8. Nhiệm vụ của đề án:
4.2. Đánh giá tác động tới môi trường trong quá trình hoạt động du lịch
4.2.1. Tác động đến môi trường kinh tế xã hội:
Ø Hoạt động phát triển du lịch có 3 tác động tích cực đối với phát triển kinh tế:
- Tăng nguồn thu ngoại tệ mạnh tỷ lệ thuận với số lượng du khách gia tăng - Tạo nhiều việc làm, đặc biệt với dân cư tại các vùng phát triển du lịch. - Phát triển khu vực thông qua phát triển hạ tầng, đẩy mạnh đầu tư và giao lưu liên vùng, liên quốc gia.
Tuy nhiên, nếu không được xem xét một cách có cân nhắc, những tác động tích cực này lại thường không được đánh giá do có những vấn đề sau:
- Lượng ngoại tệ nhập vào không được tính rõ ràng vì ngành du lịch mang tính liên ngành, các khoản thu được tính vào lợi ích của nhiều ngành kinh tế khác như giao thông, thương mại, nông lâm ngư nghiệp, xây dựng…
- Đầu tư khá tốn kém nếu chỉ xét về mặt phát triển hạ tầng ở địa phương - Du lịch có thể là một nhân tố làm mất sự ổn định về sinh thái ở một số khu vực riêng biệt
- Phát triển của một số hoạt động kinh tế và sự ổn định về xã hội sẽ phụ thuộc vào ngành du lịch, đặc biệt là vào tính chất thời vụ của hoạt động du lịch.
- Các việc làm tạo ra từ phát triển du lịch không đem lại kết quả như mong muốn cho dân cư địa phương nếu như không có biện pháp đào tạo nghề phù hợp và quản lý được sự di dân tự do.
ØTác động đến môi trường xã hội:
- Làm tăng sự phân hóa xã hội trong cộng đồng khi không có sự phân phối công bằng trong việc tạo ra nguồn thu nhập.
- Các giá trị tài sản và giá cả sinh hoạt tăng lên nhanh chóng trong phạm vi địa phương, ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng.
- Giảm sức sản xuất lương thực của địa phương (do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, lao động và ngành nghề).
- Gây sức ép lên các truyền thống và làm mất đi một số giá trị văn hóa của địa phương.
- Tiếp cận với các khó khăn về tắc nghẽn giao thông, tiếng ồn, ô nhiễm không khí, quá tải trong dịch vụ giao thông.
- Mâu thuẫn trong việc sử dụng tài nguyên (nguồn nước, rừng cây, vùng biển…) trong sử dụng cơ sở hạ tầng và dịch vụ (hệ thống cống, các nơi chứa chất thải, giao thông, trung tâm y tế) với các cơ sở khác.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng (ô nhiễm từ chất thải rắn và lỏng, các bệnh dịch đến từ nơi khác, bệnh xã hội…)
ØTác động đến chất lượng cuộc sống: - Về mặt sức khỏe:
Khi hoạt động du lịch gia tăng vượt quá kh ả năng kiểm soát chặt chẽ có thể sẽ dẫn đến s ự xuống cấp củ a môi trường, do vậy có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và phúc lợi của cả du khách vả dân địa phương
Hoạt động du lị ch ngày càng phát triển đ ã dẫ n tới việc tăng đáng kể l ượng thực phẩ m tiêu thụ tại điểm du lịch. Thực phẩ m nếu chỉ được quản lý về mặ t cung cấp theo số lượng mà không được quan tâm đến chất lượng thì có thể trở thành một phương tiện lan truyền gây bệnh
Các chủng tộc khác nhau có khả năng miễn nhi ễm tự nhiên khác nhau đối với một số bệnh. Thông qua du lịch, ng ười dân từ nơi này đến nơi khác và có thể mang theo mình nh ững vi sinh vật gây bệnh và gây nhi ễm cho người bản địa có khả nă ng mi ễn dịch tự nhiên thấp hơn nhiều và do đó sẽ tăng khả năng mắc bệnh; và quá trình ngược lại cũng có thể xảy ra.
