Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam mang những dấu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích việt nam (Trang 64 - 70)

7. Tổng quan tài liệu

2.2.3.Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam mang những dấu

dấu hiệu của tư tưởng biện chứng

Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Ph. Ăngghen định nghĩa: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” [6, tr. 201]. Phép biện chứng duy vật là một thành tựu vĩ đại của triết học Mác – Lênin và của cả nhân loại.

Lịch sử Triết học Việt Nam với tư cách là một bộ môn khoa học, nó chỉ mới được ra đời cách đây không lâu. Thực ra, trước khi xuất hiện triết học Mác - Lênin, ở Việt Nam đã có truyền thống Văn, Sử, Triết, Tôn giáo bất phân, bởi vậy, không có triết học với tư cách là một bộ môn khoa học độc lập, mà chỉ có những tư tưởng hay học thuyết triết học nằm trong các cuốn sách về văn, sử hay tôn giáo mà thôi. Nếu xét ở góc độ những vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của triết học Mác - Lênin thì quả thật ở Việt Nam rất mờ nhạt. Tư tưởng triết học Việt Nam chủ yếu thể hiện, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của cộng đồng dân tộc. Nó phát triển từ những ý niệm thô sơ, chất phác về nhân sinh, vũ trụ lên trình độ lý luận, song nó thiếu tính hệ thống chặt chẽ và thường là cải biến nội dung các khái niệm trong các học thuyết được du nhập từ bên ngoài nhằm mục đích xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có một số truyện mang những dấu hiệu của tư tưởng biện chứng. Mặc dù những tư tưởng biện chứng này chưa dựa trên cơ sở hay có sự chỉ đạo của tri thức khoa học, nó chỉ mới dừng lại ở mức độ mầm mống. Nhưng nó có tác dụng tích cực đối với việc tìm hiểu, cải biến tự nhiên và xã hội của người Việt cổ. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với hai nguyên lý tổng quát của phép biện chứng duy vật, theo triết học Mác – Lênin, có hai nguyên lý tổng quát của sự vận động và phát triển của mọi sự vật hiện tượng là Nguyên lý về mối liên hệ phổ biếnNguyên

lý về sự phát triển. Có một số truyện cổ tích Việt Nam chứa đựng khá rõ nét tư

tưởng của hai nguyên lý này.

Đối với Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, trong truyện cổ tích người Việt cổ đã thấy rõ giữa các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy, phải xem xét tất cả các mặt rồi mới đưa ra kết luận, tiêu biểu là truyện Vụ kiện châu chấu.

Truyện kể rằng có một con châu chấu mải kiếm ăn nên bị lạc đường về. Tối đến, trời mưa rét làm cho châu chấu ta run rẩy. Nó muốn tìm một chỗ ngủ, nhưng bóng đen dày đặc chẳng biết đường nào mà lần. Cuối cùng, không ngờ nó lại lọt vào nhà chim ri. Sau một hồi năn nỉ, chim ri cũng cho châu chấu ngủ nhờ nhưng dặn dò “phải co cẳng kẻo đạp vào mấy đứa con ta”. Đang ngủ, bỗng nhiên một tiếng nai kêu bên cạnh nhà. Tiếng kêu quá to làm cho châu chấu giật mình tỉnh dậy. Chấu vươn vai rồi quên mất lời chim ri dặn, duỗi thẳng đôi chân làm một con chim non rơi xuống sông trôi đi mất. Chim ri vô cùng tức giận, sáng hôm sau mẹ con chim ri bèn đi kiện với Bụt. Nghe chim ri trình bày đầu đuôi câu chuyện, Bụt hỏi châu chấu lý do vì sao lại đạp con chim non rơi xuống sông. Châu chấu thật thà kể lại mọi chuyện và khẳng định mọi lỗi lầm là do nai gây ra. Bụt lại gọi nai đến hỏi vì sao đêm hôm khuya khoắt lại kêu to như vậy. Nai kể là lúc ấy đang ngủ thì tự nhiên một quả na rơi xuống trúng vào mặt làm tôi giật mình kêu lên. Vậy là tại quả na chứ không phải tại tôi. Nghe vậy Bụt quay sang hỏi cây na vì sao lại để cho quả rơi trúng vào mặt con nai. Cây na trả lời là tôi có muốn như vậy đâu, đó là do sâu cắn cuống nên quả mới rụng, lỗi là do con sâu. Bụt lại gọi sâu đến hỏi, sâu kể rằng mấy hôm nay có mấy con gà ở đâu đến tìm sâu để ăn. Sâu sợ quá phải trốn lên cây na. Đói bụng quá nên

phải cắn cuống quả na ăn cho đỡ đói. Lỗi là do con gà kia. Lại đến lượt gà được gọi đến đối chất. Gà vốn không phải quê tại khu vực này. Khi nghe Bụt buộc tội vì đã gây vạ cho chim ri gà không biết tìm câu gì để chống chế. Bụt quyết định giam gà lại. Trong đàn con của gà có một chú gà trống. Thấy mẹ bị giam, chú gà trống đến gặp Bụt để thanh minh cho mẹ. Gà trống nói trong lục súc sáu loài, loài nào loài ấy khi sinh con đẻ cái đều được trời cho có sữa nuôi con riêng loài gà chúng con thì tuyệt nhiên không có lấy một giọt sữa. Vì thế gà phải chạy vạy tần tảo nuôi con. Mẹ con phải vất vả đi khắp nơi kiếm ăn. Hoàn cảnh khó khăn buộc phải thế, đâu có phải là tội tại mẹ con. Bụt thấy gà trống con nói có lý có lẽ, đành phải thả cho gà mẹ về.

