Nhân tố chủ quan phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.4. Nhân tố chủ quan phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

Cùng thời có biết bao Đảng viên Đảng Xã hội Pháp ngƣời Việt cũng đọc Luận cƣơng của Lênin, nhƣng chỉ có Nguyễn Ái Quốc sớm nhìn ra con đƣờng chân chính cho sự nghiệp cứu nƣớc và giải phóng các dân tộc thuộc địa.

Nhân tố chủ quan là một nhân tố quan trọng trong việc hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Nhân cách, phẩm chất, tài năng và trí tuệ của Hồ Chí Minh đã tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển tƣ tƣởng của Ngƣời. Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nƣớc, trong bối cảnh nƣớc mất nhà tan, đã lớn lên từng ngày qua lời ru thấm đƣợm tình yêu quê hƣơng đất nƣớc của bà, của mẹ, qua những điều cha dạy, qua những nỗi khổ cực mà thực dân Pháp gây ra cho nhân dân ta. Tất cả đã hun đúc nên một Nguyễn Ái Quốc với một trái tim nhân hậu, yêu nƣớc, thƣơng dân, thƣơng ngƣời cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Với trái tim đó, Nguyễn Ái Quốc sớm cảm nhận đƣợc nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu dƣới ách nô lệ của thực dân Pháp. Khi

còn nhỏ, Ngƣời đã từng hỏi cha tại sao những ngƣời dân ta gầy còm, đói rách mà phải còng lƣng kéo xe cho những ông bà cả tây lẫn ta béo tốt. Ngƣời luôn đau đáu rằng làm sao cho dân ta đƣợc tự do, ấm no, hạnh phúc. Chính những điều đó đã thúc giục Ngƣời ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc. Nguyễn Ái Quốc ra đi với một tâm hồn của một nhà yêu nƣớc và lý tƣởng của một ngƣời Cộng Sản. Nguyễn Ái Quốc đã bôn ba nhiều nƣớc trên thế giới. Ngƣời vừa đi vừa học tập nền văn hóa của thế giới. Ngƣời cũng làm rất nhiều nghề nhƣ ngƣời phụ tàu, phụ bếp, cào tuyết. Với sự khổ công học tập và rèn luyện đó, Ngƣời đã chiếm lĩnh những tri thức phong phú của nhân loại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế để tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin một cách khoa học. Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc có một tƣ duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, có đầu óc phê phán tinh tƣờng và sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng tƣ sản hiện đại, không để bị đánh lừa bởi hào nhoáng bên ngoài. Với việc lao động trong quá trình bôn ba tìm đƣờng cứu nƣớc, Nguyễn Ái Quốc đã giữ cho mình một tƣ duy độc lập, sáng suốt, để nhận ra rằng ở đâu nhân dân lao động bị áp bức cũng là bạn và ở đâu kẻ áp bức bóc lột cũng là thù. Ngƣời cũng đã đánh giá đƣợc đúng bản chất của các cuộc cách mạng tƣ sản, mà không bị đánh lừa bởi cái vẻ hào nhoáng bề ngoài của chúng.

Có thể nói, chính những phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã quyết định việc Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa, phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành tƣ tƣởng đặc sắc của mình.

1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

1.2.1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

- Vai trò của đạo đức cách mạng

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là gốc của ngƣời cách mạng, từ rất sớm và xuyên suốt cuộc đời cách mạng của mình.

Cuốn sách Đường cách mệnh năm 1927 không phải là một chuyên luận về vấn đề đạo đức cách mạng, nhƣng ở trang đầu cuốn sách, Ngƣời đã nêu lên hai mƣơi ba điều về tƣ cách một ngƣời cách mạng, giải quyết ba mối quan hệ: Với mình, với ngƣời, với việc. Những thập kỷ bốn mƣơi, năm mƣơi, sáu mƣơi, Ngƣời đều có những bài viết ngắn gọn, súc tích về đạo đức cách mạng. Trong Di chúc, Ngƣời nhấn mạnh:

Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tƣ. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là ngƣời lãnh đạo, là ngƣời đầy tớ thật trung thành của nhân dân... Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những ngƣời thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” [52, tr.622].

Vai trò nền tảng của đạo đức cách mạng đƣợc Hồ Chí Minh khẳng định: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới… Sức có mạnh mới gánh đƣợc nặng và đi đƣợc xa. Ngƣời cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [48, tr.601].

