Tƣ tƣởng và tấm gƣơng đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 26 - 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.3. Tƣ tƣởng và tấm gƣơng đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin

- Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, là cơ sở thế giới quan và phƣơng pháp luận của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đồng thời tƣ tƣởng của Ngƣời góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác - Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do. Ngƣời khẳng định:

Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những ngƣời cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đƣờng chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản [49, tr.563].

Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin ở Hồ Chí Minh nổi lên một số điểm đáng chú ý: Một là, khi ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, Nguyễn Ái Quốc đã đƣợc dân tộc, quê hƣơng và gia đình trang bị cho một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo. Ngƣời đã phân tích, tổng kết các phong trào yêu nƣớc Việt Nam chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ngƣời tự hoàn thiện vốn văn hoá, vốn chính trị, vốn sống thực tiễn phong phú, nhờ đó, Ngƣời đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin nhƣ một lẽ tự nhiên

“tất yếu khách quan và hợp với quy luật”. Chủ nghĩa Mác - Lênin là bộ phận văn hoá đặc sắc nhất của nhân loại: tinh tuý nhất, cách mạng nhất, triệt để nhất và khoa học nhất. Hai là, khác với nhiều trí thức tƣ sản phƣơng Tây đến với chủ nghĩa Mác - Lênin chủ yếu nhƣ đến với một học thuyết, nhằm giải quyết những vấn đề tƣ duy hơn là hành động, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là tìm con đƣờng giải phóng cho dân tộc, tức là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn Việt Nam chứ không phải từ nhu cầu tƣ duy. Ngƣời đã viết: “Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nƣớc, chứ chƣa phải chủ nghĩa cộng sản đã đƣa tôi tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba” [49, tr.563]. Luận cƣơng của Lênin đã chỉ ra mối quan hệ gắn bó thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản với sự nghiệp gải phóng các dân tộc thuộc địa. Nhờ Lênin, Ngƣời đã tìm thấy “con đƣờng giải phóng chúng ta”, và từ Lênin, Ngƣời đã trở lại nghiên cứu chủ nghĩa Mác sâu sắc hơn. Ngƣời hồi tƣởng lần đầu tiếp xúc với chủ nghĩa Lênin, “khi ấy ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên nhƣ đang nói trƣớc quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đƣờng giải phóng chúng ta!” [49, tr.562]. Ba là, Ngƣời đã tiếp thu lý luận Mác - Lênin theo phƣơng pháp nhận thức mác-xít, đồng thời, theo lối “đắc ý, vong ngôn” của phƣơng Đông, cốt nắm cái tinh thần, cái bản chất chứ không tự trói buộc trong cái vỏ ngôn từ. Ngƣời vận dụng lập trƣờng, quan điểm và phƣơng pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để tự tìm ra những chủ trƣơng, giải pháp, đối sách phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt Nam, không sách vở, không kinh viện, không tìm kết luận có sẵn trong sách vở kinh điển.

- Tấm gương đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin

Tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đã đƣợc hình thành trong thời kỳ lịch sử, đồng thời kế thừa tƣ tƣởng đạo đức phƣơng Đông, phƣơng Tây, những tinh hoa đạo đức của

nhân loại, đặc biệt quan trọng là những tƣ tƣởng đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin, cũng nhƣ những tấm gƣơng đạo đức trong sáng mà các ông để lại.

Hồ Chí Minh là một ngƣời học trò trung thành và xuất sắc của Lênin. Đối với Hồ Chí Minh, Lênin mãi mãi là ngƣời cha, thầy học, đồng chí và cố vấn, là ngôi sao sáng chỉ đƣờng cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà khi Lênin mất, Hồ Chí Minh đã viết những dòng đầy xúc động: “Không phải chỉ thiên tài của Ngƣời, mà chính tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tƣ trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của ngƣời thầy, đã ảnh hƣởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hƣớng về Ngƣời, không gì ngăn cản nổi” [38, tr.317]. Đây không chỉ là tình cảm của Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam mà còn là tình cảm của tất cả các dân tộc thuộc địa đối với Lênin vĩ đại.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)