Biểu hiện rõ ràng nhất của nguyên lý này chính là ở triết lý sống mang tính cộng đồng của người Việt. Từ mấy nghìn năm nay, các dân tộc, các thành viên cùng chung sống trên dải đất Việt Nam có nhu cầu tự nhiên là phải cố kết nhau lại để chống chọi với thiên tai và giặc ngoại xâm, trở thành một cộng đồng bền chặt - đại gia đình các dân tộc Việt Nam, cùng nhau dựng nước và giữ nước. Nhờ đó, con người Việt Nam ý thức được mình thuộc về một dân tộc, quốc gia, ý thức về cách sống, cách dựng nước, giữ nước cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước vận mệnh dân tộc, trước đời sống cộng đồng dân tộc. Con người Việt Nam luôn đặt mình trong các mối quan hệ chằng chịt, họ ý thức được mình phải xử lý tốt các mối quan hệ đó để tồn tại và phát triển. Đây cũng chính là ý nghĩa phương pháp luận của Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến. Chính điều kiện cụ thể của đất nước đã hình thành nên triết lý sống này của người Việt.

Nguyên lý về sự phát triển được biểu hiện ở triết lý sống lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp, dù hiện thực còn có muôn vàn khó khăn, vất vả. Người Việt quan niệm “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” (Truyện Người dân nghèo và Ngọc Hoàng), cứ cố gắng, nỗ lực thì sẽ được sống

hạnh phúc. Rất nhiều nhân vật trong truyện cổ tích xuất thân nghèo khổ nhưng kiên định với cách sống đạo đức, phù hợp với truyền thống dân tộc nên cuối cùng đã được hưởng cuộc sống hạnh phúc, ấm no.

Mặc dù giải pháp mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho các nhân vật đôi khi còn mang tính tưởng tượng, phi thực tế, nhờ lực lượng thần kỳ can thiệp. Nhưng với việc hầu hết truyện cổ tích đều kết thúc có hậu, có thể thấy rõ niềm tin mãnh liệt của người Việt đối với tương lai, với sự phát triển của bản thân và xã hội. Nhờ tinh thần lạc quan này mà dân tộc Việt Nam đã vượt qua muôn ngàn khó khăn, thử thách trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Thứ hai, đối với ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật là: Quy

luật thống và đấu tranh giữa các mặt đối lập (Gọi tắt là quy luật mâu thuẫn);

quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại (Gọi tắt là quy luật lượng chất); quy luật phủ định của phủ định (Gọi tắt là quy luật phủ định). Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy trong truyện cổ tích Việt Nam có một số tư tưởng của các quy luật này.

Đối với Quy luật mâu thuẫn, trong khái niệm truyện cổ tích đã nêu rõ, nội dung của truyện cổ tích là phản ánh các mâu thuẫn xã hội. Trong truyện cổ tích, người Việt nhận thức rõ những mâu thuẫn trong xã hội, cụ thể là: mâu thuẫn về hôn nhân, gia đình (Truyện Sự tích trầu, cau và vôi, Ba ông bếp, Đá

