Kinh nghiệm quản lý nhà nước vềdu lịch trênđịa bàn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu 75. NGUYEN HUU TUE (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước vềdu lịch trênđịa bàn thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng được xem là thành phố du lịch của cả nước, là một trong những địa phương có ngành du lịch phát triển. Đà Nẵng có lợi thế như nằm ở vị trắ trung tâm của các di sản, có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển mang tắnh đồng bộ với cảng biển, sân bay quốc tế, là điểm cuối ra biển Đồng của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, có những bãi biển đẹp.

Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ/TU về Đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ mới, xây dựng các chương trình hànhđộng cụ thể như Tập trung phát triển mạnh mẽ về du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trung tâm

thương mại, dịch vụ, du lịch lớn của đất nước theo tinh thần Nghị quyết 33 - NQ/BCT của Bộ Chắnh trị về Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung xây dựng 04 chương trình phát triển du lịch đến năm 2020 gồm: Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, chương trình về cơ chế chắnh sách và chương trình xúc tiến quảng bá du lịch.

Về công tác phát triển sản phẩm du lịch, trên cơ sở những tiềm năng phong phú về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử Đà Nẵng có sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn như: Cáp treo Bà Nà với 02 kỷ lục thế giới; Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn; Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chămpa; khu dịch Núi Thần TàiẦ

Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch được đặc biệt chú trọng, thành phố dã xúc tiến mở và duy trì nhiều đường bay trực tiếp đến thành phố gồm: Singapore - Đà Nẵng, đường bay Quảng Châu -Đà Nẵng, đường bay Đài Bắc -Đà Nẵng, Hàn Quốc -Đà NẵngẦ

Việc tổ chức thành công các sự kiện hàng năm: Cuộc thi bắn pháo hoa Quốc tế, Lễ hội Quan Thế Âm,... đã thu hút hàng trăm nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham gia, thưởng ngoạn, tạo hiệu ứng lớn về truyền thống, quảng bá du lịch Đà Nẵng với bạn bè quốc tế.

Bên cạnh khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch, Đà Nẵng cũng hết sức quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường, xanh sạch nhằm bảo đảm du lịch phát triển bền vững, giữ gìn các sản phẩm du lịch, tạo sự thoải mái cho khách du lịch khi ghé thăm tại thành phố. Đồng thời, Đà Nẵng đã chỉ đạo dẹp bỏ tình trạng hàng rông, và người ăn xin, nhằm hạn chế tình trạng chèo kéo khách du lịch, tạo ra môi trường mỹ quan đẹp cho thành phố. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chắnh, hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh theo đúng pháp luật. Nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch trong các hoạt động du lịch của Thành phố.

1.4.3. Bài học rút ra cho công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm đến tắnh bền vững trong phát triển du lịch,

gắn hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường sinh thái, xúng đáng là thành phố xanh, thành phố Festival của Việt Nam. Để làm được điều đó, công tác quản lý nhà nước cần phải hoàn thiện và hiệu lực hơn nữa. Từ kinh nghiệm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương trên, có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

- Phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển cho thời gian dài hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chắnh sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đặc biệt quan tâm đến việcđầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

- Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó tăng cường tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch các sản phẩm của địa phương đến với du khách trong nước và nước ngoài.

- Kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Sở Du lịch, phát huy công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, quan tâm công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, áp dụng các hình thức điều động, luân chuyển, tạo điều kiện để cán bộ có điều kiện tiếp cận thực tiễn trong quản lý, điều hành hoạt động du lịch.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, thân thiện, mến khách.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH VÀ SỞ DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ 2.1.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1.1Đ ặc điểm về điều kiện tự nhiên

* Vị trắ địa lý

Thừa Thiên Huế là một trong năm tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung. Diện tắch tự nhiên là 5.053,99 km2, kéo dài theo hướng Tây Bắc -Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phắa Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), phường Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km.

Dân số năm 2015 là 1.143.572 người, mật độ dân số là 228 người /km2; Về phân bố, có 556.056 người sinh sống ở thành thị và 587.516 người sinh sống ở vùng nông thôn; Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên là 623.480 người (trong đó lao động nữ 306.450 người); có ranh giới chung với các tỉnh Quảng Trị ở phắa Bắc, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng ở phắa Nam, nước Cộng hoà nhân dân Làoở phắa Tây và biển Đông ở phắa Đông tạo điều kiện thuận lợi để kết nối với các điểm du lịch nổi bật khác trong khu vựcẦ hay các điểm du lịch ở Lào, Thái LanẦ theo tuyến hành lang đông - tây được hình thành trong khu vực. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chắ Minh 1.071 km.

* Địa hình

Lãnh thổ Thừa Thiên Huế được cấu tạo bởi các dạng địa hình chủ yếu sau:

-Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tắch, từ biên giới Việt - Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng.

-Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tắch, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét.

-Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải: Chiếm tỷ lệ khoảng 16% diện tắch Thừa Thiên Huế. Đồng bằng duyên hải trải dài theo hướng Tây Bắc -Đông Nam trên 100 km.

-Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ: Chiếm gần 9% diện tắch tỉnh nằm dọc theo bờ biển phắa Đông tỉnh.

Như vậy, Thừa Thiên Huế có đầy đủ các dạng địa hình núi, gòđồi, đồng bằng, đầm phá, duyên hải, biểnẦ Sự đa đạng về địa hình tạo ra tiền đề cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau: du lịch leo núi, du lịch nghỉ biển, du lịch thể thao trên mặt nước, du lịch tham quan, du lịch sinh thái biển, sinh thái đầm phá sinh thái sông nướcẦ

* Khắ hậu

Thừa Thiên Huế là khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ khắ hậu nhiệt đới gió mùa nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25ồC, số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau với những đặc điểm khắ hậu nổi bật:

- Nhiệt độ khá cao đặc trưng cho khắ hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 21,5 - 25 0C. Tuy nhiênở một số khu vực như A Lưới, Bạch Mã khắ hậu luôn mát mẻ rất thắch hợp cho du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái.

- Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.800 mm - 3.000 mm, một năm được phân chia thành mùa mưa từ tháng 9 - 12 và và mùa ắt mưa từ tháng 1 - 8.

Nhìn chung cácđiều kiện khắ hậu ở Thừa Thiên Huế thắch hợp với các hoạt động du lịch, một số hiện tượng thời tiết không thuận lợi như mưa bão, lũ lụtẦ cũng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn.

* Thuỷ văn

Hệ thống sông của Thừa Thiên Huế khá dày đặc, phân bố tương đối đồng đều nhưng phần lớn ngắn và có lưu vực hẹp. Các sông chắnh ở Thừa Thiên Huế bao gồm: Sông Ô Lâu dài 66 km, diện tắch lưu vực 900 km2; Hệ thống sông Hương: dài 104 km, diện tắch lưu vực 2.830 km2 với 3 nhánh chắnh là sông Bồ,

sông Hữu Trạch và sông Tả Trạch; Sông Nong: dài 20 km, diện tắch lưu vực 99 km2; Sông Truồi: dài 24 km, diện tắch lưu vực 149 km2; Sông Cầu Hai: dài 10 km, diện tắch lưu vực 29 km2; Sông Bù Lu: dài 17 km, diện tắch lưu vực 118 km2. Ngoài ra còn có nhiều sông đào từ thời Nguyễn nhằm giải quyết yêu cầu thủy lợi, giao thông thuỷ và môi trường như: sông An Cựu (sông Lợi Nông) dài 27 km; sông Đông Ba dài 3 km; sông Kẻ Vạn dài 5,5 kmẦ

Hệ thống sông ngòi của Thừa Thiên Huế tạo ra điều kiện phát triển các loại hình du lịch liên quan đến sông nước như du lịch sinh thái, du thuyền trên sông nướcẦ.

* Hệ thống đầm phá

Đây là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái cũng như văn hoá, hệ thống đầm phá của Thừa Thiên Huế gồm:

- Phá Tam Giang:Kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến cầu Thuận An, thông với biển Đông qua cửa Thuận An, chiều dài 25 km, chiều rộng từ 0,5 - 4 km, chiều sâu phá vào mùa cạn phổ biến từ 1 - 1,5 m và gần cửa Thuận An lên đến 4 - 6 m, diện tắch mặt nước khoảng 52 km2.

-Đầm Thủy Tú:Gồm các đầm An Truyền, Thanh Lam (Sam), Hà Trung và Thuỷ Tú tạo thành, kéo dài từ cầu Thuận An đến Cồn Trai trên chiều dài 33 km, chiều rộng đầm biến đổi từ 0,5 - 5,5 km, chiều sâuđầm phổ biến từ 1,5 - 2 m, diện tắch mặt nước khoảng 60 km2.

-Đầm Cầu Hai:Kéo dài từ Cồn Trai đến cửa sông Rui với chiều dài 9 km và từ cửa sông Truồi đến núi Vinh Phong gần 13 km, chiều sâu trung bình khoảng 1,4 km, diện tắch mặt nước khoảng 104 km2. Đầm Cầu Hai thông với biển Đông qua cửa Tư Hiền.

-Đầm An Cư:Là thuỷ vực biệt lập, kéo dài theo hướng Bắc - Nam, chiều dài tìư 5 - 6 km, chiều rộng từ 2 - 4 km, diện tắch mặt nước 15 km2, chiều sau phổ biến từ 1 - 3 m. Đầm An Cư thông với biển Đông qua cửa Lăng Cô.

* Hệ thống trằm bàu, hồ và hồ chứa nước nhân tạo

Thừa Thiên Huế có số lượng lớn các trằm bàu và hồ nước, theo thống kê hiện nay tỉnh có đến 78 trằm, 4 bàu lớn nhỏ, hàng trăm hồ nước (riêng trong nội thành

Thành phố Huế chỉ rộng 520 ha đã có 43 hồlớn nhỏ). Các trằm hồ này không chỉ là nơi chứa nước tuới tiêu cho hoạt động sản xuất sinh hoạt, điều hoà không khắẦ một số hồ như hồ Truồi, hồ Hoà Mỹ, hồ Thọ Sơn, hồ Phú Bài, hồ Tĩnh Tâm, hồ Học Hải, hồ Thuỷ TiênẦ là những thắng cảnh nổi tiếng đồng thời có khả năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡngẦ

* Nước ngầm

Nguồn nước ngầm của Thừa Thiên Huế rất phong phú, dễ dàng khai thác tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội và du lịch.

