NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỘI NGŨ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 49 - 78)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỘI NGŨ

CÁN BỘ CÔNG CHỨC QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

2.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Đà Nẵng và quận Hải Châu

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nƣớc, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, cửa ngõ chính ra Biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các nƣớc tiểu vùng Mê Kông. “Đến năm 2015, Đà Nẵng có 6 quận, 2 huyện và 56 phƣờng, xã, với diện tích là 1285,4 km2, dân số Đà Nẵng đạt 1.028.838 ngƣời, mật độ dân số 800,73 ngƣời/km2, tổng thu ngân sách nhà nƣớc là 21.426,895 tỷ đồng, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) là 49.416 tỷ đồng” [11, tr.01]. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã tích cực đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trƣờng, nâng cao an sinh xã hội và đƣợc coi là thành phố sống tốt của Việt Nam.

Quận Hải Châu đƣợc thành lập ngày 23 tháng 01 năm 1997 theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ. Quận có 13 phƣờng, gồm: Bình Hiên, Bình Thuận, Hải Châu I, Hải Châu II, Hòa Cƣờng Nam, Hòa Cƣờng Bắc, Hòa Thuận Đông, Hòa Thuận Tây, Nam Dƣơng, Phƣớc Ninh, Thạch Thang, Thanh Bình, Thuận Phƣớc. Quận có diện tích là 23,289 km2, dân số là 209.641 ngƣời, mật độ dân số là 9002 ngƣời/km2 [10, tr.01].

Quận nằm sát trục giao thông Bắc Nam và cửa ngõ ra biển Đông. Với một hệ thống hạ tầng giao thông phát triển mạnh, đồng thời, là trung tâm hành chính, thƣơng mại, dịch vụ của thành phố Đà Nẵng, tập trung đông dân cƣ và các cơ quan, văn phòng của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 6/3/2015 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy Đà Nẵng khẳng định:

Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng, nơi có nhiều trụ sở của các cơ quan trung ƣơng, Thành phố và nhiều tổ chức kinh tế, tổ chức quốc tế. Việc xây dựng và phát triển quận Hải Châu thành đô thị trung tâm của thành phố có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng văn minh, hiện đại [63, tr.01]. Với lợi thế về đặc điểm về điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội, thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng đang phát triển mạnh mẽ, nhằm “Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nƣớc, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung” theo Nghị quyết 33/NQ-TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị “về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc” [16, tr.01].

Đặc điểm thuận lợi về điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng là môi trƣờng ảnh hƣởng một phần đến sự hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phƣơng tiện và điều kiện cho đội ngũ cán bộ công chức quận Hải Châu trao đổi, học tập kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, góp phần xây dựng và phát triển quận nhà.

2.1.2. Truyền thống lịch sử, văn hóa và đặc điểm con ngƣời quận Hải Châu

Quận Hải Châu là mảnh đất có lịch sử trên 500 năm, kể từ lúc những cƣ dân Việt đầu tiên đến đây khai hoang, vỡ đất, tính kế sinh cơ lập nghiệp lâu dài. Hành trình hơn 500 năm ấy là sự thể hiện của lòng yêu nƣớc, thƣơng nòi sâu sắc, không ngừng bồi đắp ý chí kiên cƣờng, bất khuất của con ngƣời Hải Châu trƣớc mọi gian lao, thử thách.

Trong kháng chiến chống Pháp, ngƣời dân Hải Châu sớm giác ngộ Cách mạng. Tháng 7/1927, chi bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đầu tiên ở thành phố Đà Nẵng ra đời tại trƣờng tƣ thục Cự Tùng (đƣờng Trần Bình Trọng, phƣờng Hải Châu 2, quận Hải Châu ngày nay). Năm 1928, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đƣợc thành lập ngay trung tâm Thành phố, đến năm 1930 đổi tên thành Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, phong trào đấu tranh yêu nƣớc, cách mạng của nhân dân Thành phố nói chung, quận Hải Châu nói riêng, diễn ra dƣới sự lãnh đạo của Đảng ta, liên tục cùng nhân dân cả nƣớc vƣợt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, nhân dân và lực lƣợng vũ trang quận Hải Châu đã đẩy mạnh đấu tranh chính trị, phát triển đấu tranh vũ trang, góp phần cùng cả nƣớc hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của dân tộc ta. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, quân và dân quận Hải Châu đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi giải phóng Đà Nẵng và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 6 giờ sáng ngày 29/3/1975, Ban khởi nghĩa quận Hải Châu chính thức phát lệnh khởi nghĩa. Nhân dân, lực lƣợng vũ trang toàn quận nhất tề nổi dậy, chiếm lĩnh các trụ sở ngụy quyền, tƣớc vũ khí quân địch, phối hợp đồng bộ lực lƣợng của Bộ, của tỉnh, thành phố từ bên ngoài vào nhanh chóng làm chủ tình hình. Đến 15 giờ cùng ngày, thành phố Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng sau 30 năm chiến tranh

giải phóng, 21 năm trung dũng kiên cƣờng chống Mỹ cứu nƣớc.

