Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 32 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức

Nghiên cứu di sản tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh, ta thấy Ngƣời có những lời dạy với những phẩm chất đạo đức cụ thể cho từng đối tƣợng. Ngƣời nêu cái đúng, cái tốt, cái hay, đồng thời cũng chỉ ra cái sai, cái xấu, cái dở để giáo dục đạo đức cho các tầng lớp nhân dân. Qua đó, Hồ Chí Minh đã nêu bật những phẩm chất đạo đức cơ bản nhất của con ngƣời Việt Nam trong thời đại mới. Đây cũng là những phẩm chất của nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng

Việt Nam.

- Trung với nước, hiếu với dân

Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi ngƣời với đất nƣớc, với nhân dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất. Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác. Trung, hiếu là những khái niệm đạo đức trong xã hội phong kiến phƣơng Đông. Trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nƣớc truyền thống Việt Nam, khắc phục, vƣợt qua những hạn chế của truyền thống đó, Hồ Chí Minh khẳng định trung với nƣớc, hiếu với dân là một trong những phẩm chất của đạo đức cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh không gạt bỏ từ ngữ “trung, hiếu” đã ăn sâu, bám rễ trong con ngƣời Việt Nam với một ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của ngƣời dân, ngƣời con. Với khái niệm cũ, Ngƣời đƣa vào đây một nội dung mới, cách mạng, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn, không phải trung với vua và chỉ có hiếu với cha mẹ, mà “trung với nƣớc, hiếu với dân”.

Đây là cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức. Ngƣời gạt bỏ điều cốt lõi nhất trong đạo đức Nho giáo là lòng trung thành tuyệt đối với chế độ phong kiến và ông vua phong kiến. Cái mà Nho giáo tôn thờ nhất chính là cái mà cách mạng lên án và đánh đổ. Hồ Chí Minh không thể chấp nhận lòng trung thành tuyệt đối của nhân dân bị áp bức với kẻ áp bức mình. Với Hồ Chí Minh, “trung với nƣớc” thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội; thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc, với con đƣờng đi lên của đất nƣớc. Nƣớc ở đây là nƣớc của dân và dân là chủ nhân của nƣớc. Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thƣơng dân, tin dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập nhân dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc, phục vụ nhân dân hết lòng.

Từ chỗ “trung với vua, hiếu với cha mẹ” chuyển thành “trung với nƣớc, hiếu với dân” là một sự phát triển về chất so với quan niệm đạo đức truyền thống. Hồ Chí Minh đã viết: “Đạo đức cũ nhƣ ngƣời đầu ngƣợc xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới nhƣ ngƣời hai chân đứng vững đƣợc dƣới đất, đầu ngửng lên trời” [44, tr.220]. Nhân dân từ chỗ là kẻ nghèo hèn, phải đƣợc chăn dắt, sai khiến trở thành lực lƣợng làm nên lịch sử, sáng tạo ra lịch sử. Trƣớc, quan là phụ mẫu của dân, thì nay, Đảng, cán bộ, đảng viên là “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Theo Hồ Chí Minh, trung với nƣớc, hiếu với dân là phải suốt đời đấu tranh cho cách mạng, ra sức làm việc, giữ vững kỷ luật, thực hiện tốt đƣờng lối, chính sách của Đảng. Hồ Chí Minh dạy rằng, hiếu với dân thì phải hoà mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu, đoàn kết quần chúng chặt chẽ xung quanh Đảng, tổ chức tuyên truyền và động viên quần chúng hăng hái thực hiện chính sách và nghị quyết của Đảng; phải lấy dân làm gốc, phải thực hiện dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Đảng, Nhà nƣớc hoạt động phải gần dân, thân dân, lấy trí tuệ ở dân, học hỏi dân, phải biết làm học trò dân mới làm đƣợc thầy học của dân. Chỉ có thực hiện đƣợc nhƣ thế thì ngƣời cách mạng mới đƣợc dân tin yêu, cách mạng mới đi đến thành công. Đối với cán bộ, đảng viên, nhƣ Hồ Chí Minh đã nói, “điều chủ chốt nhất” của đạo đức cách mạng là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”, là “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, là “trung với nƣớc, hiếu với dân”, hơn nữa, phải là “tận trung, tận hiếu”, và tƣ tƣởng hiếu với dân không chỉ dừng lại ở chỗ thƣơng dân mà dân là đối tƣợng phải phục vụ hết lòng, phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thƣờng xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí. Có đƣợc cái đức ấy thì ngƣời cách mạng, ngƣời lãnh đạo sẽ đƣợc dân tin yêu, quý mến, kính trọng, nhất định sẽ tạo ra đƣợc sức mạnh to lớn cho cách mạng.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Phẩm chất này gắn bó chặt chẽ với phẩm chất “trung với nƣớc, hiếu với dân”. Việc thực hiện phẩm chất này, đặt ra đối với tất cả mọi ngƣời, đòi hỏi mỗi ngƣời phải lấy bản thân mình làm đối tƣợng điều chỉnh. Nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ, trong công tác, sinh hoạt. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ là những khái niệm đạo đức phƣơng Đông, đạo đức truyền thống Việt Nam, đƣợc Hồ Chí Minh tiếp thu chọn lọc, đƣa vào những yêu cầu và nội dung mới. Ngƣời khẳng định: “Bọn phong kiến ngày xƣa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhƣng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gƣơng cho nhân dân theo để lợi cho nƣớc, cho dân” [44, tr.220].

