8. Nhiệm vụ của đề án:
2.5.3.3. Kết nối với các điểm du lịch nội tỉnh:
- Tuyến 1: TP Cà Mau – Khu du lịch sinh thái sông trẹm – Vườn quốc gia U Minh Hạ - Hòn Đá Bạc – Rừng ngập mặn đê Biển Tây.
- Tuyến 2: TP Cà Mau – Khu du lịch sinh thái sông trẹm – Vườn quốc gia U Minh Hạ - Hòn Đá Bạc - Đầm Thị Tường – Khu Xứ ủy Trung ương cục miền Nam – Khu du lịch Khai Long – Mũi Cà Mau (cột mốc GPS 0001)
2.5.3.4. Kết nối với các điểm du lịch Liên tỉnh:
- Tuyến 1: Kiên Giang – Thới Bình (Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm) - Vườn quố c gia U Minh Hạ - Hòn Đá Bạc - Đầm Thị Tường – Khu Xứ ủy Trung ương cục miền Nam – Khu du lịch Khai Long – Mũi Cà Mau (cột mốc GPS 0001);
- Tuyến 2: Bạc Liêu- Cà Mau (Phủ thờ Bác, sân chim Cà Mau) - Khu công nghiệp Khí Điện Đạm Cà Mau - Vườn Quốc Gia U Minh Hạ - Hòn Đá Bạc - Đầm Thị Tường – Khu Xứ ủy Trung ương cục miền Nam – Khu du lịch Khai Long – Mũi Cà Mau (cột mốc GPS 0001).
2.6. Đầu tư cơ sở hạ tầng kết hợp giữa việc bảo tồn, bảo vệ hệ sinh thái rừng và du lịch sinh thái: và du lịch sinh thái:
2.6.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch:
2.6.1.1. Phân khu đón tiếp du khách:
Phân khu đón tiếp du khách sẽ gồm các hạng mục công trình như sau: - Trung tâm du khách
- Bến bãi, bãi đỗ xe, dịch vụ vận chuyển công cộng và cá nhân - Cổng chào, biểu tượng vườn quốc gia
Bảng 09: Hạng mục công trình xây dựng tại Phân khu đón tiếp du khách
Vị trí xây dựng Diện tích xây
STT Công trình (tiểu khu) dựng dự kiến
(ha)
1 Trung tâm du khách 6; 77 1,3
2 Bến bãi đổ xe, dịch vụ vận 6; 77 2,3
chuyển cá nhân
3 Cổng chào, biểu tượng VQG 6 1,0
Tổng 4,6
2.6.1.2 Phân khu du lịch sinh thái:
Phân khu du lịch sinh thái bao gồm các hạng mục công trình:
- Các khu dịch vụ: quán ẩm thực, ki ốt bán quà lưu niệm, nhà vệ sinh công cộng + bể phốt;
- Trạm dừng chân; - Khu vui chơi, giải trí; - Chòi câu cá.
Bảng 10: Hạng mục công trình tại Phân khu du lịch sinh thái
Vị trí xây Diện tích xây
STT Công trình dựng (tiểu Số lượng dựng dự kiến
khu) (ha)
1 Trạm dừng chân 5; 6; 70; 73; 4 2
76; 77
2 Khu vui chơi, giải trí K3 và 6 – 2 150
TK76; K1 và
2 – TK77; Khoảnh 33 tiểu khu 5; khoảnh 36 tiểu khu 6. 3 Quán ẩm thực 6; 76; 77 9 3,6 4 Nhà vệ sinh công cộng 6; 76; 77 9 0,27
5 Kios bán hàng lưu niệm 6; 76; 77 10 1
6 Chòi câu cá 6; 76; 77 10 1
Tổng 157,87
2.6.1.3. Phân khu vườn sưu tập động thực vật và vườn dược liệu:
Phân khu vườn sưu tập động thực vật và vườn dược liệu bao gồm các hạng mục công trình:
- Khu nhà chức năng quản lý, điều hành, bảo vệ: nhà điều hành, nhà vệ sinh công cộng, nhà chế biến thức ăn, nhà kho bảo quản thức ăn, cổng vào + hệ thống tường rào, sân vườn và các hạng mục khác;
- Hàng rào cách ly động vật; - Vườn dược liệu.