Ngoài ra do nằm trong khu vực kiến tạo địa chất mạnh mẽ, Thừa Thiên Huế cũng là khu vực có khá nhiều nguồn nước khoáng, các nguồn nước khoáng này có chứa nhiều thành phần hoá học, khoáng chất và nhiệt độ cao, trữ lượng tương đối khá phù hợp với mục đắch khai thác phát triển các loại hình du lịch như nghỉdưỡng, chữa bệnh, nghỉ cuối tuầnẦ

* Hệ sinh thái

Nằm trong vành đai khắ hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của biển Đông, có kiểu khắ hậu chuyển tiếp bắc nam Việt Nam, do đó hệ sinh thái của Thừa Thiên Huế rất đa dạng phản ánh sự giao thoa nhiều luồng sinh vât thuộc khu hệ phương Bắc và khu hệ phương Nam Việt Nam.

Bên cạnh đó, với chiều dài bờ biển trên 120km, Thừa Thiên Huế có nguồn hải sản phong phú đảm bảo cung cấp đặc sản cho du khách và tạo điều kiện tổ chức các loại hình du lịch như câu cá, tôm, mực, lặn biểnẦ

Sự đa dạng của hệ sinh thái Thừa Thiên Huế tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch gắn liền với môi trường thiên nhiên như du lịch sinh thái, du lịch giáo dục môi trườngẦ

2.1.1.2.Đ ặc điểm điều kiện kinh tế

Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có nhiều tiềm năng, lợi thế vềvị trắ địa lý, về tài nguyên thiên nhiên, về nguồn lực khoa học và công nghệ, về văn hóađể phát triển kinh tế trên nhiều mặt. Ngày nay, Thừa Thiên Huế được biết đến là một trung tâm văn hóa - du lịch, trung

tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao của Việt Nam; Huế- thành phố Xanh ASEAN, Thành phố Festival của Việt NamẦ những đặc điểm đó là điều kiện để Huế phát triển, nhất là ngành dịch vụ.

Trong 15 năm, cơ cấu kinh tế của Thừa Thiên Huế có sự chuyển biến tắch cực, sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ bước đầu đã hình thành cơ cấu kinh tế mới. Nền kinh tế trong những năm 2001-2005, nông nghiệp còn chiếm tỷtrọng lớn, những đến những năm 2006 trở lại đây tỷ trọng nông nghiệp giảm đáng kể, thay vào đó, tỷ trọng kinh tế công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng qua các giai đoạn, góp phần định hướng cơ cấu kinh tế hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng, dịch vụ của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng không đồng đều, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

Bảng 2.1. Tốc độ tăng GDP tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2001 Ờ 2015, năm 2016, năm 2017

ĐVT: %

Chia ra

Toàn bộ nền

Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế2015, Báo cáo KTXH Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001- 2017

Thừa Thiên Huế vẫn là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao vàổn định, được thể hiện ở Bảng 2.1. Nhờ duy trìđược tốc độ tăng trưởng từng giai đoạn, nên đã làm cho GDP bình quân đầu người được cải thiện nhanh chóng, GDP bình quânđầu người năm 2015 đạt 2.000 USD/người. Nhìn tổng quát từng giai đoạn 5 năm và các

Nông, lâm Công

Thời kỳ kinh tế nghiệp và nghiệp và Dịch vụ thủy sản xây dựng Thời kỳ 2001 - 2005 9,6 8,7 16,1 10,2 Thời kỳ 2006- 2010 12,15 2,36 15,81 13,01 Thời kỳ 2011 - 2015 9,19 2,94 8,71 11,01 Năm 2016 9 3,00 9,2 10,3 Năm 2017 8,5 2,0 9,0 9,0

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm

năm 2016, 2017, tốc độ tăng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân chưa thật sự ổn định, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn là các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Bảng 2.2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 - 2017

ĐVT: %

Ngành 2000 2005 2010 2015 2016 2017

Nông - Lâm - Ngư nghiệp 24,1 21,7 14,97 11,21 13,48 12,15

Công nghiệp - xây dựng 30,9 34,8 33,75 32 30,83 31,36

Dịch vụ 45 43,5 51,29 56,8 55,68 56,49

Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huếnăm 2005, 2015, 2016, 2017

Theo đó, tỷ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp năm 2000 là 24,1% đến năm 2017 chỉ số này chỉ là 12,15%. Công nghiệp - xây dựng tăng từ 30,9% năm 2000 lên 32% năm 2015, năm 2017 còn 31,36%. Khu đặc biệt là khu vực dịch vụ, theo

Một phần của tài liệu 75. NGUYEN HUU TUE (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w