Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam là một bộ phận của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích việt nam (Trang 62 - 64)

7. Tổng quan tài liệu

2.2.2. Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam là một bộ phận của

phận của đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam

Theo GS, NGND Trần Văn Giàu thì “hễ nói đến giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta là nói: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa” [27, tr. 157]. Trong hệ thống các giá trị truyền thống đó, có các triết lý nhân sinh được ẩn chứa trong truyện cổ tích Việt Nam.

Nổi bật nhất trong các giá trị truyền thống đó chính là chủ nghĩa yêu nước. Nhận định về chủ nghĩa yêu nước truyền thống trong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh đã viết:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta [46, tr. 171].

Chủ nghĩa yêu nước trong truyện cổ tích Việt Nam được biểu hiện ở tinh thần sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, sẵn sàng ra trận đánh đuổi kẻ thù xâm lược.

Tiêu biểu nhất của đề tài này là truyện Thánh Gióng. Truyện Thánh Gióng có thể xem như tổng kết lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Mẹ Thánh Gióng thấy có một dấu chân khổng lồ nên ướm thử, sau đó về thụ thai và sinh ra Thánh Gióng. Như vậy, Thánh Gióng là con của một người cha khổng lồ, của một dân tộc khổng lồ. Thánh Gióng sinh ra đã mấy năm rồi mà không nói, không cười. Nhưng khi sứ giả Hùng Vương đi truyền rao cần nhân tài cứu nước, đánh giặc Ân thì Thánh Gióng liền biết nói và lời nói đầu tiên là xin tình nguyện ra đi đánh giặc, bảo vệ quê hương. Như vậy, lòng yêu nước của Thánh Gióng đã được ấp ủ từ rất sớm. Gia đình Thánh Gióng nghèo quá, không đủ cho Thánh Gióng ăn. Thế là dân làng cùng gom góp cơm gạo, vải cho Thánh Gióng ăn, mặc. Đấy là sức mạnh của toàn dân, tư tưởng toàn dân chung sức, đồng lòng đánh giặc. Giặc tan, vị anh hùng không về triều lĩnh thưởng mà bay về trời. Bằng chi tiết cao quý này, truyện muốn ca ngợi một chủ nghĩa yêu nước hoàn toàn trong trắng không một chút tư lợi cá nhân, phục vụ vô điều kiện cho Tổ quốc, cho đồng bào.

Bênh cạnh đó, tinh thần yêu nước còn biểu hiện ở lòng tự tôn dân tộc. Những nhân vật trong các truyện cổ tích Thạch Sanh, Yết Kiều, Bốn anh tài, Lê Như Hổ, Khổng Lồ đúc chuông hay sự tích trâu vàng Hồ Tây, Sự tích thành

Lồi, Quan Triều hay là chiếc áo tàng hình, Trạng Hiền… đều có những tài năng

đặc biệt, làm khuynh đảo các nước láng giềng và giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Với ưu thế đặc biệt, truyện cổ tích có một sức sống lâu bền, dễ dàng đi vào lòng người từ các buổi kể chuyện bên bếp lửa hay qua lời mẹ kể con nghe. Cứ như thế, những triết lý về tính cộng đồng, lạc quan, yêu đời, yêu lao động, sống hòa hợp với thiên nhiên… đã được cha ông ta truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Qua các thế hệ, những triết lý đó lại được mài dũa để trở nên sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích việt nam (Trang 62 - 64)