Tính cố kết cộng đồng, trọng tình nghĩa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích việt nam (Trang 42 - 51)

7. Tổng quan tài liệu

2.1.3. Tính cố kết cộng đồng, trọng tình nghĩa

Tính cố kết cộng đồng

Mỗi con người chúng ta ai cũng đều đang sống trong một cộng đồng. Đó là một tập hợp dân cư sinh sống trên cùng một lãnh thổ và do vậy họ thường có ý thức, tình cảm và sự thống nhất trong một địa phương và khả năng tham gia những hành động mang tính tập thể vì quyền lợi của địa phương đó. Xét theo quy mô, cộng đồng được hình thành từ nhiều cấp độ, từ vi mô như gia đình, dòng họ, làng xã… đến cấp độ vĩ mô như quốc gia, dân tộc… Trong mỗi cộng đồng, con người tất yếu phải có mối quan hệ với nhau, có sự liên kết, gắn bó với nhau, có sự gắn kết tình cảm với nhau tạo thành tính cố kết của cộng đồng. Do thường xuyên phải đối mặt với sự thử thách của thiên nhiên, cuộc sống nông nghiệp lúa nước với sự tụ cư xóm làng “tối lửa tắt đèn có nhau”, đã tạo nên tính cố kết cộng đồng chặt chẽ, lối sống trọng tình nghĩa trong nếp sống của người Việt. Trong xã hội Việt Nam cổ truyền, “cái tôi làng xã” vẫn mang tính phổ quát, vì người Việt chủ yếu là con người của cộng đồng, của gia đình, dòng họ, của làng, nước... điều này đã để lại dấu vết trong sự hình thành nhân cách cá nhân. Ý thức cộng đồng đã bao trùm lên toàn bộ ý thức xã hội, tạo thành một cơ tầng khá vững chắc, khiến mọi hệ thống tư tưởng ngoại lai không làm thay đổi nổi cấu trúc xã hội.

Tinh thần cố kết cộng đồng vốn được nuôi dưỡng trong cái nôi văn hoá thuần Việt, nên giá trị chuẩn mực trong giao tiếp xã hội không chỉ thiên về duy lý, mà thiên về duy tình, kiểu “thương nhau chín bỏ làm mười”. Tình cảm sâu sắc đối với cộng đồng đi liền với nghĩa vụ. Mọi người dồn công sức vào lao động, chiến đấu và học tập để phục vụ cho quê hương, đất nước. Sức mạnh của các cá nhân kết tụ lại trong sức mạnh cộng đồng và sức mạnh cộng đồng thâm nhập và sức mạnh của mỗi cá nhân, đem lại cho các cá nhân ý chí và niềm tin. Trong truyện cổ tích, tính cố kết cộng đồng được thể hiện khá rõ ràng. Sự giúp đỡ của hàng xóm, láng giềng lúc khó khăn, hoạn nạn, sự chung sức, chung lòng của cộng đồng khi đất nước bị lâm nguy hay hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình, con đò, bến sông, miếu thờ thần làng,... thường xuyên xuất hiện trong các câu chuyện.

Ở truyện Thánh Gióng, khi sứ giả mang ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến, Thánh Gióng đã bảo mẹ thổi cơm cho ăn. Nhưng nấu lên được nồi nào Gióng ăn hết ngay nồi ấy. Mỗi lần ăn một nồi cơm thì Gióng lại lớn thêm một ít và đòi ăn thêm. Mẹ càng cho con ăn thì con lại càng lớn như thổi, bỗng chốc đã thành một chàng thanh niên khỏe mạnh. Hết gạo, bà mẹ đi kêu gọi xóm làng. Mọi người nô nức đem gạo, khoai, trâu, rượu, hoa quả, bánh trái đến đầy một sân. Sau khi ăn xong, Thánh Gióng bảo mẹ kiếm vải cho con mặc. Người ta lại đua nhau mang vải lụa tới may áo quần cho Gióng mặc. Sau khi ăn xong, Gióng vươn vai đứng dậy trở thành một người to lớn, mạnh khỏe. Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt ra trận đánh giặc.

Việc đánh giặc cứu nước lúc này không còn là việc riêng của một ai nữa mà là việc chung của cả cộng đồng, đất nước. Vì vậy, cả cộng đồng đều tự nguyện góp công, góp của giúp Thánh Gióng đánh giặc giữ nước, giữ làng.

Trong truyện Sự tích đình làng Đa Hòa, để có đình làng, ông thầy phù thủy tên Dọng đã kêu gọi “Nhà giàu bỏ của, nhà nghèo bỏ công, mỗi người vun

đắp một tý thì việc lớn không mấy chốc mà thành” [12, tr. 218]. Vì mong muốn có một cái đình làng cho thật tốt, thật đẹp để có nơi cho nhân dân trong làng tụ họp, người dân làng Đa Hòa đã đóng góp nhiều công sức và tiền bạc để xây dựng nên đình làng.

