Cách thức tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ ĐẾN NĂM 2025 (Trang 60)

8. Nhiệm vụ của đề án:

5.4.2 Cách thức tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái

*. Áp dụng Bộ Công cụ quản lý và giám sát du lịch sinh thái cộng đồng:

Bộ Công cụ qu ản lý và giám sát du lịch sinh thái cộng đồ ng do Mạng lưới Du lịch bền vững vì người nghèo, Đại học Tổng h ợp Hawaii, Trườ ng Đào tạo quản lý Du lịch (TIM), Hoa Kỳ xuất bản là một bộ công cụ hữu ích để áp dụng quản lý và giám sát du lịch sinh thái cộng đồng tại Việt Nam. Sau đây là 8 bước trong chu trình giám sát của Bộ Công cụ:

Bước 1: Lập kế hoạch

Bao gồm ý t ưởng giám sát với cộng đồng, xây dựng mục tiêu giám sát, và giải quyết các vấn đề thực tế chung như ai sẽ tham gia, đâu là ranh giới khu vực giám sát, cần có những nguồn lực gì và khung thời gian dành cho giám sát là thế nào.

Đ ây là b ước quan trọng nhất trong mộ t chương trình giám sát. Xác định phạm vi là một quá trình phát hiện một số các vấn đề ưu tiên (tốt nhất là dưới 20 hạng mục) để tập trung trong số rất nhiều l ĩnh vực tiềm năng đ ã được xác định. Các vấn đề chính là những vấ n đề mà cộng đồng quan tâm nhất liên quan đến sự phát triển bền vững về xã hội, văn hóa, môi trường và kinh tế.

Các vấn số chiến lược: giám sát.

đề chính được xây dựng một cách tố t nhất thông qua sử dụng một nghiên cứu, họp cộng đồng và ý kiến đóng góp của nhóm công tác

Bước 3: Xây dựng chỉ tiêu

Sau khi đã xác định và sắp xếp thứ t ự ưu tiên cho các vấn đề liên quan đến phát triển bề n vững và kinh doanh trong cộng đồng và chuyển các vấn đề đó thành những mục tiêu sơ bộ, cần xây d ựng những chỉ tiêu để theo dõi việc thực hiện các mục tiêu này. Bao gồm các nội dung chính sau:

(1) Rà soát các chỉ tiêu (2)Xây dựng chỉ tiêu mới (3)Sàng lọc chỉ tiêu

Bước 4: Thu thập dữ liệu

Các vấn đề chính cần lưu ý trong bước thu thập dữ liệu bao gồm: - Xác định dữ liệu cần thiết cho mỗi chỉ tiêu

- Xác định địa chỉ thu thập dữ liệu - Thu xếp người thu thập dữ liệu

- Thiết kế các phương án thu thập dữ liệu - Xây dựng phương thức quản lý dữ liệu

Bước 5: Đánh giá kết quả

Quá trình này bao gồm đ ánh giá kết quả mỗi chỉ tiêu ở các mức độ xuất sắc, tốt hay kém. Có hai công cụ chính có thể sử dụng để hỗ trợ giám sát phân tích kết quả giám sát: tạo mốc chuẩn và ngưỡng chuẩn.

Bước 6: Lập kế hoạch đối phó

Lập kế hoạch đối phó nhằm mục đích điều chỉnh kế hoạch khi có sự thay đổi của môi trường thực tế, bao gồm:

(1)Phát hiện những yếu kém (2)Điều tra các nguyên nhân (3)Quyết định biện pháp đối phó (4)Xây dựng kế hoạch hành động

Bước 7: Thông tin về kết quả

Thông tin liên lạc thường bị b ỏ qua trong các chương trình giám sát. Các kết quả chỉ tiêu cần được thông báo cho các bên liên quan một cách dễ hiểu và công khai minh bạch. Quá trình này cho phép cộng đồng học hỏi kinh nghiệm đã

qua và do đó cải thi ện du lịch sinh thái cộng đồng. Ngoài ra nó còn giúp đảm bảo du lịch mang lại lợi ích cho ng ười nghèo, và giúp cộng đồ ng cảm nhận được “t ầm quan trọng” của mình. Do đó, chương trình giám sát cần có kế hoạch rõ ràng về cách thức thông báo kết quả cho các bên liên quan.

Thay vì các bảng biểu với các tỷ lệ, có thể dùng các màu hay biểu tượng để hiện thị các chỉ tiêu xuất sắc, tốt hoặc kém.

Mẫu trình bày sử dụng sẽ phụ thuộc vào người sử dụng, trình độ đọc viết và mức độ quan tâm của họ đối với đề án.