- Về mặt vệ sinh môi trường:
Việc phát triển nhanh chóng các hoạt động du lịch có thể làm cho điều kiện vệ sinh môi trường tại các khu du lịch có nguy cơ bị ô nhiễm do sự gia tăng lớn của các chất gây ô nhiễm (rác, nước thải, khí thải) và các điều kiện tại chỗ chưa đủ khả năng xử lý, thiếu nước cấp, trạng thái ồn ào, bụi bặm, tắc nghẽn giao thông. Môi trường vệ sinh x ấu sẽ là nguyên nhân cho bệnh dịch hoành hành và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của du khách và dân địa phương.
- Các khía cạnh văn hóa xã hội
Những tác động về văn hóa và xã hội của du lịch được thể hiện góp phần thay đổi các h ệ thống giá trị, quan hệ gia đ ình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, những lễ nghi truyền thống và tổ chức của cộng đồng. Nói cách khác, du lịch tác động đến người dân địa phương trong quá trình họ quan hệ trực tiếp và gián tiếp với du khách. Khó có thể định l ượng được ảnh hưởng văn hóa xã hội của du lịch vì phần lớ n đó là tác động gián tiếp, phải theo dõi qua thời gian dài và thậm chí không thể lượng hóa được.
Những tác động về văn hóa xã hội của du lịch sẽ làm chuyển biến một phần chuẩn mực xã hội. Quá trình ti ếp xúc giữa du khách và người dân địa phương gây nên sự thay đổi về xã hội, đặc biệt là trong xã hội biệt lập. Thông qua sự giao lưu
đó, nhiều nét tương đồng về chuẩn mực xã hội sẽ có tác dụng tích cực vì tính cộng hưởng, nhưng những nét khác bi ệt thì sẽ phải chịu 2 loại tác động ngược chiều nhau, có thể sẽ được nhấn mạnh, vì đó là những nét đặc trưng, nhưng cũng có thể sẽ bị lu mờ dần đi nếu như bị đồng hóa.
D ưới một góc độ khác, quan niệ m của xã hội v ề giới cũng có những thay đổi theo chiều h ướng tích cực. Báo cáo kinh tế c ủa Tổ chức Du lịch Thế giới cho thấy nhi ều công vi ệc trong ngành du lịch do phụ nữ đảm nhiệm. Đi ều này đã làm thay đổi cách nhìn nhận về vai trò truyền thống của phụ nữ trong xã hội.
ØTác động dân số học:
Hoạt động phát triển du lịch là tác động đến việc thuyên chuyể n và nhập cư sức lao động. Nhân công nhập cư là một hi ện tượng ph ổ biến ở các khu du lị ch. Dưới tác động đó, thành phần, cơ cấu, mật độ phân bố và nhiều chỉ tiêu dân số học liên quan đều bị thay đổi.
ØTác động về nghề nghiệp:
Về mặt kinh tế, du l ịch tồn t ại dưới d ạng tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ, do đó có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đế n cơ hội kinh doanh và có việc làm. Du lịch phát triển tạo ra việc làm có những ảnh hưởng tích cực làm cho xã hội ổn định, bao gồm:
- Tạo thêm sự gắn kết không để cho các cộng đồng địa phương tan rã - Giảm bớt lượng nhân công lao động bỏ quê hương đi nơi khác tìm việc làm
- Củng cố tính đồng nhất và lòng tự hào về di sản của địa phương qua việc cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ và thủ công nghiệp cho khách du lịch
Du lịch cũng ả nh hưởng đến cách thức làm việc. Việc phát triển các hoạt động du lịch sẽ làm giả m bớt các hoạt động ngành nghề truyền thống ở địa phương (cả về tính chấ t, thờ i gian và nhân công tham gia làm việc), nhưng lại phát triển một số những nghề mới liên quan đến dịch vụ du lịch.
ØTác động về văn hóa:
Hoạ t độ ng du lịch tác động đến văn hóa theo hai hướng. Hướng th ứ nhất, du lịch có thể là ph ương tiện bảo tồn nền văn hóa truyền thố ng, trong khi hướng thứ hai lại tác động ngược lại. Du lịch đảm bảo cho du khách có cơ hội tốt để gặp gỡ và tiếp xúc với dân địa phương mà có tiếng nói, cách nghĩ và nếp sống khác hẳn. Du lịch cũng chấp nhận các hình thức giao lưu văn hóa khác nhau, kể cả trao đổi quan điểm và luyện tập các thứ tiếng khác.
