Về xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 83 - 126)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Về xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát

Kiểm tra, giám sát là khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình thực hiện việc học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực tiễn, kinh nghiệm tổ chức học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh ở giai đoạn trƣớc đã cho thấy cơ quan, đơn vị, địa phƣơng nào phát huy tốt vai trò của các tổ chức quần chúng tham gia giám sát các mặt hoạt động của cán bộ công chức thì ở đó, vai trò của đội ngũ lãnh đạo, thủ trƣởng cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phƣơng đƣợc tăng cƣờng; những biểu hiện vi phạm kỷ luật của cán bộ công chức đƣợc phát hiện, ngăn chặn kịp thời; niềm tin của quần chúng nhân dân đƣợc củng cố; uy tín của cán bộ công chức đƣợc nâng cao. Và ngƣợc lại, ở cơ quan, đơn vị, địa phƣơng nào việc kiểm tra, giám sát làm qua loa, chiếu lệ, thiếu phƣơng pháp, thì cơ quan, đơn vị, địa phƣơng đó tất yếu sẽ yếu kém. Kiểm tra, giám sát là trách nhiệm của mọi ngƣời, mọi tổ chức và của cả hệ thống chính trị. Công tác kiểm tra, giám sát phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, không cứng nhắc và nặng về hành chính hóa để tránh tình trạng đối phó, phô trƣơng, không thực chất. Kiểm tra,

giám sát phải trong tất cả các khâu, các bƣớc, các hoạt động công tác.

Việc phát huy vai trò của các tổ chức nhằm quản lý, giáo dục, kiểm tra, giám sát, phê bình cán bộ công chức có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những biểu hiện tiêu cực khác về mặt đạo đức của cán bộ công chức.

Ủy ban nhân dân quận phải xây dựng quy chế làm việc, quy chế quản lý cán bộ và công tác cán bộ phù hợp với điều lệ Đảng và pháp luật hiện hành, phù hợp với thực trạng của cơ quan, địa phƣơng, đơn vị mình; chỉ đạo triển khai các nghị quyết, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc rộng khắp trong nhân dân; xây dựng khối đại đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân quận.

Hội đồng nhân dân quận, Ủy ban nhân dân quận và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau trong việc thực hiện tốt quy chế phối hợp công tác, đặc biệt trong việc tổ chức thực hiện quyền kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của khối cơ quan hành chính, đối với cán bộ công chức. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Viêt Nam, các hội đoàn thể quận phải phát huy vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của mình trong giám sát và phản biện xã hội, trong việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Làm tốt điều đó, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân sẽ là ngƣời ngăn chặn có hiệu quả những biểu hiện lệch lạc về mặt phẩm chất đạo đức của cán bộ công chức ở địa phƣơng.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra của các tổ chức đảng, chính quyền đối với những lĩnh vực, những cán bộ, những đảng viên giữ chức vụ dễ phát sinh tham ô, tham nhũng, vi phạm đạo đức lối sống. Các cấp chính quyền phải quản lý cán bộ công chức chặt chẽ, thƣờng xuyên ở cơ quan, đơn vị công tác và nơi cƣ trú. Phát huy vai trò của nhân dân, công luận trong công tác kiểm tra, giám sát; đấu tranh phát hiện, ngăn chặn những hiện tƣợng suy thoái đạo đức, lối sống.

Thực tế ở quận Hải Châu cho thấy, Quận ủy Hải Châu thƣờng xuyên thực hiện chức năng kiểm tra giám sát thông qua việc phân công mỗi ủy viên Ban Thƣờng vụ Quận ủy phụ trách từ 01 đến 02 phƣờng, phân công các Quận ủy viên phụ trách ngành và địa bàn để thƣờng xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình. Quận ủy duy trì chế độ giao ban hàng tháng, hàng quý với lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng, Mặt trận và các đoàn thể, Bí thƣ tổ chức cơ sở đảng trực thuộc để nắm bắt và giải quyết kịp thời các vấn đề nổi cộm xảy ra cũng nhƣ những đề xuất phản ánh từ tình hình thực tiễn ở cơ sở.

Ban Thƣờng vụ Quận ủy Hải Châu cũng yêu cầu 13 đảng bộ phƣờng trực thuộc đối với đảng viên là cán bộ công chức của 13 phƣờng thuộc quận, bản đăng ký cá nhân thực hiện việc học và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sẽ đƣợc in sao thành 02 bản, 01 bản nộp về chi bộ nơi sinh hoạt và 01 bản nộp về Ủy ban kiểm tra Đảng ủy phƣờng để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.