“Đức là gốc”, cho nên đạo đức cách mạng trở thành nhân tố quyết định sự thành bại của mọi công việc, phẩm chất mỗi con ngƣời: “Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuận đạo đức cách mạng, hay là không”, “Tuy năng lực và công việc mỗi ngƣời có khác nhau, ngƣời làm việc to, ngƣời làm việc nhỏ, nhƣng ai giữ đƣợc đạo đức cách mạng đều là ngƣời cao thƣợng”. Ngƣời từng khẳng định: “Chúng ta đem tinh thần mà chiến thắng vật chất” [42, tr.176]. Chỉ nhìn về vật chất, chỉ nhìn ở hiện tƣợng, chỉ lấy con mắt hẹp hòi mà xem, thì không giải thích đƣợc thắng lợi của ta đối với kẻ thù lớn mạnh. Hồ Chí Minh chỉ rõ:

Đảng ta theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta không những nhìn vào hiện tại mà lại nhìn vào tƣơng lai, chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lƣợng của quần chúng, của dân tộc. Cho nên chúng ta quả quyết trả lời những ngƣời lừng chừng và bi quan kia rằng:

Nay tuy châu chấu đấu voi,

Nhƣng mai voi sẽ bị lòi ruột ra [44, tr.29].

Đạo đức còn có ảnh hƣởng lớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành một xã hội mới và xây dựng mỹ tục thuần phong. Vì “đức là gốc”, cho nên ngƣời có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại tạm thời vẫn không lùi bƣớc, khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần chịu đựng gian khổ, khiêm tốn, không tự mãn, không công thần, địa vị, kèn cựa, hƣởng thụ, thật sự trở thành ngƣời “lo trƣớc thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

- Quan hệ giữa đức và tài

Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của ngƣời cách mạng. Đạo đức là một vũ khí sắc bén phục vụ cho cuộc đấu tranh kiên cƣờng, bất khuất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mới đi tới đƣợc mục tiêu đất nƣớc đƣợc độc lập, dân tộc đƣợc tự do, hạnh phúc. Theo Hồ Chí Minh, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh” thì mới hoàn thành đƣợc sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Nếu xét đến cùng thì văn minh tức là trí tuệ, trong đó, chủ yếu là sự hiểu biết đúng đắn về chủ nghĩa Mác - Lênin, những tri thức hiện đại của nhân loại, thực tiễn Việt Nam và thế giới, những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, những hiểu biết để đƣa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi. Còn đạo đức chính là những phẩm chất đòi hỏi con ngƣời cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để cống hiến đƣợc nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó. Phải chăng Hồ Chí Minh đã nêu lên một quan điểm lớn: phải có cái đức để đi đến cái trí. Vì khi đã có cái trí, thì cái đức

chính là cái bảo đảm cho ngƣời cách mạng giữ vững đƣợc chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận, đã đi theo.

Quan điểm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức, xem nhẹ mặt tài. Đức là gốc, nhƣng đức phải kết hợp với tài, đức và tài phải thống nhất, phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia. Bởi lẽ, nhƣ Ngƣời đã chỉ rõ, ngƣời có đức mà không có tài thì chẳng khác gì ông Bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai, nhƣng cũng chẳng ích gì; còn nếu tài mà không có đức thì chỉ có hại cho dân, cho nƣớc, cho sự nghiệp bản thân và sớm muộn gì thì cũng đổ vỡ. Hồ Chí Minh yêu cầu: Tài lớn thì đức càng phải cao và khi đã có tài thì đức chính là cái đảm bảo cho ngƣời cách mạng giữ vững đƣợc chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã lựa chọn, tin theo. “Đức là gốc”, bởi ngƣời thực sự có đức thì lúc nào cũng lo lắng hoàn thành công việc cách mạng, cho nên luôn cố gắng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, và khi thấy sức mình không vƣơn lên đƣợc nữa, thì sẵn sàng nhƣờng bƣớc, học tập và ủng hộ ngƣời tài đức hơn mình để họ gánh vác việc nƣớc, việc dân. Nhƣ vậy “đức là gốc” ở đây phải là “đức lớn” - đức tận tâm, tận lực phấn đấu, hy sinh vì cách mạng, vì nƣớc, vì dân. Đó là đạo đức cách mạng, không đồng nhất với những phẩm chất đạo đức thông thƣờng, cụ thể, nhƣ hiền lành, ngoan ngoãn, tốt bụng, trong đời sống hàng ngày.

1.2.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức

Nghiên cứu di sản tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh, ta thấy Ngƣời có những lời dạy với những phẩm chất đạo đức cụ thể cho từng đối tƣợng. Ngƣời nêu cái đúng, cái tốt, cái hay, đồng thời cũng chỉ ra cái sai, cái xấu, cái dở để giáo dục đạo đức cho các tầng lớp nhân dân. Qua đó, Hồ Chí Minh đã nêu bật những phẩm chất đạo đức cơ bản nhất của con ngƣời Việt Nam trong thời đại mới. Đây cũng là những phẩm chất của nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng

Việt Nam.

- Trung với nước, hiếu với dân

Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi ngƣời với đất nƣớc, với nhân dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất. Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác. Trung, hiếu là những khái niệm đạo đức trong xã hội phong kiến phƣơng Đông. Trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nƣớc truyền thống Việt Nam, khắc phục, vƣợt qua những hạn chế của truyền thống đó, Hồ Chí Minh khẳng định trung với nƣớc, hiếu với dân là một trong những phẩm chất của đạo đức cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh không gạt bỏ từ ngữ “trung, hiếu” đã ăn sâu, bám rễ trong con ngƣời Việt Nam với một ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của ngƣời dân, ngƣời con. Với khái niệm cũ, Ngƣời đƣa vào đây một nội dung mới, cách mạng, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn, không phải trung với vua và chỉ có hiếu với cha mẹ, mà “trung với nƣớc, hiếu với dân”.