Ngoài ra, ảnh hưởng của hoạt động phát triển du lịch đến văn hóa còn bao gồm:
- Kiến trúc truyền thống thay đổi để thu hút du khách.
- Thay đổi cách nghĩ, quan niệm truyền thống để làm cho nền văn hóa địa phương thích nghi với khẩu vị, đáp ứng lòng mong đơi của du khách.
- Tạo ra tình trạng chật chội, mất vệ sinh và có thể làm mất tính trang trọng đối với các nghi thức tôn giáo thiêng liêng truyền thống trong các lễ hội.
- Nhu cầu của du khách về vật kỷ niệm, các đồ thủ công mỹ nghệ, các văn hóa phẩm đều có tác dụng tích cực và tiêu cực đối với văn hóa truyền thống. Ví dụ như, tác động tiêu cực là tạo cho người thợ thủ công thói quen thay đổi kiểm cách, mẫu mã sản phẩm truyền thống của mình để phù hợp hơn với nhu cầu của du khách vì mục tiêu lợi nhuận. Tác động tích cực là làm sống lại những truyền thống và nghề thủ công cũ hoặc đã biến mất, tạo ra những vật kỷ niệm và mỹ nghệ phẩm để đáp ứng thị trường được mở rộng, từ đó bảo tồn và quảng bá truyền thống văn hóa bản địa.
4.2.2. Tác động đến các thành phần của môi trường tự nhiên:
Trong quá trình hoạt động du lịch diễn ra sẽ xảy ra một số vấn đề sau: - Tăng áp lực ô nhiễm môi trường do lượng chất thải từ hoạt động của khách du lịch trong quá trình tham quan du lịch và từ các cơ sở dịch vụ du lịch.
- Tăng khả năng ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và các hệ sinh thái từ các phương tiện dịch vụ vận chuyển, vui chơi giải trí, các cơ sở lưu trú…
- Tăng nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học do có nhu cầu về thực phẩm (đặc biệt là đặc sản), hàng lưu niệm (được làm từ các loài sinh vật quý hiếm) của du khách; do sự tập trung lượng lớn du khách trong mùa giao phối…
- Tăng nguy cơ xói mòn vùng cát ven biển do phát triển các khu du lịch biển.
Như vậy, các thành phần của môi trường tự nhiên: đất, nước, không khí, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường cũng sẽ ảnh hưởng.
ØMôi trường đất:
- Tăng hiệu quả sử dụng đất. Việc xây dựng khách sạn, các dịch vụ du lịch rất cần đến quỹ đất do vậy sẽ góp phần tận dụng được những quỹ đất còn bỏ hoang và phần đất không sử dụng.
- Tác động đến cơ cấu sử dụng, cấu trúc địa chất và thành phần đất. ØMôi trường nước:
- Ảnh hưởng đến diện tích lưu vực của các nguồn nước các sông suối. Do các đề án được triển khai cần giải phóng mặt bằng để xây dựng hạ tầng và cơ sở du lịch các khu vực do đó chất lượng nguồn nước bị kém đi, tăng các thành phần hòa tan, tăng cặn làm cho nước bị đục, ảnh hưởng đến chất lượng và lưu lượng dòng chảy.
- Ô nhiễm môi trường nước từ các chất thải: chất thải rắn, nước thải từ các điểm du lịch, các khu du lịch làm nhiễm bẩn môi trường đất và các nguồn nước. Rác thải, bao bì ni lông, vỏ chai nhựa… do thải trực tiếp xuống cũng gây ô nhiễm nguồn nước
- Ảnh hưởng đến chất lượng và lưu lượng nước ngầm. Do khai thác nguồn nước ngầm bừa bãi, do nạo vét, san lấp đất ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm.
- Ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ØMôi trường không khí:
- Tăng ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông vận tải, từ các dịch vụ du lịch.
