Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 41 - 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

Nói đến tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh, phải chú ý tới con đƣờng và phƣơng pháp hình thành đạo đức mới. Đặc điểm và quy luật hình thành tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh cho thấy rõ một số nguyên tắc xây dựng đạo đức mới cơ bản sau đây.

- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Đây không chỉ là một nguyên tắc rèn luyện đạo đức, mà còn là ranh giới phân biệt giữa đạo đức cách mạng và không phải đạo đức cách mạng.

Nói nhƣng không làm là đặc trƣng đạo đức của giai cấp bóc lột. Lời nói phải đi đôi với việc làm và thực hành đạo làm gƣơng là đạo đức của ngƣời cách mạng nói chung, nằm trong vốn văn hoá phƣơng Đông nói riêng. Hồ Chí Minh viết: “Nói chung thì các dân tộc phƣơng Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gƣơng sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [38, tr.284].

Nói đi đôi với làm, Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất, quan tâm giáo dục mọi ngƣời và bản thân Ngƣời đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Hơn nữa, chúng ta còn thấy Ngƣời nói ít làm nhiều, có những vấn

đề đạo đức Ngƣời làm mà không nói. Phải đi sâu vào hành vi đạo đức của Ngƣời, chúng ta mới khám phá đƣợc những tầng bản chất sâu xa của tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Đối với mỗi ngƣời, nói phải đi đôi với làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mình và có tác dụng đối với ngƣời khác; đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng, làm một nẻo, nói mà không làm.

Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gƣơng về đạo đức. Từ đó, chúng ta thấy rằng, không ở lĩnh vực nào mà vấn đề nêu gƣơng lại đƣợc đặt ra nhƣ trong lĩnh vực đạo đức. Trong gia đình thì đó là gƣơng của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với những ngƣời em; trong nhà trƣờng thì đó là tấm gƣơng của thầy cô đối với học sinh; trong tổ chức, tập thể, Đảng, Nhà nƣớc là tấm gƣơng của những ngƣời phụ trách, lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp dƣới; trong xã hội thì đó là tấm gƣơng của ngƣời này đối với ngƣời khác, những gƣơng “ngƣời tốt, việc tốt” mà Hồ Chí Minh đã phát hiện để mọi ngƣời học tập, noi theo. Ngƣời nhấn mạnh:

Trƣớc mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta đƣợc họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những ngƣời có tƣ cách, đạo đức. Muốn hƣớng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thƣớc cho ngƣời ta bắt chƣớc. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trƣớc đã [43, tr.16].

Ngƣời dạy “đảng viên đi trƣớc”, để cho “làng nƣớc theo sau”.

Đạo làm gƣơng, lời nói đi đôi với việc làm của Hồ Chí Minh thực sự có một sức thu hút mãnh liệt, khiến cho cả dân tộc, nhiều thế hệ, các giai tầng xã hội đều tin tƣởng đi theo tiếng gọi của Ngƣời.

- Xây đi đôi với chống

đức cách mạng cho hàng triệu, hàng triệu con ngƣời, thì phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống: xây dựng bồi dƣỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện sai trái, xấu xa, trái với yêu cầu đạo đức mới; muốn xây phải chống; chống nhằm mục đích xây.

Trong Đảng và mỗi con ngƣời, vì những lý do khác nhau, không phải “ngƣời ngƣời đều tốt, việc việc đều hay”. Vả lại, để tiến lên chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh phải lâu dài và gian khổ. Cần có ngƣời cách mạng là vì còn có kẻ chống lại cách mạng.

Có nhiều kẻ địch, nhƣng Hồ Chí Minh nhấn mạnh ba loại: chủ nghĩa tƣ bản và bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm. Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân. Từ đó Ngƣời kết luận: “Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu” [48, tr.606]. Đối với từng ngƣời, Hồ Chí Minh yêu cầu “trƣớc hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình”. Với việc, với ngƣời thì nhất thiết phải phê phán, đấu tranh, loại bỏ những hiện tƣợng phi đạo đức, tàn dƣ đạo đức cũ. Hàng trăm thứ bệnh do chủ nghĩa cá nhân đẻ ra thì phải tiêu diệt, vì đó là cản trở lớn trên con đƣờng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhƣng phải thấy rằng, chống là nhằm xây, đi liền với xây và lấy xây làm chính. Lấy gƣơng ngƣời tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con ngƣời mới, cuộc sống mới.

Ngày nay, tình hình mọi mặt so với thời Hồ Chí Minh còn sống đã có nhiều thay đổi. Nhƣng nhiều cái xấu, cái ác, cái sai, cái vô đạo đức mà Ngƣời đã nêu lên từ những năm 1925-1927, trong Đường cách mệnh, đặc biệt từ năm 1945 trở đi, đến nay dƣới nhiều biểu hiện khác nhau, vẫn tiếp tục tồn tại.

Do đó, quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng đạo đức mới đấu tranh với những hiện tƣợng phi đạo đức vẫn có ý nghĩa thời sự.

- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Là ngƣời, ai cũng có chỗ hay chỗ dở, chỗ xấu chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong bản thân mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con ngƣời mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái tốt, cái thiện để phát huy, thấy cái xấu, cái ác để khắc phục.

Theo Hồ Chí Minh, mỗi ngƣời phải thƣờng xuyên chăm lo tu dƣỡng đạo đức nhƣ việc rửa mặt hằng ngày, đấy cũng là một công việc phải làm kiên trì, bền bỉ, suốt đời, không ngƣời nào có thể chủ quan tự mãn. “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng nhƣ ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện cành trong. Có gì sung sƣớng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài ngƣời [48, tr.612].

Tu dƣỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lƣơng tâm của mỗi ngƣời và dƣ luận của quần chúng. Ngƣời cách mạng phải ý thức đƣợc đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng con ngƣời và là đạo đức của những con ngƣời đƣợc giải phóng. Đã hoạt động cách mạng thì khó tránh khỏi sai lầm và khuyết điểm. Vấn đề là phải cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm. Tu dƣỡng đạo đức mới phải gắn với thực tiễn, bền bỉ mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Ngƣời viết:

Tƣ tƣởng cộng sản với tƣ tƣởng cá nhân ví nhƣ lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt đƣợc. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tƣ tƣởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có đƣợc. Còn tƣ tƣởng cá nhân thì cũng nhƣ cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ [49, tr.222].

Vì vậy, gột rửa chủ nghĩa cá nhân nhƣ rửa mặt thì phải rửa hàng ngày, đòi hỏi phải “gian nan rèn luyện mới thành công”, “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)