Nhờ làm tốt công tác kiểm tra, giám sát từ quận đến cơ sở nên nhiều năm qua, Quận ủy Hải Châu đã chấn chỉnh kịp thời những tổ chức cơ sở đảng, những đơn vị có dấu hiệu vi phạm điều lệ Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, nâng cao một bƣớc chất lƣợng của đội ngũ cán bộ công chức.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Đạo đức của cán bộ công chức không chỉ phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực tự giải quyết công việc của họ mà còn phụ thuộc vào quyền làm chủ của nhân dân. Quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần quan trọng vào sự đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của cấp uỷ, sự điều hành của chính quyền. Qua đó, cán bộ công chức đã khắc phục dần lối làm việc tuỳ tiện, cảm tính; gần gũi, sâu sát với nhân dân hơn, lắng nghe ý kiến đúng đắn của nhân dân, tiếp thu nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong việc xây dựng các chƣơng trình, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta; tệ quan liêu, độc đoán, cửa quyển giảm dần, niềm tin của

nhân dân đối với cán bộ công chức ngày càng đƣợc củng cố. Điều đó góp phần làm ổn định trật tự ở địa phƣơng, tăng cƣờng niềm tin của nhân dân đối với các cấp uỷ và các cơ quan lãnh đạo.

Tăng cƣờng sự giám sát của nhân dân đối với cán bộ công chức. Bởi vì, nhân dân là những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với cán bộ công chức và thấy đƣợc năng lực, phẩm chất của cán bộ công chức qua những việc làm cụ thể của họ. Thực tế cho thấy, nơi nào công tác kiểm tra, giám sát của nhân dân đƣợc coi trọng thì nơi đó tổ chức Đảng lãnh đạo và hoạt động có hiệu quả; cán bộ công chức luôn là những ngƣời gƣơng mẫu, chấp hành tốt mọi chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; gần gũi, tôn trọng nhân dân, tạo môi trƣờng lành mạnh ở nơi làm việc và nơi cƣ trú. Các tổ chức cơ sở đảng, chính quyền phải thƣờng xuyên tổ chức quần chúng góp ý phê bình cán bộ công chức, góp ý kiến phê bình cơ quan lãnh đạo quản lý. Nhƣ vậy, mới kịp thời biểu dƣơng ngƣời tốt, việc tốt, phê bình và lên án những tƣ tƣởng, hành động, tác phong xấu của cán bộ công chức.

Trong những năm qua, hầu hết các chi bộ khu dân cƣ ở các đảng bộ trực thuộc Đảng bộ quận Hải Châu đã rất chú trọng đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Các chi bộ phân công các đảng viên trực tiếp tham gia làm tổ trƣởng dân phố, trƣởng ban công tác mặt trận, hội trƣởng phụ nữ, cựu chiến binh. Từ đó, mọi thắc mắc của dân đều đƣợc cán bộ giải thích cặn kẽ để dân hiểu và nắm bắt đƣợc. Nhân dân tự giác chấp hành các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng nhiều công trình dân sinh đạt hiệu quả. Mọi chủ trƣơng của cấp trên cũng nhƣ của chi bộ đều đƣợc đƣa ra cho nhân dân thảo luận, bàn bạc và khi thống nhất ý kiến mới triển khai thực hiện. Ở chi bộ khu dân cƣ Thanh Sơn 1C, Đảng bộ phƣờng Thanh Bình (quận Hải Châu), bí thƣ chi bộ thực hiện việc xin ý kiến góp ý, phê bình đảng viên từ nhân dân khu dân cƣ, giám sát, giáo dục, giúp đỡ

những đảng viên vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật và đạo đức. Nhờ đó, cán bộ công chức trong chi bộ đƣợc trƣởng thành hơn, nhiều năm liền đạt chi bộ trong sạch vững mạnh.

Tiểu kết chƣơng 3

Phƣơng hƣớng chung nhằm xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức quận Hải Châu: Xây dựng đạo đức cho cán bộ công chức theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quận Hải Châu, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng đội ngũ cán bộ của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Các nguyên tắc cần quán triệt trong xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức quận Hải Châu bao gồm: thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm toàn diện và hệ thống, quan điểm kế thừa và phát triển, quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. Các giải pháp để xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức quận Hải Châu bao gồm: về công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, về đẩy mạnh tính tự giác, tự học tập, rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, về cụ thể hóa chuẩn mực đạo đức theo ngành nghề, về xây dựng và thực hiện quy chế thi đua - khen thƣởng, về xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát.