Còn trong truyện Bà chúa ong, anh học trò nghèo tên Sĩ nghèo quá, không có tiền để lại cho mẹ già sinh sống trong thời gian lên kinh đi thi. Cuối cùng mẹ anh được những người láng giềng tốt bụng nhận nuôi để anh yên tâm lên kinh đi thi.

Xã hội phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng là xã hội có tính cố kết cộng đồng cao. Mọi người sống với nhau trong mối quan hệ gắn bó tình cảm, dựa trên những chuẩn mực, giá trị chung của xã hội. Các thành viên trong cộng đồng có sự đoàn kết giúp đỡ nhau, có tính tập thể rất cao. Chính vì thế mà hành vi của cá nhân chịu ảnh hưởng lớn của dư luận xã hội. Mỗi người hành động phải chú ý đến người khác, đến cộng đồng. Họ không thể tuỳ tiện hành động theo ý muốn chủ quan của mình. Trước dư luận xã hội, họ phải tuân theo những chuẩn mực, khuôn mẫu chung của cộng đồng. Trong truyện cổ tích Việt Nam, tính cố kết cộng đồng được biểu hiện rất rõ ràng.

Trọng tình nghĩa

Con người là sản phẩm của tự nhiên, nhưng đồng thời cũng là sản phẩm của xã hội; họ sinh ra có nòi giống, tổ tiên, có gia đình, làng xóm. Có thể nói, ít có dân tộc nào trên thế giới có ý thức sâu sắc về nòi giống như dân tộc Việt Nam. Ý thức về nòi giống khơi nguồn cho ý thức về quốc gia, Tổ quốc. Ý thức ấy không chỉ là ý chí, mà còn là tình cảm thiết tha, cụ thể, thiêng liêng và sâu nặng. Chính tình cảm đồng bào, nòi giống đã mở rộng tấm lòng đùm bọc lẫn nhau của người Việt ở khắp mọi miền đất nước. Tình cảm của người Việt Nam còn được nâng lên thành tình yêu thương con người, yêu thương đồng loại.

Từ tính cố kết cộng đồng mạnh mẽ, đã hình thành cho con người Việt Nam lối sống trọng tình nghĩa. Con người Việt Nam là con người của mọi mối liên hệ chằng chịt với những ý thức trách nhiệm và bổn phận một cách tự nguyện. Từ đó, luôn có sự gắn bó với quê cha, đất tổ, hướng về tổ tiên, cội nguồn, coi trọng tình nghĩa, trọng chữ hiếu, giàu lòng nhân ái với tính cộng đồng bền chặt. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận xét: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa” [47, tr. 554]. Trong truyện cổ tích, mảng đề tài ca ngợi lối sống trọng tình nghĩa gần như chiếm vị trí chủ đạo.

Thứ nhất, đó là lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Con người sinh ra có cha mẹ, có họ hàng. Chữ hiếu biểu hiện ở lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của con cái đối với cha mẹ. Trong truyện Sự tích đầm Nhất dạ và bãi

Tự nhiên, cha con Chử Đồng Tử rất nghèo, nghèo đến mức hai cha con chỉ có

một chiếc khố để mặc. Trước khi chết, người cha dặn Chử Đồng Tử là cứ chôn trần cha, con để khố mà mặc. Những vì rất thương cha, không muốn cha chết lạnh lẽo nên Chử Đồng Tử đã dùng chiếc khố duy nhất đó để quấn cha lại đem đi chôn. Tương tự, truyện Hầu Tạo cũng ca ngợi Hầu Tạo ngoài việc khỏe mạnh, giỏi võ đồng thời lại là người con rất hiếu thảo. Biết được điều đó Lê Văn Duyệt đã bắt mẹ Hầu Tạo để uy hiếp, Hầu Tạo đã nói: “Đạo trời chỉ có cha với mẹ là lớn nhất. Ta một đời chưa lúc nào làm cho mẹ ta vui sướng. Nay ta ngựa cưỡi dù che mà để mẹ chết một cách oan khốc thì sống cũng bằng thừa” [12, tr. 218]. Nói xong, Hầu Tạo giơ tay chịu trói, sau đó bị triều đình xử tử.

