NGHĨA CỦA VIỆC GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 45 - 49)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. NGHĨA CỦA VIỆC GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ

ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Hồ Chí Minh cảnh báo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi ngƣời, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn đƣợc mọi ngƣời yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [52, tr.672]. Và chính ngay trong bài viết cuối cùng để lại, Hồ Chí Minh cũng dành cho điều mà Ngƣời quan tâm, trăn trở nhất trong sự nghiệp cách mạng của mình - đó là vấn đề “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, bởi “thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”.

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền. Vấn đề rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ đảng viên luôn có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời kỳ cách mạng. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là ngƣời lãnh đạo, là ngƣời đầy tớ thật trung thành của nhân dân” [52, tr.612].

Nhìn một cách tổng thể, trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu, trƣởng thành và lãnh đạo cách mạng, hơn 86 năm qua, Đảng ta luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thƣờng xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn và ngày càng lớn mạnh. Dƣới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhân dân ta đã giành đƣợc hết thắng lợi này đến

thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích trong thế kỷ XX.

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã lãnh đạo đất nƣớc vƣợt qua khó khăn, thách thức và đạt đƣợc những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Giữ vững ổn định chính trị; phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; tăng cƣờng quốc phòng - an ninh; mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Đảng ta xứng đáng là lực lƣợng lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội. Đó là kết quả sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự hy sinh quên mình và đóng góp quan trọng của đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức.

Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng còn không ít hạn chế, khuyết điểm. Công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh chƣa đáp ứng yêu cầu. Nội dung sinh hoạt đảng ở nhiều nơi còn đơn điệu, hình thức, hiệu quả chƣa cao. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, thậm chí có nơi mất sức chiến đấu. Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ công chức còn yếu kém. Tình trạng suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức chƣa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số cán bộ, đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nƣớc. Trong khi đó, sự suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bƣớc ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lƣờng, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tƣởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Đảng; làm tổn thƣơng tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Chính vì vậy, sau Nghị quyết Trung ƣơng 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết Trung ƣơng 4 khoá XII “về tăng cƣờng xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, một lần nữa, đã đặt vấn đề xây dựng Đảng về mặt đạo đức cùng với xây dựng Đảng về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức.

Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa càng đi vào chiều sâu và triển khai trên diện rộng thì càng đòi hỏi phải phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc nắm bắt thời cơ, vƣợt qua thử thách để giải quyết thành công những vấn đề mới mẻ do thực tiễn đặt ra. Cùng với việc nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, việc chú trọng giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức để những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cách mạng trở thành yếu tố chủ đạo trong việc định hƣớng hoạt động của họ, góp phần tăng cƣờng rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, chống suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức và lối sống trong đội ngũ đảng viên, cán bộ công chức, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đây là một trong những vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới ở nƣớc ta hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 1

Tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tƣ tƣởng và văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại, tƣ tƣởng và tấm gƣơng đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin và phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là cái gốc của ngƣời cách mạng, là nền tảng của ngƣời cách mạng. Các chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh bao gồm: trung với nƣớc, hiếu

với dân; cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ; thƣơng yêu con ngƣời, sống có tình có nghĩa; có tinh thần quốc tế trong sáng. Một số nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh bao gồm: nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống, phải tu dƣỡng đạo đức suốt đời. Trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho đội ngũ đảng viên, cán bộ công chức là bức thiết, để những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cách mạng trở thành yếu tố chủ đạo trong việc định hƣớng hoạt động của họ, góp phần

tăng cƣờng rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, chống suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức và lối sống trong đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)