Hình thức phù hợp cho thông tin kết quả như: họp cộng đồng, văn bản. Có thể làm một văn b ản hoặc bản tin g ồm 2 hoặc 3 trang cho các nhà tài trợ , chính quyền địa phương và các nhà hỗ trợ hàng năm hoặc mỗi năm hai l ần. Gửi bải tin bằng giấy hoặc thư điện tử sẽ giúp họ nắm bắt một số thông tin về tiến trình phát triển của đề án.

Bước 8: Kiểm tra và điều chỉnh

Khung giám sát du lịch sinh thái cộng đồng có th ể sẽ chưa hoàn h ảo ngay lần đầu tiên. Tình thế thay đổi, có thêm số liệu mới, các chỉ tiêu phù hợp lúc đầu nhưng sau này có th ể không phù h ợp đố i với tình hình của địa phương. Sau mỗi nă m giám sát, cần tổ ch ức công tác kiể m tra. Dựa trên các kết quả rà soát, cần

đưa ra thay đổi và cải thiện đối với khung giám sát. Nội dung bao gồm: Rà soát

mục tiêu và các vấn đề chính, rà soát chỉ tiêu và thu thập dữ liệu và rà soát các biện pháp đối phó quản lý.

Trong đợt giám sát thứ hai, chu trình sẽ ngắn hơn và dễ dàng hơn. Thay vì 8 bước, sẽ chỉ có 5 bước tạo nên chu trình giám sát liên tục bao gồm: thu thập dữ liệu, đánh giá kết quả, lập kế hoạch đối phó, thông báo kết quả, kiểm tra và điều chỉnh.

Phần 6: NGUỒN VỐN, CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ 6.1. Vốn đầu tư, nguồn vốn:

Có phụ biểu kèm theo (biểu 15; 16)

6.2. Quyền lợi, nghĩa vụ và phương thức phân chia lợi nhuận, lợi ích:

- Đối với hình thức tự tổ chức khai thác dịch vụ du lịch sinh thái, Vườn Quốc gia U Minh Hạ sẽ khai thác tài nguyên thiên nhiên để kinh doanh du lịch và thu doanh thu từ các hoạt động du lịch này.

- Đối với hình thức cho doanh nghiệp thuê dịch vụ môi trường rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch, VQG U Minh Hạ có thể thực hiện cho thuê dịch vụ môi trường rừng theo các quy định cụ thể như thời gian và mức độ tác động vào môi trường rừng. Các đơn vị thuê được Ban Giám đốc Vườn giao cho từng đơn vị trực tiếp tổ chức hoạt động kinh doanh. Đơn vị thuê bỏ vốn đầu tư, bao gồm kinh phí đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch (theo khả năng của từng đơn vị), kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực thuê. Hàng năm, các đơn vị thuê phải nộp chi phí thuê môi trường rừng căn cứ vào diện tích thuê, đơn giá được phê duyệt. Ngoài chi phí thuê dịch vụ môi trường rừng, các đơn vị thuê còn phải bỏ kinh phí bảo vệ rừng hàng năm, bao gồm chi phí nhân công, chi phí thiết bị.

- Đối với hình thức liên doanh liên kết để tổ chức dịch vụ, các đơn vị liên doanh liên kết với Vườn sẽ đầu tư vào diện tích rừng của Vườn Quốc gia, kinh doanh du lịch sinh thái theo hướng dẫn của Vườn Quốc gia, đồng thời Vườn sẽ quản lý về mặt tác động sinh thái tại khu du lịch. Nguồn thu sẽ được chia sẻ dưới hình thức nộp khoán hàng năm cho Vườn. Các đơn vị liên doanh liên kết được khai thác các công trình khoa học của Vườn và các công trình kiến trúc khác trên cơ sở bỏ vốn đầu tư tu bổ, nâng cấp các công trình

6.3. Quản lý và sử dụng nguồn thu từ du lịch sinh thái:

- Thực hiện Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Đối với tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng và hoạt động liên doanh, liên kết sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan đến việc tổ chức thực hiện, phần còn lại được hạch toán như một nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập và được sử dụng theo quy định của pháp luật về tài chính hiện hành.

Phần 7: HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 7.1. Đối với kinh tế:

- Góp phần làm tăng giá trị gia tăng khu vực dịch vụ của tỉnh, đặc biệt lĩnh vực du lịch. Tiêu dùng của du khách góp phần làm gia tăng doanh thu ngành du lịch, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ

- Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động cũng như cộng đồng địa phương. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tạo ra các cơ hội việc làm cho địa phương, giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và cải thiện chất lượng lao động, giảm di cư.

- Việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi vườn quốc gia U Minh Hạ trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá. Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của du khách.

- Hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của tỉnh. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa… - Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần cải thiện thu nhập người lao động thông qua giải quyết vấn đề việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội.