Tháng 6-1949, với bút danh Lê Quyết Thắng, Hồ Chí Minh viết tác phẩm Cần, kiệm, liêm, chính. Sau đó, Ngƣời thƣờng xuyên đề cập tới các phạm trù đạo đức này.

Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lƣời biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ: “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”.

Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nƣớc, của bản thân mình. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trƣơng hình thức, không liên hoan chè chén lu bù.

Liêm là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nƣớc, của nhân dân”. Phải “trong sạch, không tham lam”, “không tham địa vị. Không ham tiền tài. Không tham sung sƣớng. Không ham ngƣời tăng bốc mình. Vì vậy mà cứ quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa".

Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở. Đối với ngƣời: không nịnh hót ngƣời trên, không xem khinh ngƣời dƣới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc: để việc công lên trên việc tƣ, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nƣớc.

Hồ Chí Minh không chỉ giải thích nghĩa của cần, kiệm, liêm, chính mà Ngƣời còn nêu lên mối quan hệ giữa bốn phẩm chất đó: “Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhƣng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một ngƣời phải Cần, Kiệm, Liêm, nhƣng còn phải Chính mới là ngƣời hoàn toàn” [43, tr.129]. So sánh với bốn mùa của trời, bốn phƣơng của đất, Ngƣời cho rằng: “Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phƣơng thì không thành đất, thiếu một đức, thì không thành ngƣời”.

Cần, kiệm, liêm, chính đối với cán bộ đảng viên lại càng cần thiết, bởi vì: “Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lƣơng tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút” [43, tr.127]. Theo Hồ Chí Minh, càng có chức, có quyền càng cần phải cần kiệm, liêm, chính. Ngƣời viết: “Những ngƣời trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân” [42, tr.122].

Theo Hồ Chí Minh, cần, kiệm, liêm, chính là thƣớc đo văn minh, tiến bộ của một dân tộc. Ngƣời viết: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ” [43, tr.128]. Cần, kiệm, liêm, chính, vì vậy, là “nền tảng của đời sống mới, của thi đua ái quốc”; là cái cần để “làm việc, làm ngƣời, làm cán bộ, phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”.

Chí công vô tƣ là làm việc không tƣ lợi; ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý; “phải lo trƣớc thiên hạ, vui sau thiên hạ”; về thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính. Chí công, vô tƣ là không nghĩ đến mình trƣớc, hƣởng thụ đi sau, là “lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào”. Hồ Chí Minh đòi hỏi, thực hành chí công vô tƣ là phải “kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”. Bởi vì, chủ nghĩa cá nhân là trái với chủ nghĩa tập thể, trái với đạo đức cách mạng. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành ngƣời ta đi xuống dốc. Nó là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh: tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi thƣờng tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền, quan liêu mệnh lệnh. Tóm lại, chủ nghĩa cá nhân, tƣ tƣởng tiểu tƣ sản còn ẩn nấp trong mình mỗi ngƣời chúng ta. Nó chờ dịp - hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng lợi để ngóc đầu đậy. Nó là một kẻ địch, bạn đồng minh của các kẻ địch khác. Vì vậy, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch. “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân” [48, tr.609].

Tuy nhiên, cần có nhận thức về sự thống nhất giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, cần phân biệt giữa chủ nghĩa cá nhân và lợi ích cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trƣớc hết. Họ không lo “mình vì mọi ngƣời” mà chỉ muốn “mọi ngƣời vì mình”, chỉ “lo mình béo mặc thiên hạ gầy”. Nhƣ thế là phải “tiêu diệt”, “quét sạch”, “trừ bỏ”. Theo Hồ Chí Minh, “đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lên lợi ích cá nhân”. “Mỗi ngƣời đều có tính cách riêng, sở trƣờng riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không

trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu [48, tr.610]. Hồ Chí Minh khẳng định: “chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi ngƣời mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trƣờng riêng của mình” [48, tr.610].