vọng phu, Sự tích con muỗi…), mâu thuẫn giữa anh và em (Truyện Cây khế,

Hà rầm hà rạc, Hai anh em và con chó đá…), mâu thuẫn giữa chị em gái

(Truyện Sọ Dừa, Chàng Dê…), mâu thuẫn giữa dì ghẻ, con chồng (Truyện Tấm

Cám, Người dì ghẻ ác nghiệt…), giữa anh em kết nghĩa (Truyện Thạch Sanh,

Tam và Tứ…), mâu thuẫn xã hội, giai cấp (Truyện Gốc tích ruộng thác đao hay

là truyện Lê Phụng Hiểu), mâu thuẫn với các nước láng giềng (Truyện Thạch

Mặc dù người Việt cổ chưa hiểu rõ nguồn gốc, bản chất của các mâu thuẫn đó hoặc hiểu sai khi cho rằng đó là do số phận. Tuy nhiên, với việc thừa nhận những mâu thuẫn tồn tại trong các mối quan hệ xã hội, truyện cổ tích đã giúp con người có một cái nhìn khách quan hơn đối với sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Đối với Quy luật lượng chất, truyện cổ tích Việt Nam không có nhiều truyện đề cập trực tiếp đến quy luật này. Nhưng thông qua một số truyện, chúng ta cũng có thể nhận ra được một số tư tưởng có liên quan đến quy luật này, chẳng hạn như truyện Sự tích cá he mà chúng tôi đã kể ở phần trên. Nhà sư kia đã miệt mài tu luyện hơn ba mươi năm mà vẫn không thành chính quả vì Phật còn muốn nhà sư trải qua một thử thách nữa, thử thách cuối cùng. Tiếc là nhà sư đã không đủ thành thực, tận tâm khi vứt bỏ bộ lòng hôi thối của Ác Lai xuống biển. Nhà sư đã không thành chính quả và biến thành một loài cá có tên là cá he, lúc nào cũng lặn xuống, nổi lên như đang tìm kiếm cái gì đó. Thử thách cuối cùng đó cũng có thể hiểu như là điểm nút của sự tích lũy về lượng. Do chưa vượt qua được điểm nút cho nên chưa tạo ra được bước nhảy, nhà sư chưa thành chính quả.

Một số truyện khác thì ca ngợi sự cần cù, chăm chỉ học tập tích lũy kiến thức của những người học trò nghèo hoặc là ca ngợi những người biết sống tiết kiệm, biết cách tích lũy tiền của mà trở nên giàu có, sung sướng.

Qua nhưng câu chuyện với đề tài này, tác giả dân gian muốn chuyển tải một thông điệp tới các thế hệ sau là phải biết cần cù, chăm chỉ, kiên trì trong các công việc, có như vậy mới thành công được.

Thứ ba, đối với sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật là:

Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất; nguyên nhân và kết quả; tất nhiên và ngẫu nhiên; nội dung và hình thức; bản chất và hiện tượng; khả năng và hiện

thực thì cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả và cặp phạm trù nội dung và hình thức được truyện cổ tích Việt Nam nói đến nhiều nhất.

Đối với cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, đây là nội dung xuyên suốt của các truyện cổ tích Việt Nam. Từ kinh nghiệm sống hàng ngàn năm, cha ông ta đã rút ra được những triết lý sống: “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Biểu hiện của nó chính là việc các nhân vật chính diện luôn luôn nhận được các kết quả tốt đẹp. Ngược lại, những kẻ gian ác bị trừng phạt đích đáng. Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, triết lý sống này chịu ảnh hưởng của triết lý Phật giáo. Tư tưởng về mối quan hệ nhân quả trong truyện cổ tích Việt Nam mặc dù chưa hoàn thiện, chưa thấy rõ bản chất của nó, nhiều khi kết quả lại do các lực lượng bên ngoài tạo ra chứ không phải là do nguyên nhân bên trong. Nhưng theo quan điểm chúng tôi, đây là tư tưởng gần với tư tưởng biện chứng nhất.

Đối với cặp phạm trù nội dung và hình thức, truyện cổ tích Việt Nam có xu hướng coi trọng cái đẹp bên trong hơn cái đẹp bề ngoài, coi trọng nội dung hơn hình thức. Nhiều truyện cổ tích kể về các nhân vật xấu xí với vẻ ngoài dị dạng như Sọ Dừa, con cóc, con dê, con ếch… Nhưng đối lập với vẻ xấu xí bên ngoài là vẻ đẹp bên trong của các nhân vật với tính cách hiền lành, chân thật, cao thượng và có một tâm hồn trong sáng, tình yêu chân thành. Những nhân vật với hình thức xấu xí, quái lạ bao giờ cũng bị cộng đồng xa lánh, phải sống trong sự miệt thị, coi khinh của mọi người. Những nhân vật này sau khi lấy được người chồng, người vợ yêu mình chân thành thì thường trút bỏ vẻ xấu xí, trở thành những người khôi ngô, xinh đẹp, tài năng.

Như vậy, mặc dù Việt Nam không có một hệ thống lý luận triết học riêng, thiếu những triết gia tầm cỡ quốc tế, nhưng không có nghĩa là không có những tư tưởng triết học phù hợp với dân tộc mình. Tuy ra đời từ rất sớm, khi nhận thức của nhân dân ta còn hạn chế. Nhưng truyện cổ tích Việt Nam đã mang những dấu hiệu của tư tưởng biện chứng. GS, TS Nguyễn Tài Thư đã nhận xét:

Triết học của dân tộc Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn quật cường của đất nước, đã từng bước tạo nên tư tưởng triết học Việt Nam. Cái quý giá trong di sản ấy là trình độ nhận thức vững chắc về tự nhiên và xã hội, về cuộc sống đấu tranh chống thiên tai địch hoạ và mỗi tâm lý có bản sắc riêng thể hiện trong phong tục, nếp sống và sự ứng xử giữa mọi người. Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm để bảo vệ Tổ quốc và lật đổ ách thống trị của ngoại bang nhất giải phóng dân tộc như một ngọn lửa cháy trong di sản ấy [59, tr.157].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích việt nam (Trang 64 - 70)