Thứ hai, truyện cổ tích ca ngợi tình nghĩa vợ chồng. Đây là cũng là mảng đề tài khá lớn trong truyện cổ tích Việt Nam. Vợ chồng hòa thuận, yêu thương, chung thủy là những phẩm chất mà truyện cổ tích ca ngợi. Trong truyện Sự tích

trầu, cau và vôi, người chồng bỏ nhà ra đi tìm em trai, vợ chờ mãi không thấy

chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Cuối cùng nàng đến ngồi bên cạnh cây cau và tảng đá (do chồng và em chồng chết hóa thành), khóc cạn cả nước mắt. Và sau

đó nàng chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia, gọi là cây trầu. Nhân dân quanh vùng dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông và gọi là miếu “Anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa” [10, tr. 17]. Cũng mô típ này, trong truyện Sự tích đá Vọng phu, Sự tích đá Bà Rầu, Sự tích hòn Trống Mái, tác giả đã ca ngợi tình yêu, sự hy sinh, thủy chung của người vợ. Chồng đi xa mất tích, người vợ vẫn giữ gìn trinh tiết, mòn mỏi chờ chồng. Cuối cùng, người vợ đã hóa thành đá.

Có nhiều cách để thể hiện tình yêu của vợ đối với chồng. Trong truyện

Bán tóc đãi bạn, để tiếp đãi người bạn thân của chồng, người vợ đã phải âm

thầm bán đi mái tóc của mình để có tiền đãi bạn chồng. Trong truyện Giết chó

khuyên chồng, người vợ đã giết chó để thức tỉnh chồng tránh xa những người

bạn xấu. Số là có hai anh em nhà kia, anh có lắm tiền nhiều bạc, còn em thì cam phận túng bấn. Người anh không mấy khi đoái hoài tới em mình, trái lại chỉ thân thiết với bọn vô lại, nay rượu chè, mai cờ bạc làm vui. Mặc dầu thế, người em vẫn không oán anh nửa lời. Chỉ có vợ người anh vẫn thường khuyên chồng nên tránh bạn xấu nhưng chồng cứ ra sức cãi. Vợ thấy can không được, bèn tìm dịp cho chồng một bài học. Một hôm chồng đi vắng, vợ ở nhà đánh chết một con chó to đem chiếu cuốn lại, cột dây thật chặt rồi để ở xó vườn. Tối đến, khi chồng về, vợ giả làm bộ sợ hãi, nói: “Ban trưa, lúc mình đi vắng, có một thằng bé đến xin ăn. Tôi chưa kịp cho nó đã chửi rủa ầm ĩ. Tức mình, tôi phang cho một đòn gánh, không ngờ nhằm chỗ hiểm, nó lăn ra chết. Tôi đành lấy chiếu bó xác để ở góc vườn. Bây giờ phải nhờ một người nào thân tín đến chôn giúp cho và giữ kín miệng, đừng để cho đầy tớ và xóm làng biết.” Chồng nghe nói đến xác chết, sợ hết hồn. Song hắn cũng yên tâm vì nghĩ đến mấy ông bạn thiết. Hắn vội chạy đi tìm họ và kể hết sự tình và nhờ họ chôn cất. Nhưng khi nghe xong câu chuyện của hắn, ông bạn nào cũng tái mặt đi. Sợ liên lụy tới mình nên ông nào cũng tìm cớ thoái thác. Cuối cùng năn nỉ khắp lượt mà không được gì

cả, hắn tiu nghỉu trở về nói cho vợ biết. Vợ bảo: “Thế thì sang nhờ chú nó xem sao.” Hắn chạy đi gọi em, em đến ngay. Khi biết rõ chuyện, người em giục làm gấp. Đoạn em xắn áo giúp anh một tay, không nề hà gì cả. Xong việc, chị vợ bảo chồng: “Đó, đã thấy chưa! Nào mình còn mong chờ bạn hữu nữa thôi. Nếu không có chú nó thì làm sao lo liệu được cho ổn thỏa.” Chồng nghe vợ nói có ý hối hận. Từ đó đối với bạn hữu có vẻ lạnh nhạt. Không ngờ mấy người bạn thấy thế đến nhà giở mặt dọa nạt, đòi phải cho chúng tiền chúng mới chịu ỉm việc này đi cho. Nghe thế, chồng hoảng sợ, toan đưa tiền bạc ra cho chúng, nhưng người vợ nhất định không chịu, bảo họ muốn làm gì thì làm. Quả nhiên bọn vô lại thấy không xơ múi gì cả, liền đem việc tố cáo với quan trên. Quan tin là một vụ án mạng thực, bèn xuống trát bắt hai vợ chồng. Trước công đường, người vợ khai rõ đầu đuôi câu chuyện giết chó để thử bạn chồng và em chồng, cuối cùng là kết quả như đã thấy. Quan sai người đến chỗ bãi hoang quật xác lên thì quả nhiên chỉ là một cái xác chó. Quan bèn tha cho hai vợ chồng về và sai lính đánh đòn mấy tên nguyên đơn xấu bụng. Từ đó người chồng mới cạch mấy người bạn xấu và giúp đỡ em ân cần tử tế.