Đây là cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức. Ngƣời gạt bỏ điều cốt lõi nhất trong đạo đức Nho giáo là lòng trung thành tuyệt đối với chế độ phong kiến và ông vua phong kiến. Cái mà Nho giáo tôn thờ nhất chính là cái mà cách mạng lên án và đánh đổ. Hồ Chí Minh không thể chấp nhận lòng trung thành tuyệt đối của nhân dân bị áp bức với kẻ áp bức mình. Với Hồ Chí Minh, “trung với nƣớc” thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội; thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc, với con đƣờng đi lên của đất nƣớc. Nƣớc ở đây là nƣớc của dân và dân là chủ nhân của nƣớc. Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thƣơng dân, tin dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập nhân dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc, phục vụ nhân dân hết lòng.

Từ chỗ “trung với vua, hiếu với cha mẹ” chuyển thành “trung với nƣớc, hiếu với dân” là một sự phát triển về chất so với quan niệm đạo đức truyền thống. Hồ Chí Minh đã viết: “Đạo đức cũ nhƣ ngƣời đầu ngƣợc xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới nhƣ ngƣời hai chân đứng vững đƣợc dƣới đất, đầu ngửng lên trời” [44, tr.220]. Nhân dân từ chỗ là kẻ nghèo hèn, phải đƣợc chăn dắt, sai khiến trở thành lực lƣợng làm nên lịch sử, sáng tạo ra lịch sử. Trƣớc, quan là phụ mẫu của dân, thì nay, Đảng, cán bộ, đảng viên là “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Theo Hồ Chí Minh, trung với nƣớc, hiếu với dân là phải suốt đời đấu tranh cho cách mạng, ra sức làm việc, giữ vững kỷ luật, thực hiện tốt đƣờng lối, chính sách của Đảng. Hồ Chí Minh dạy rằng, hiếu với dân thì phải hoà mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu, đoàn kết quần chúng chặt chẽ xung quanh Đảng, tổ chức tuyên truyền và động viên quần chúng hăng hái thực hiện chính sách và nghị quyết của Đảng; phải lấy dân làm gốc, phải thực hiện dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Đảng, Nhà nƣớc hoạt động phải gần dân, thân dân, lấy trí tuệ ở dân, học hỏi dân, phải biết làm học trò dân mới làm đƣợc thầy học của dân. Chỉ có thực hiện đƣợc nhƣ thế thì ngƣời cách mạng mới đƣợc dân tin yêu, cách mạng mới đi đến thành công. Đối với cán bộ, đảng viên, nhƣ Hồ Chí Minh đã nói, “điều chủ chốt nhất” của đạo đức cách mạng là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”, là “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, là “trung với nƣớc, hiếu với dân”, hơn nữa, phải là “tận trung, tận hiếu”, và tƣ tƣởng hiếu với dân không chỉ dừng lại ở chỗ thƣơng dân mà dân là đối tƣợng phải phục vụ hết lòng, phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thƣờng xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí. Có đƣợc cái đức ấy thì ngƣời cách mạng, ngƣời lãnh đạo sẽ đƣợc dân tin yêu, quý mến, kính trọng, nhất định sẽ tạo ra đƣợc sức mạnh to lớn cho cách mạng.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Phẩm chất này gắn bó chặt chẽ với phẩm chất “trung với nƣớc, hiếu với dân”. Việc thực hiện phẩm chất này, đặt ra đối với tất cả mọi ngƣời, đòi hỏi mỗi ngƣời phải lấy bản thân mình làm đối tƣợng điều chỉnh. Nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ, trong công tác, sinh hoạt. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ là những khái niệm đạo đức phƣơng Đông, đạo đức truyền thống Việt Nam, đƣợc Hồ Chí Minh tiếp thu chọn lọc, đƣa vào những yêu cầu và nội dung mới. Ngƣời khẳng định: “Bọn phong kiến ngày xƣa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhƣng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gƣơng cho nhân dân theo để lợi cho nƣớc, cho dân” [44, tr.220].

Tháng 6-1949, với bút danh Lê Quyết Thắng, Hồ Chí Minh viết tác phẩm Cần, kiệm, liêm, chính. Sau đó, Ngƣời thƣờng xuyên đề cập tới các phạm trù đạo đức này.

Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lƣời biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ: “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”.

Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nƣớc, của bản thân mình. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trƣơng hình thức, không liên hoan chè chén lu bù.

Liêm là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nƣớc, của nhân dân”. Phải “trong sạch, không tham lam”, “không tham địa vị. Không ham tiền tài. Không tham sung sƣớng. Không ham ngƣời tăng bốc mình. Vì vậy mà cứ quang minh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)