Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 29 - 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

- Vai trò của đạo đức cách mạng

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là gốc của ngƣời cách mạng, từ rất sớm và xuyên suốt cuộc đời cách mạng của mình.

Cuốn sách Đường cách mệnh năm 1927 không phải là một chuyên luận về vấn đề đạo đức cách mạng, nhƣng ở trang đầu cuốn sách, Ngƣời đã nêu lên hai mƣơi ba điều về tƣ cách một ngƣời cách mạng, giải quyết ba mối quan hệ: Với mình, với ngƣời, với việc. Những thập kỷ bốn mƣơi, năm mƣơi, sáu mƣơi, Ngƣời đều có những bài viết ngắn gọn, súc tích về đạo đức cách mạng. Trong Di chúc, Ngƣời nhấn mạnh:

Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tƣ. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là ngƣời lãnh đạo, là ngƣời đầy tớ thật trung thành của nhân dân... Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những ngƣời thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” [52, tr.622].

Vai trò nền tảng của đạo đức cách mạng đƣợc Hồ Chí Minh khẳng định: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới… Sức có mạnh mới gánh đƣợc nặng và đi đƣợc xa. Ngƣời cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [48, tr.601].

“Đức là gốc”, cho nên đạo đức cách mạng trở thành nhân tố quyết định sự thành bại của mọi công việc, phẩm chất mỗi con ngƣời: “Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuận đạo đức cách mạng, hay là không”, “Tuy năng lực và công việc mỗi ngƣời có khác nhau, ngƣời làm việc to, ngƣời làm việc nhỏ, nhƣng ai giữ đƣợc đạo đức cách mạng đều là ngƣời cao thƣợng”. Ngƣời từng khẳng định: “Chúng ta đem tinh thần mà chiến thắng vật chất” [42, tr.176]. Chỉ nhìn về vật chất, chỉ nhìn ở hiện tƣợng, chỉ lấy con mắt hẹp hòi mà xem, thì không giải thích đƣợc thắng lợi của ta đối với kẻ thù lớn mạnh. Hồ Chí Minh chỉ rõ:

Đảng ta theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta không những nhìn vào hiện tại mà lại nhìn vào tƣơng lai, chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lƣợng của quần chúng, của dân tộc. Cho nên chúng ta quả quyết trả lời những ngƣời lừng chừng và bi quan kia rằng:

Nay tuy châu chấu đấu voi,

Nhƣng mai voi sẽ bị lòi ruột ra [44, tr.29].

Đạo đức còn có ảnh hƣởng lớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành một xã hội mới và xây dựng mỹ tục thuần phong. Vì “đức là gốc”, cho nên ngƣời có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại tạm thời vẫn không lùi bƣớc, khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần chịu đựng gian khổ, khiêm tốn, không tự mãn, không công thần, địa vị, kèn cựa, hƣởng thụ, thật sự trở thành ngƣời “lo trƣớc thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

- Quan hệ giữa đức và tài

Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của ngƣời cách mạng. Đạo đức là một vũ khí sắc bén phục vụ cho cuộc đấu tranh kiên cƣờng, bất khuất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mới đi tới đƣợc mục tiêu đất nƣớc đƣợc độc lập, dân tộc đƣợc tự do, hạnh phúc. Theo Hồ Chí Minh, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh” thì mới hoàn thành đƣợc sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Nếu xét đến cùng thì văn minh tức là trí tuệ, trong đó, chủ yếu là sự hiểu biết đúng đắn về chủ nghĩa Mác - Lênin, những tri thức hiện đại của nhân loại, thực tiễn Việt Nam và thế giới, những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, những hiểu biết để đƣa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi. Còn đạo đức chính là những phẩm chất đòi hỏi con ngƣời cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để cống hiến đƣợc nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó. Phải chăng Hồ Chí Minh đã nêu lên một quan điểm lớn: phải có cái đức để đi đến cái trí. Vì khi đã có cái trí, thì cái đức

chính là cái bảo đảm cho ngƣời cách mạng giữ vững đƣợc chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận, đã đi theo.

Quan điểm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức, xem nhẹ mặt tài. Đức là gốc, nhƣng đức phải kết hợp với tài, đức và tài phải thống nhất, phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia. Bởi lẽ, nhƣ Ngƣời đã chỉ rõ, ngƣời có đức mà không có tài thì chẳng khác gì ông Bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai, nhƣng cũng chẳng ích gì; còn nếu tài mà không có đức thì chỉ có hại cho dân, cho nƣớc, cho sự nghiệp bản thân và sớm muộn gì thì cũng đổ vỡ. Hồ Chí Minh yêu cầu: Tài lớn thì đức càng phải cao và khi đã có tài thì đức chính là cái đảm bảo cho ngƣời cách mạng giữ vững đƣợc chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã lựa chọn, tin theo. “Đức là gốc”, bởi ngƣời thực sự có đức thì lúc nào cũng lo lắng hoàn thành công việc cách mạng, cho nên luôn cố gắng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, và khi thấy sức mình không vƣơn lên đƣợc nữa, thì sẵn sàng nhƣờng bƣớc, học tập và ủng hộ ngƣời tài đức hơn mình để họ gánh vác việc nƣớc, việc dân. Nhƣ vậy “đức là gốc” ở đây phải là “đức lớn” - đức tận tâm, tận lực phấn đấu, hy sinh vì cách mạng, vì nƣớc, vì dân. Đó là đạo đức cách mạng, không đồng nhất với những phẩm chất đạo đức thông thƣờng, cụ thể, nhƣ hiền lành, ngoan ngoãn, tốt bụng, trong đời sống hàng ngày.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)