Chủ nghĩa cá nhân còn là mối nguy hại cho một Đảng, cho cả dân tộc: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con ngƣời, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn đƣợc mọi ngƣời yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [52, tr.672].

Ngƣời giải thích cho cán bộ làm sách “Ngƣời tốt việc tốt”:

Các chú có biết rằng dân tộc ta vĩ đại, Đảng ta vĩ đại, ta đƣợc anh em bầu bạn khắp năm châu yêu mến và ca ngợi là vì cái gì không? Vì cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nƣớc của nhân dân ta do Đảng ta lãnh đạo là chí công vô tƣ, mình vì mọi ngƣời. Từ nay về sau, nhân dân ta và Đảng ta phải giữ gìn và phát huy mãi mãi đạo đức trong sáng ấy [52, tr.672].

- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa

Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là từ thực tiễn cách mạng, từ cuộc sống của các dân tộc bị áp bức và giai cấp cần lao, Hồ Chí Minh cho rằng, trên đời này có hàng muôn triệu ngƣời, hàng trăm nghìn công việc nhƣng có thể chia thành hai hạng ngƣời: ngƣời Thiện và ngƣời Ác, và hai thứ việc: việc Chính và việc Tà. Có lúc Ngƣời khái quát hai hạng ngƣời đó là hạng ngƣời đi áp bức bóc lột và hạng ngƣời bị áp bức bóc lột. Hồ Chí Minh chỉ rõ: làm việc chính là ngƣời thiện, làm việc tà là ngƣời ác. Cần phải thực hành chữ Bác ái. Khi trả lời các nhà báo, Ngƣời nói: Tôi yêu nhất điều thiện và ghét nhất điều ác.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về con ngƣời rất toàn diện và độc đáo. Con ngƣời không phải thần thánh, có tốt có xấu ở trong lòng. Dù văn minh hay dã man, tốt hay xấu, đều có tình. Chúng ta cần làm cho trong mỗi con ngƣời phần tốt nảy nở nhƣ hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi.

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩa với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thƣơng con ngƣời là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.

Hồ Chí Minh yêu thƣơng con ngƣời với một tình cảm sâu sắc, vừa bao la, vừa gần gũi, bao trùm cả cộng đồng đến từng số phận con ngƣời. Hồ Chí Minh yêu thƣơng những con ngƣời đang sống trên trái đất này. Đó là tình yêu thƣơng gắn liền với hành động cụ thể để mang lại cơm ăn, nƣớc uống, trả lại nhân phẩm cho con ngƣời.

Tình yêu thƣơng con ngƣời ở Hồ Chí Minh không chung chung trừu tƣợng kiểu tôn giáo, mà trƣớc hết dành cho những ngƣời mất nƣớc, ngƣời cùng khổ, những ngƣời lao động bị áp bức, bóc lột không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới.

Tình yêu thƣơng con ngƣời ở Hồ Chí Minh vƣợt ra ngoài phạm vi dân tộc, mang tính nhân loại, vừa bốn biển năm châu, vừa bốn phƣơng vô sản. Đó chính là một nội dung cơ bản của tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung.

Tình yêu thƣơng con ngƣời còn đƣợc thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi ngƣời bình thƣờng trong quan hệ hằng ngày. Nó đòi hỏi mọi ngƣời phải luôn luôn chặt chẽ, nghiêm khắc với mình, độ lƣợng với ngƣời khác; phải có thái độ tôn trọng con ngƣời, phải biết cách nâng con ngƣời lên, chứ không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con ngƣời.

Tình yêu thƣơng con ngƣời, theo Hồ Chí Minh, còn đƣợc thể hiện đối với những ngƣời có sai lầm, khuyết điểm, nhƣng đã nhận rõ khuyết điểm, sai

lầm và cố gắng sửa chữa; kể cả đối với những ngƣời lầm đƣờng lạc lối đã hối cải, kể cả đối với kẻ thù đã bị thƣơng, bị bắt hoặc đã chịu quy hàng. Chính tình yêu thƣơng đó đã thức tỉnh, tái tạo lƣơng tâm, vạch hƣớng đi, đánh thức những gì tốt đẹp nhất trong mỗi con ngƣời, tạo điều kiện cho con ngƣời đứng dậy, vƣơn lên.

Trong Di chúc, Hồ Chí Minh căn sặn Đảng phải có tình đồng chí thƣơng yêu lẫn nhau. Đây chính là điều nhắc nhở cán bộ đảng viên phải luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thƣơng con ngƣời. Đây là tình thƣơng yêu trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình chân thành, nghiêm túc, không “dĩ hoà vi quý”,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)