Nhiều cô vợ lấy phải anh chồng ngốc ngếch, ngoài việc phải cáng đáng hết công việc trong gia đình, các cô còn có nhiệm vụ quan trọng là dạy chồng. Tiêu biểu là các truyện Gái ngoan dạy chồng, Chàng ngốc học khôn...

Thứ ba, truyện cổ tích ca ngợi tình nghĩa anh em. Anh em phải thuận hòa, nhường nhịn, yêu thương, đùm bọc nhau. Trong truyện Sự tích trầu, cau

và vôi, người anh vốn rất yêu thương người em. Nhưng khi có vợ, tình cảm

dành cho em bị san sẻ đi. Khi người em giận anh bỏ nhà ra đi, người anh đã rất ân hận, vượt đèo, lội suối đi tìm em, cuối cùng chết bên cạnh tảng đó do người em hóa thành. Khi biết chuyện của họ, vua Hùng đã phải thốt lên rằng: “Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ” [10, tr. 18]. Có khi, mặc cho người anh có xấu xa, độc ác, tìm mọi cách để hãm hại em, nhưng người em vẫn một

lòng yêu thương anh, như những người em trong các truyện Cây khế, Nhân tham tài nhi tử, điểu tham thực nhi vong, Bính và Đinh, Hà rầm hà rạc, Hai

anh em và con chó đá, Giết chó khuyên chồng...

Thứ tư, truyện cổ tích ca ngợi những tình bạn đẹp đẽ. Đó là những tình bạn chân thành, trước sau vẹn toàn, đồng cam, cộng khổ. Có lẽ người Việt Nam ai cũng biết truyện Sự tích chim quốc – một câu chuyện cảm động về tình bạn.

Ngày ấy có đôi bạn chí thân là Quắc và Nhân. Họ đều là con nhà học trò nghèo, lại đều mồ côi cha mẹ. Trải qua nhiều khó khăn, hoạn nạn, hai người trở nên rất yêu thương nhau. Sau đó cũng vì sinh kế, đôi bạn phải chia tay mỗi người mỗi ngả. Lấy vợ và trở nên giàu có, nhưng Nhân không quên tình bạn. Nhân vẫn nhớ tới lời thề sống chết sướng khổ có nhau với Quắc nên đã đi tìm Quắc mời về nhà mình ở. Nhân dặn người nhà phải coi Quắc không khác gì mình, cơm nước hầu hạ không được bê trễ.

Nhưng tính vợ Nhân không được như chồng. Càng ngày vợ Nhân càng tỏ thái độ khó chịu đối với Quắc. Thấy thái độ vợ ngày càng quá quắt, chồng chỉ sợ mất lòng bạn. Một mặt Nhân thân hành chăm chút bạn chu đáo hơn, mặt khác Nhân tỷ tê khuyên dỗ vợ. Nhưng vợ Nhân chứng nào vẫn giữ tật ấy. Về phần Quắc thì chàng hiểu tất cả. Một hôm, Quắc quyết định ra đi. Thấy mất hút bạn, Nhân bổ đi tìm. Băng hết chông gai, chui hết bụi rậm, Nhân luôn luôn cất tiếng gọi: “Anh Quắc ơi! Quắc! Quắc!” Nhân đi mãi, gọi mãi, quanh quẩn trong khu rừng mênh mông. Cho đến hơi thở cuối cùng con người chí tình ấy vẫn không quên gọi “Quắc! Quắc!” Rồi đó Nhân chết hóa thành chim quốc, còn gọi là đỗ quyên, lúc nào cũng gọi “Quắc! Quắc!” để tìm bạn.

Thông thường, mô típ của truyện cổ tích về tình bạn là: họ kết bạn khi còn khó khăn, sau đó, một trong hai người trở nên giàu có và giúp đỡ người bạn đang khó khăn của mình. Có nhiều cách để giúp đỡ bạn. Có người thì đưa

bạn về nhà mình ở rồi tiếp đãi chu đáo như truyện Sự tích chim quốc, Sinh con

rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông, Bán tóc đãi bạn...

Nhưng cũng có người lại giúp bạn bằng cách khác hiệu quả hơn như trong truyện Trọng nghĩa khinh tài. Truyện kể về ông Nguyễn Đình Phương, rất giàu có và cũng rất hào hiệp. Khi có ai túng thiếu đến nhờ vả, ông sẵn lòng chu cấp, hay cho vay mượn, ít khi để họ phải về không. Nguyễn Đình Phương có một người bạn cố tri tên là Trần Bính Cung. Bính Cung trước kia có của ăn của để. Nhưng từ dạo ông đi buôn mấy chuyến thất bại, có bao nhiêu ruộng vườn đều cầm bán sạch. Tiếp đó Bính Cung bị một trận ốm nặng, trở nên nợ nần đầm đìa. Quá hạn không trả được, chủ nợ cho bọn nặc nô đến đòi rất ráo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích việt nam (Trang 42 - 51)