2.6.1.4. Phân khu tái hiện làng rừng và các làng nghề truyền thống:
Phân khu tái hiện làng rừng và các làng ngh ề truy ền thống bao gồm các mô hình tái hiện làng rừng, căn cứ cách mạng và làng nghề truyền thống như nghề ép chuối, nghề gác kèo ong…tại tiểu khu 6. Quy mô 30 ha.
2.6.1.5. Phân khu nghỉ dưỡng:
Phân khu nghỉ d ưỡng bao gồm hệ thống các nhà sinh thái tại tiểu khu 5, tiểu khu 6, tiểu khu 77. Quy mô 40 ha.
2.6.1.6. Phân khu trồng cây lưu niệm:
Phân khu trồ ng cây lưu niệm phục vụ cho du khách trồng cây lưu niệm tại tiểu khu 6. Quy mô 22,6 ha.
2.6.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Bảng 11: Hạng mục cơ sở hạ tầng kỹ thuật
STT Hạng mục đầu tư ĐVT Khối lượng
I Cấp điện
1 Hệ thống lưới điện trong khu vui chơi km 30
II Cấp nước
1 Hồ nước ngọt (cảnh quang) cái 01
2 Hệ thống nước sạch và bể chứa nước phục vụ vườn sưu tập động thực vật và vườn dược liệu
2.1 Máy bơm thủy lực máy 01
2.2 Đường ống dẫn nước từ máy bơm về bể tập trung km 0,8 2.3 Bể tập trung: bể xử lý lọc nước + bể chứa nước cái 01
III Vệ sinh môi trường
1 Hệ thống thu gom rác Hệ thống 01
2 Hệ thống thùng rác cái 30
IV Công trình giao thông
1 Tuyến đường dọc kênh 98 km 6
2 Đường xuyên rừng km 4
3 Cầu dành cho du khách đi tham quan trong rừng cái 4
4 Xe điện Chiếc 6
5 Xe ngựa Chiếc 2
6 Bến thuyền cái 01
7 Xuồng máy cái 04
2.7. Phương thức tổ chức du lịch sinh thái:
2.7.1. Tự tổ chức khai thác dịch vụ du lịch sinh thái:
Vườn Quốc gia U Minh Hạ sử dụng các điều kiện t ự nhiên, tài nguyên thiên nhiên để tổ chức, kinh doanh du lịch sinh thái. Những vùng mang tính bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi) Vườn quố c gia U Minh Hạ tự tổ chức gắn với qu ản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Với hình thức này, Vườn Quốc gia U Minh Hạ đã thành lập Phòng du lịch sinh thái và giáo dụ c môi tr ường. Do đó, có thể t ừng bước hoàn thiện, nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho phòng để phòng trực tiếp tổ ch ức các hoạt động kinh doanh, tạo các sả n phẩm du lịch. Giai đo ạn sau, phát triển Phòng Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường thành Trung tâm du lị ch sinh thái và giáo dục môi trường với đội ngũ lao động chuyên nghiệp hơn, đảm bảo về số lượng và chất lượng.
Doanh thu từ du lịch bao gồ m tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả như: lệ phí tham quan, lưu trú, ăn uống, gửi xe và các dịch vụ bổ sung khác như vui chơi giải trí, vận chuyển công cộng.
2.7.2. Cho doanh nghiệp thuê môi trường rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.
Vườn Quốc gia U Minh Hạ sử dụng một phần đất r ừng và các y ếu tố tự nhiên trong V ườn quốc gia cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng. Những vùng đệm, khu dịch vụ hành chính sẽ ch ọn phương thức cho thuê môi trường r ừng. Vườn trực tiếp ký hợp đồng và quản lý các hoạt động thuê môi tr ường rừng còn tổ chức các hoạt động kinh doanh d ịch vụ du lịch sinh thái do các đơn v ị thuê th ực hiện (quá trình thực hiện các dịch vụ phả i đảm bảo đúng theo quy định quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và của Vườn Quốc gia).
- Việc cho thuê môi trường rừng; liên doanh, liên kết do Ban Giám đốc Vườn Quốc gia quyết định trên cơ sở đề án phát triển du lịch sinh thái đã được thẩm định, phê duyệt.