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc thống nhất, cả nƣớc tiến lên chủ nghĩa xã hội, dân và quân quận Hải Châu lại tỏ rõ bản lĩnh, khí phách của mình trong cuộc đấu tranh mới: hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân về mọi mặt, góp phần xứng đáng cùng toàn Thành phố bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, xây dựng cuộc sống. Ngày 31/10/1996, Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá IX) quyết định chia tách thành phố Đà Nẵng (cũ) và huyện Hoà Vang thành đơn vị hành chính mới - thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ƣơng. Ngày 23/01/1997, Chính phủ ban hành Nghị định 07/CP thành lập bộ máy hành chính trực thuộc thành phố, quận Nhất đƣợc thành lập với tên gọi mới: quận Hải Châu.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng, với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa đã hình thành nên đặc điểm con ngƣời Hải Châu với những đức tính quý báu: có lòng yêu nƣớc, thƣơng nòi sâu sắc, giữ vững sự đoàn kết thống nhất, trung dũng, kiên cƣờng, bất khuất của trƣớc mọi gian lao, thử thách.

2.1.3. Thành tựu, hạn chế trong quá trình 20 năm thành lập quận Hải Châu

- Thành tựu đạt đƣợc trong quá trình 20 năm thành lập quận Hải Châu Trong chặng đƣờng 20 năm xây dựng và phát triển, trƣớc bối cảnh tình hình đất nƣớc, quốc tế có nhiều biến động đã ảnh hƣởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, đời sống của nhân dân trong quận. Song, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hải Châu đã phát huy truyền thống Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân, đồng tâm hiệp lực, giữ vững sự đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu, vƣợt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực đời sống xã hội, tiếp tục giữ vững vai trò là khu vực đô thị phát triển hiện đại, văn minh,

trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hóa của thành phố Đà Nẵng: Kinh tế quận luôn tăng trƣởng khá và giữ vững nhịp độ phát triển, tổng giá trị sản xuất (GO) tăng gấp 9 lần (năm 1997 là 4083 tỷ đồng và năm 2016 là 37931 tỷ đồng), chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành thƣơng mại - dịch vụ (năm 1997: 57,99%, năm 2016: 75,18%), giảm tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và nông lâm thủy sản (năm 1997 lần lƣợt là: 40,85% và 1,16%; năm 2016: 24,77% và 0,05%), thu ngân sách nhà nƣớc qua 20 năm tăng gấp 11 lần (năm 1997 là 69,562 tỷ đồng và năm 2016 là 766,238 tỷ đồng) [10, tr.01].

Kết cấu hạ tầng đô thị, kinh tế xã hội đƣợc quan tâm đầu tƣ, quy hoạch, chỉnh trang; nhiều công trình phục vụ dân sinh đƣợc đƣa vào hoạt động; nhiều tuyến phố, khu dân cƣ mới hình thành với kiến trúc đẹp, rộng rãi; hạ tầng thƣơng mại phát triển đều khắp, tạo diện mạo đô thị hiện đại, văn minh. Công tác quản lý nhà nƣớc về đô thị đi vào nền nếp, ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trƣờng, xây dựng nếp sống văn minh đô thị của ngƣời dân đƣợc nâng cao rõ rệt. Các mục tiêu văn hóa - xã hội cơ bản đạt định hƣớng đề ra và đáp ứng khá tốt nhu cầu xã hội. Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao rèn luyện thân thể luôn đƣợc chú trọng và phát triển. Hoạt động giáo dục - đào tạo có bƣớc phát triển, với tổng số trƣờng tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn là 36 trƣờng, tăng 9 trƣờng so với năm 1997. Chất lƣợng đội ngũ giáo viên đƣợc nâng cao với 99,8% GV đạt chuẩn. Chất lƣợng học tập của học sinh đƣợc nâng cao với tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2015-2016 là 99,56%, thi đỗ vào lớp 10 các trƣờng THPT công lập là 83,1%, trong đó, có 74 học sinh thi đỗ vào trƣờng THPT chuyên Lê Quý Đôn. Công tác đào tạo nguồn nhân lực đƣợc chú trọng, số lƣợng cơ sở đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đáp ứng yêu cầu học tập, góp phần nâng cao dân trí,

nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận và thành phố. Công tác giảm nghèo đạt theo hƣớng nhanh và bền vững, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống nhân dân, thực hiện hiệu quả mục tiêu “5 không”, “3 có” của thành phố. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục đƣợc giữ vững. Công tác xây dựng Đảng có nhiều đổi mới; hệ thống chính trị hoạt động sát cơ sở; hiệu lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền đƣợc tăng cƣờng gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính. Nội dung, phƣơng thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của quận mang tính chủ động, kết nối chặt chẽ với mục tiêu, định hƣớng phát triển của quận và nguyện vọng của nhân dân.