7.2. Đối với xã hội:

- Phát triển du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo con người, phong tục tập quán, các tài nguyên thiên nhiên, các di tích văn hoá lịch sử, các làng nghề truyền thống,...

- Du lịch làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân địa phương thông qua khách du lịch đến từ địa phương khác và từ nước ngoài.

- Du lịch sinh thái cộng đồng góp phần phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa và nghề truyền thống. Tạo ra cơ hội để giao lưu văn hóa và kinh tế và các nước khác. Đây là nhân tố quan trọng để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển kinh tế ở các vùng dịa phương.

- Du lịch sinh thái cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay không.

Phần 8: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 8.1 Vườn quốc gia U Minh Hạ:

- Phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch, Sở Thông tin và truyền thông, UBND huyện U Minh, UBND huyện Trần Văn Thời và các Sở ngành chức năng có liên quan tổ chức công bố công khai đề án bằng các phương tiện truyền thông tới các doanh nghiệp, công dân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức triển khai thực hiện Đề án khi đã được phê duyệt; tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước, tranh thủ chỉ đạo và hỗ trợ của bộ, ngành Trung ương, theo dõi, quản lý và báo cáo; lập quy hoạch xây dựng và các dự án, tiểu dự án.

8.2 Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn Vườn quốc gia U Minh Hạ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đúng tiến độ; đôn đốc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đề án ở các Sở, ngành, các địa phương có liên quan.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

- Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện đề án báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

8.3 . Sở Văn hóa thể thao & Du lịch:

Sở Văn hóa thể thao & Du l ịch chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan kiểm tra, thanh tra, giám sát đề án. Kịp thời phát hiện những bất hợp lý trong quá trình thực hiện đề án để có hướng xử lý kịp thời.

8.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo dõi công tác Quản lý bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp và các dự án, tiểu dự án trong hoạt động du lịch sinh thái theo quy định.

8.5. Ủy ban nhân dân huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh:

- Phối hợp với Vườn quốc gia U Minh Hạ vận động tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái.

8.6. Các Sở, Ban, ngành và địa phương liên quan:

Că n cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Sở Vă n hóa Thể thao & Du lịch, Vườn quốc gia U Minh Hạ để triển khai thực hiện đề án đúng tiến độ và hiệu quả , định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công về Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch để tổng hợp.

8.7. Ngân hàng và quỹ tín dụng:

Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng ưu tiên nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi theo quy định hiện

hành của Nhà nước cho các doanh nghiệp, công dân, các nhà đầu tư nhằm tăng khả năng thu hút dự án đầu tư vào khu du lịch.

PHỤ BIỂU

Bảng 12: Tổng hợp danh mục công trình đầu tư (phân kỳ đầu tư, dự kiến vốn đầu tư)

ĐVT: triệu đồng

Hạng mục Đom vị Số Suất đầu tư Tổng vốn 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025

tính lượng đầu tư

(ỉ) (2) (3) (4) (5)

A HẠNG MỤC CÔNG 1.376.943

TRÌNH XÂY DỰNG

I Phân khu đón tiếp du 4.000

khách

1 Trung tâm du khách cái 1 2.000 2.000 2.000 2 Bến bãi đỗ xe, dịch vụ bãi 1 1.500 1.500 1.500

vận chuyển

3 Cổng chào, biểu tượng Cái 1 500 500 500

vườn quốc gia

II Phân khu du lịch sinh thái 1.303.800

1 Các khu dịch vụ 27.900

+ Quán ẩm thực m2 3.600 7 25.200 25.200

+ Ki ốt bán quà lưu niệm m2 1.000 1,2 1.200 1.200 + Nhà vệ sinh công cộng + bể Khu 3 500 1.500 1.500

phốt

2 Trạm dừng chân cái 4 200 800 800

3 Khu vui chơi, giải trí ha 150 8.500 1.275.000 150.000 150.000 200.000 100.000 200.000 275.000 200.000

4 Chòi câu cá cái 10 10 100 100

Phân khu vườn sưu tầm 23.265

III động thực vật và vườn dược liệu

1 Khu nhà chức năng quản lý, 2.265

điều hành, bảo vệ

1.1 Nhả làm việc, điều hành, m2 130 7 910 910

bảo vệ

1.2 Nhà vệ sinh công cộng m2 30 5 150 150

1.3 Nhà chế biển thức ăn m2 80 6 480 480

1.4 Nhà kho bảo quản thức ăn m2 45 5 225 225

1.5 Cổng vào + hệ thống tường 1 500 500 500

rào hệ thống

2 Xây dựng hàng rào cách ly hệ 1 1.000 1.000 1.000

động vật thống

3 Vườn dược liệu ha 20 1.000 20.000 10.000 10.000

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ ĐẾN NĂM 2025 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w