- Các điều khoản cụ thể của việc cho thuê môi trường rừng, liên doanh liên kết do Ban Giám đốc Vườn Quốc gia quyết định theo các quy định hiện hành của pháp luật.
- Chức năng của các đơn vị thuê:
+ Thực hiện các hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch.
+ Tạo thêm việc làm, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân địa phương.
+ Cùng với Nhà nước góp vốn đầu tư thiết lập các khu rừng phục vụ du lịch sinh thái trong diện tích được thuê, đảm bảo rừng phát triển và bảo tồn bền vững khu rừng của Vườn.
+ Tạo không gian cảnh quan cho khách thưởng ngoạn và khám phá thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, vui chơi giải trí gắn với bảo vệ rừng.
+ Thiết lập hệ thống dịch vụ phù hợp với điều kiện địa hình, đất đai ở mỗi điểm được thuê theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các điều kiện đối với các đơn vị thuê môi trường rừng: Vườn Quốc gia U Minh Hạ có thể thực hiện cho thuê môi trường rừng theo các Quy định cụ thể như hạn mức diện tích, thời gian và mức độ tác động vào môi trường rừng. Diện tích được thuê sẽ căn cứ từng địa điểm cụ thể trên cơ sở quỹ đất, căn cứ vào nguyện vọng của chủ doanh nghiệp và sự cân đối chung của Vườn…. Các đơn vị thuê được Ban Giám đốc Vườn Quốc gia giao cho từng đơn vị trực tiếp tổ chức hoạt động kinh doanh.
Để được phép thuê, cũng như có nguồn thu thì các đơn vị thuê cũng ph ải bỏ vốn đầu tư, bao gồm kinh phí đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch (theo khả năng của từng đơn vị), kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển r ừng t ại khu vực thuê. Hàng năm, các đơn vị thuê phải nộp chi phí thuê môi trường rừng căn cứ vào diện tích thuê, đơn giá đượ c phê duyệt. Ngoài chi phí thuê môi trường rừng, các đơn vị thuê còn ph ải bỏ kinh phí bảo vệ rừng hàng năm, bao gồm chi phí nhân công, chi phí thiết bị.
2.7.3. Liên doanh liên kết để tổ chức dịch vụ:
Vườn Quốc gia U Minh Hạ kết hợp v ới các doanh nghiệp để cùng tôn tạo, nâng cấp những đị a điểm có tiềm năng du lị ch trên cơ sở cùng chia sẻ lợi ích. Ngoài việ c bỏ vốn đầu tư vào diện tích rừng của Vườn Quốc gia các đơn vị sẽ phải kinh doanh du lịch sinh thái theo hướng dẫn của Vườn Quốc gia, đồng thời Vườn s ẽ quản lý về mặt tác động sinh thái t ại khu du lịch. Nguồn thu sẽ được chia sẻ dưới hình thức nộp khoán hàng năm cho Vườn.
Các đơn vị liên doanh liên kết được khai thác các công trình khoa học của Vườn và các công trình kiến trúc khác trên cơ sở bỏ vốn đầu tư tu bổ, nâng cấp các công trình
- Nghiên cứu phát triển các ngành nghề sản xuất nông – lâm – nghiệp, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội và nâng cao trình độ dân trí, văn hóa du lịch cho mọi người dân của địa phương.
- Xây dựng quy hoạch du lịch với sự tham gia của cộng đồng ngay từ đầu. Hình thành các phân khu cung cấp dịch vụ, các tuyến tham quan với các sản phẩm văn hóa địa phương.
Phần 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI GẮN LIỀN VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ, BẢO TỒN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ
3.1. Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học: học:
- Với các loài quý hiếm cần xây dựng chương trình điều tra giám sát cụ thể để đảm bảo cung cấp số liệu cập nhật cho công tác quản lý và bảo tồn loài. Hợp tác với các cơ quan ban ngành trong tỉnh, các cơ quan và tổ chức chuyên môn trong nước, các tổ chức quốc tế trong công tác nghiên cứu khoa học, quản lý bền vững hệ sinh thái rừng, phát triển cộng đồng vùng đệm.