Để có đƣợc những thành tựu đáng tự hào nhƣ trên, có rất nhiều nguyên nhân, nhƣng nguyên nhân sâu xa và trực tiếp nhất là sự thuận chiều giữa ý Đảng và lòng dân trong toàn quận. Cùng với sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Thƣờng trực, Ban Thƣờng vụ Quận ủy, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ quận đến khu dân cƣ, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận đã đồng thuận, đồng lòng, đoàn kết trong việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Những kết quả đạt đƣợc trong 20 năm qua là minh chứng thực tiễn về mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân quận Hải Châu: “Đảng nói, dân tin; Mặt trận, đoàn thể vận động, dân theo; chính quyền làm, dân ủng hộ”, đồng thời cũng là động lực, nguồn sức mạnh to lớn cổ vũ, động viên nhân dân và đảng viên, cán bộ, công chức toàn quận trên chặng đƣờng xây dựng, phát triển quận thời gian tới.

- Một số tồn tại trong quá trình 20 năm thành lập quận Hải Châu

Tự hào với những thành tựu đạt đƣợc trong 20 năm qua, phải nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân nhằm đề ra những biện pháp khắc phục giúp quận Hải Châu tiếp tục vững bƣớc tiến lên trong giai đoạn mới: Quy mô các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ yếu vừa, nhỏ và siêu nhỏ;

chƣa xác định đƣợc ngành mũi nhọn, sản phẩm dịch vụ mang tính thƣơng hiệu. Hạ tầng kỹ thuật đô thị có khu vực chƣa đáp ứng yêu cầu. Cơ sở vật chất giáo dục còn thiếu và có nơi xuống cấp; các thiết chế văn hóa chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ; trang thiết bị y tế tuy đƣợc quan tâm nhƣng còn có khó khăn. Quản lý nhân, hộ khẩu vẫn còn bất cập; tội phạm và tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp và có chiều hƣớng gia tăng, trẻ hóa về độ tuổi vi phạm. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, chất lƣợng sinh hoạt đảng của một số tổ chức đảng và đảng viên còn hạn chế; vai trò đầu mối của mặt trận đối với các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội chƣa thật sự nổi bật; khó khăn trong bố trí cán bộ khu dân cƣ.

Những tồn tại nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, có cả khách quan lẫn chủ quan.

+ Về khách quan, 20 năm qua, với những biến động chính trị, khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu, những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nƣớc, giá cả, nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, thiên tai diễn biến phức tạp, cùng với nhiều vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, đã tác động bất lợi đến việc lãnh đạo và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của quận.

+ Về chủ quan, đó là năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, công tác quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền có mặt còn hạn chế. Vai trò của Mặt trận, đoàn thể chƣa đƣợc phát huy đầy đủ, hoạt động còn hành chính hóa, hiệu quả chƣa cao. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ công chức, công chức các cấp vẫn còn bất cập. Tinh thần trách nhiệm, tƣ tƣởng đạo đức của một bộ phận cán bộ công chức còn chƣa đƣợc nâng cao.

2.2. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

2.2.1. Đặc điểm tình hình của đội ngũ cán bộ công chức quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

- Về số lượng, giới tính

Theo báo cáo thống kê của Ban Tổ chức Quận ủy Hải Châu, tính đến thời điểm ngày 01/10/2016, tổng số cán bộ, công chức thuộc 3 khối Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận đoàn thể quận là 210 ngƣời, trong đó cán bộ, công chức khối Đảng là 36 ngƣời (chiếm 17,1%), khối Nhà nƣớc là 149 ngƣời (71%), khối Mặt trận đoàn thể là 25 ngƣời (11,9%).

Về giới tính: có 102 là nam giới (48,6%), 108 là nữ giới (51,4%).

- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trong số 210 cán bộ, công chức thuộc 3 khối Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận đoàn thể quận, 39 cán bộ, công chức có trình độ Thạc sĩ (18,6%), 155 cán bộ, công chức có trình độ Đại học (73,8%), 3 cán bộ, công chức có trình độ Cao đẳng (1,4%), 8 cán bộ, công chức có trình độ Trung cấp (3,8%), 5 cán bộ, công chức có trình độ Sơ cấp (2,4%).

- Về trình độ lý luận chính trị

Trong số 210 cán bộ, công chức thuộc 3 khối Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận đoàn thể quận, 50 cán bộ, công chức có trình độ cao cấp (23,8%), 47 cán bộ, công chức có trình độ trung cấp (22,4%), 113 cán bộ, công chức có trình độ sơ cấp (53,8%).

Nhìn chung, về số lƣợng, giới tính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức thuộc 3 khối Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận đoàn thể cấp quận là đảm bảo, cơ bản đáp ứng đƣợc các yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

2.2.2. Đánh giá thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức quận Hải Châu

Ở quận Hải Châu từ năm 2011 đến năm 2016, việc học tập và làm theo tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh đƣợc gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XI), Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XII), kiểm tra, giám sát cán bộ công chức, nhất là cán bộ chủ chốt thực hiện Chỉ thị 1973/CT-TTg

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 49 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)