KẾT LUẬN

Đạo đức, hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hƣớng đƣợc xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con ngƣời trong quan hệ với ngƣời khác và toàn xã hội.

Đạo đức có vai trò quan trọng trong xã hội, là nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trong lịch sử thế giới hiện đại, Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, nhà tƣ tƣởng đặt sự quan tâm hàng đầu cho vấn đề đạo đức. Tƣ tƣởng đạo đức của Hồ Chí Minh bao quát mọi đối tƣợng, đề cập đến mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời và xem xét trên mọi quan hệ xã hội với phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Phƣơng pháp luận của Ngƣời là quy tất cả quan hệ xã hội thành ba mối quan hệ chủ yếu của mỗi ngƣời: đối với mình, đối với ngƣời và đối với việc. Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của ngƣời cách mạng. Ngƣời cho rằng, làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhƣng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh đƣợc nặng và đi đƣợc xa. Ngƣời cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ cách mạng vẻ vang, “Ngƣời cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đƣợc nhân dân”.

Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con ngƣời Việt Nam trong thời đại mới theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, là: trung với nƣớc, hiếu với dân; yêu thƣơng con ngƣời, sống có nghĩa có tình; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tƣ và tinh thần quốc tế trong sáng.

Trong quá trình xây dựng đất nƣớc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa, đại đa số đảng viên, cán bộ công chức và nhân dân đang hết sức mình để thực hiện các mục tiêu cách mạng. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ công chức có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, đã làm giảm sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, tác động đến sự ổn định, phát triển bền vững của xã hội và gây bức xúc trong dƣ luận xã hội. Nó làm cho nhân dân lo lắng, bất bình, ảnh hƣởng xấu đến uy tín lãnh đạo của Đảng, đến việc tổ chức thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Do đó, việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh luôn là một bộ phận không thể thiếu của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vƣợt qua thử thách, khó khăn để tiến lên, là một biện pháp quan trọng để mỗi cán bộ đảng viên và tổ chức đảng sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng.

Có thể khẳng định rằng, hầu hết đội ngũ cán bộ công chức quận Hải Châu đã gắn việc học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh với giải quyết tốt những vấn đề tƣ tƣởng, đạo đức, hoàn thành có kết quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan, địa phƣơng, đơn vị; đồng thời, nâng cao chất lƣợng việc tự phê bình và phê bình, thực hiện tốt các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân, góp phần tác động tích cực đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền, củng cố bộ máy tổ chức và việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, phát huy mọi nguồn lực để vƣợt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng trong những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm nêu trên,

một số cán bộ, công chức quận Hải Châu vẫn còn có những hạn chế nhất định về mặt đạo đức, lối sống.

Bằng việc phân tích nguồn gốc và những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức, trên cơ sở thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức quận Hải Châu, đề tài đã đƣa ra phƣơng hƣớng chung, các nguyên tắc cần quán triệt và một số giải pháp nhằm xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức quận Hải Châu. Những giải pháp trong đề tài có thể chƣa phản ánh một cách toàn diện, bao quát hết vấn đề, song, tác giả hy vọng sẽ góp phần xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức quận Hải Châu theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh, phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quận Hải Châu, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng đội ngũ cán bộ của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân.

Đề xuất, kiến nghị đối với thành phố Đà Nẵng

1. Trong việc học và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII), việc triển khai tổ chức viết bản kế hoạch cá nhân cho toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức toàn thành phố là chƣa thực chất, hình thức, thậm chí khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cấp ủy đảng. Đề nghị thay vào đó, hàng năm, ngay từ đầu năm, mỗi cán bộ, công chức sẽ đăng ký làm từ 01 đến 02 việc tốt cụ thể, mang tính định lƣợng, hoặc khắc phục những tồn tại trong thời gian trƣớc, có thời gian hoàn thành, nộp về chi bộ hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Chi bộ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị căn cứ vào nội dung đăng ký của cán bộ công chức để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Việc này cần làm quyết liệt từ trên xuống, bắt đầu đối với cán bộ lãnh đạo cấp thành phố đến tận cán

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 83 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)