- Kiện toàn hệ thống các trạm bảo vệ, các tổ tuần tra rừng để giải quyết nhiệm vụ bảo vệ và phục hồi tài nguyên thực vật rừng; Đầu tư xây dựng hạ tầng và đặc biệt đầu tư cho công tác trồng rừng mới, bảo vệ phục hồi các hệ sinh thái rừng tự nhiên.
+ Phục hồi và phát triển các loài thực vật đặc hữu của rừng tràm; + Phục hồi và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của hệ sinh thái rừng tràm; + Thiết lập các đường băng xanh cản lửa rừng, bằng giải pháp trồng các loài cây bản địa của rừng tràm;
+ Phục hồi và phát triển rừng: Trồng bổ sung phục hồi rừng, thực hiện các giải pháp lâm sinh để phục hồi rừng, nâng cao chất lượng rừng và chất lượng hệ sinh thái; Phục hồi rừng trên đất than bùn.
- Tăng cường công tác tuần tra rừng, phân công các tổ túc trực trong rừng nhằm ngăn chặn việc khai thác rừng trái phép, ảnh hưởng đến sinh cảnh sống cũng như hạn chế việc người dân vào rừng bẫy bắn chim, thú. Nghiêm cấm các hoạt động săn bắn, buôn bán động vật hoang dã của người dân địa phương. Đồng thời, hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật, giúp người dân địa phương tham gia chăn nuôi các loài động vật hoang dã, nhằm nâng cao đời sống vật chất và giảm các tác động tới nguồn tài nguyên động vật hoang dã.
- Để giảm bớt việc thu hẹp và chia cắt sinh cảnh sống của các loài thú nên quy hoạch các tuyến đi lại trong vườn quốc gia. Đặc biệt chú ý các khu vực đi lại sử dụng các phương tiện ô tô, xe máy…
+ Quy định các tuyến đường nhất định để hạn chế tiếng ồn từ các phương tiện giao thông đến du khách, dân địa phương và các loài động vật hoang dã;
+ Không cho phép: xây dựng các công trình có kiến trúc, vật liệu không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo trong Vườn;
+ Không phát triển các hoạt động du lịch có thể tác động lên đất rừng (đào, đắp), tác động xấu đến nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật rừng, sinh vật rừng…
Đào tạo nguồn nhân lực, ưu tiên tuyển dụng những cán b ộ được đào tạo chính quy, có năng lực, kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo tồn rừng, giám
sát đa dạng sinh học; khuyến khích học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý.
Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thông qua giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên; Thực hiện các cuộc điều tra, nghiên cứu cơ bản khu hệ động, thực vật trong khu bảo tồn để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, chú trọ ng đến các loài quan trọ ng có tính chất chỉ thị, các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng theo Sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ thế giới.
Áp dụng khoa học công nghệ trong việc cả i tạo rừng tự nhiên, trồng rừng bằng cây bản địa; tăng cường đầu tư trang thiết b ị phụ c vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy ch ữa cháy rừng. Triển khai phương thức bảo t ồn chuyển chỗ, hình thành hệ thống vườn thực vật, vườ n ươm, v ườ n động vật để bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng đã được xác định của từng khu bảo tồn trong tỉnh. Khai thác tiềm năng du lịch của các khu bảo tồn nhằm phát triển du lịch sinh thái gắn với sinh kế của người dân vùng đệm, nâng cao đời sống cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học.
T ăng cườ ng công tác truyền thông để nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cho cán bộ , ng ười dân sống trong vùng đệm khu bảo tồn; đưa công tác giáo dục bảo tồn vào các trường học trên địa bàn; Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các lực l ượng vũ trang trên đị a bàn trong công tác tuần tra, kiểm tra, phát hi ện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, làm suy giảm đa dạng sinh học.
3.2. Giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đồng, nâng cao tri thức cho dukhách: khách:
- Xây dựng bộ tài liệu giáo dục, truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng;
- Tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng cho người dân;
- Tổ chức các cuộc hội thảo nhỏ về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng tại các ấp, xã vùng đệm;
- Tổ chức các buổi tuyên truyền về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng trong các trường học trên địa bàn;
- Lồng ghép nội dung tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ rừng trong các đợt tuyên truyền về văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội của địa phương.