5. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Tình hình nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế
Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế có sự phát triển nhanh chóng về chất lượng và số lượng, tỷ lệ lao động qua đào tạo về chuyên môn và tay nghề, ngoại ngữ ngày càng tăng cao. Tắnh đến năm 2017, lao động có trìnhđộ chuyên môn từ cao đẳng, đại học chiếm 37% lao động toàn ngành du lịch, tập trung làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, lĩnh vực lữ hành, trong đó, chiếm tỷ lệ lớn là nguồn lao động làm trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng (gồm 11.650 người chiếm 86,3%, còn lại làm trong lĩnh vực lữ hành, vận chuyển và khác). Về lao động
chưa qua đào tạo năm 2012 là 21%, nhưng đến năm 2017, còn lại 13%, điều này thể hiện chất lượng nguồn nhận lực chưa qua đào tạo có xu hướng giảm, số này chỉ còn lực lượng lao động được đào tạo tại chỗ.
Trong giai đoạn 2012-2017, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến theo hướng tắch cực, đổi mới, nâng cao về trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ từng bước đáp ứng yêu cầu về hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường và từng bước chuyên nghiệp. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị nguồn nhân lực tiên tiến, làm tốt khâu tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng. Một số đơn vị như: khách sạn nghỉ dưỡng Laguana Lăng Cô, Khách sạn Kinh Thành, Làng Hành Hương, Khách sạn Mường Thanh,... có đội ngũ lao động có chất lương khá cao, được đào tạo bài bản, có ý thức, thái độ chuyên nghiệp, lao động được đào tạo theo chuẩn VTCB, EU khá nhiều.
Bảng 2.8. Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch TT.Huế, giai đoạn 2012 - 2017
Chỉ tiêu/Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số lao động
10.500 11.000 11.400 12.000 13.000 13.500 (người)
I. Phân theo trìnhđộ chuyên môn (%)
- Cao đẳng, Đại học 29 32 33 35 36 37
- Sơ cấp, trung câp 50 49 48 49 49 50
- Chưa qua đào tạo 21 19 18 16 15 13
II. Phân theo lĩnh vực kinh doanh du lịch (Người)
- Khách sạn, nhà hàng 9.120 9.520 9.950 10.500 11.300 11.600
- Lữ hành 623 650 700 750 850 900
- Cơ sở vận chuyển 150 170 180 200 250 350
- Khác 607 660 570 550 600 650
Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế
Tuy nhiên, dù chất lượng lao động hoạt động du lịch càng được cải thiện theo hướng tắch cực, nhưng có thể thấy, lao động hoạt động trên lĩnh vực du lịch
còn rất hạn chế về mặt nghiệp vụ, thái độ, hiểu biết công việc, ngoại ngữ. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho sự hạn chế này: do người lao động hoạt động du lịch là những người dân bản địa, nơi có điều kiện đào tạo bồi dưỡng hạn chế (như thị trấn Lăng Cô, các huyện A Lưới, Nam ĐôngẦ). Điều này, dẫn đến tình trạng, các doanh nghiệp tuyển dụng người lao động phải tiến hành tổ chức đào tạo lại mới áp ứng được yêu cầu công việc.
Với xu thếhội nhập và phát triển hiện nay, công tác đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụdu lịch từngắn hạn đến đại học đãđược nhà nước quan tâm đầu tư, bên cạnh đó các đơn vịkinh doanh cũng quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực mà đơn vị đang sửdụng, hướng đến chuyên nghiệp hơn, từ đó góp phần nâng cao đáng kểchất lượng nhân lực và phong cách phục vụcủa ngành.