- Ô nhiễm không khí gia tăng do hoạt động vận chuyển hành khách sẽ tác động đến bầu khí quyển, đến đời sống của sinh vật và thậm chí còn là nguyên nhân gây ra sự di cư đối với nhiều động vật nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường không khí
- Nhu cầu đi lại gia tăng các loại phương tiện không đảm bảo chất lượng
môi trường các loại khí thải có hại cho sức khỏe CO2, NO2, SO2…
- Gia tăng tiếng ồn.
- Tác động của tiếng ồn gây mệt mỏi, ức chế thần kinh, tạo cảm giác khó chịu với đối tượng chịu tác động, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Độ ồn cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người như gây mất ngủ, tạo cảm giác bồn chồn làm giảm nhu cầu du lịch.
- Ô nhiễm không khí từ chất thải sinh hoạt của hoạt động du lịch: rác thải tại các khu du lịch không được thu gom và xử lý triệt để thường xuyên mà chủ yếu là xử lý cục bộ nên dễ gây mùi khó chịu. Bên cạnh đó, việc sử dụng ngày càng gia tăng các chất đốt rắn để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch gây nên những ô nhiễm không nhỏ bởi các loại khí độc
hại thoát ra như CO, CO2, SO2…
ØTài nguyên đa dạng sinh học:
Tác động các loại phương ti ện nh ư ô tô, xe máy và các hoạt động khác cũng tác độ ng không nhỏ đến hoàn cảnh sống, nhịp đ iệu sống của các loài động vật đặc biệt là các loài thú, đã đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của nhiều loài động vật.
Các hoạt động du lịch như đi thuyền tham quan… là nguy cơ đ e dọa đến nhi ều loài sinh vật dưới nước do khuấy động và ngẫu nhiên bị vướng vào động cơ.
ØCảnh quan môi trường:
Cùng với quá trình phát triển du lịch, lượng chất thải rắn cũng không ngừng tăng lên theo lượng khách và theo mức thải của nhu cầu sinh hoạt, ngoài ảnh hưởng ô nhiễ m, các chất thả i rắn không thu gom còn ảnh hưởng đáng kể tới mỹ quan của khu du lịch, gây ấn tượng xấu khá đậm nét cho du khách, đặc biệt là các khách nước ngoài.
Nước mặt bị ô nhiễm từ nước thải dẫn đến trong nước có khá nhất chất bẩn, bùn, rác thải, ch ất thải đã gây hiện tượng bồi lắng ở các lưu vực sông làm cho nước không lưu thông được gây ô nhiễm khá nặng làm ảnh hưởng và giảm sức hút khách du lịch
Các chất có trong khí thải như NO, NO2, SO, SO2, SO3 là tác nhân phá hủy
trong khí thải lắng đọng trên nhà cửa, cầu cống, đường đi, khu dân cư… cũng làm mất mỹ quan cho du khách.
Thiếu cẩn thận trong việ c sử dụng lửa trong lúc cắm trại, thải bỏ rác thải không đúng các quy định về vệ sinh môi trường.
Mặc dù, dự báo sẽ có những tác động về môi trường như trên, nhưng những tác động trên s ẽ không đáng kể nếu trong quá trình triển khai th ực hiện đề án Vườ n Quốc gia áp dụng các giải pháp bảo v ệ môi trường đúng theo quy định pháp luật. Đồng thời, chủ đầu tư cần lưu ý việc sử dụng đất của Vườn Quốc gia phải thực hi ện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy trình của một thủ tục hành chính (quy định tạ i mụ c 2 phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi tr ường, đánh giá môi tr ường chi ến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và Chương III, Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Phần 5
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT GẮN VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
5.1. Kế hoạch đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch và phục vụ công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư kêu gọi đầu tư
- Tổng số kinh phí : 1.458.959.000.000đ. Trong đó:
+ Ngân sách : 106.694.000.000đ;
+ Kêu gọi đầu tư : 1.352.265.000.000đ.
Có phụ biểu kèm theo (biểu 12; 13 và 14)
5.2. Kế hoạch liên kết, kết nối với các tuyến du lịch, tiếp thị, quảng bá du lịch: lịch:
- Giai đoạn 2018 – 2020, hình thành các tuyến, điểm du lịch trong Vườn Quốc gia U Minh Hạ.
- Giai đoạn 2020 – 2021: phát triển các tuyến nội bộ huyện và các tuyến nội