hoạt động bảo tồn. Giúp cộng đồng địa phương lập kế hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên trong vùng đệm một cách bền vững.
- Có sự trao đổi thông tin và điều phối chặt chẽ để đảm bảo các quy hoạch và kế hoạch quản lý phát triển của chính quyền địa phương và các đơn vị kinh tế ở vùng đệm mang tính hỗ trợ (và không đi ngược lại) các mục tiêu bảo tồn đã đề ra. Các hoạt động đầu tư trong một vùng đệm cần được điều phối để hướng tới thực hiện các mục tiêu bảo tồn đề ra của vùng đệm và của Vườn Quốc gia.