Lạc quan, yêu đời, yêu lao động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích việt nam (Trang 55 - 62)

7. Tổng quan tài liệu

2.1.5. Lạc quan, yêu đời, yêu lao động

Lạc quan, yêu đời

“Lạc quan là có cách nhìn, thái độ tin tưởng tương lai tốt đẹp” [68, tr. 957]. Lạc quan, yêu đời là xem đời đáng sống, cho dù trên đường đời phải gặp lắm cảnh éo le, phiền muộn, gian truân; là sự tin tưởng mãnh liệt vào sức bản thân mình có thể đạt được những mục tiêu chính đáng mình tự đặt ra, mặc dù có thể thất bại nhiều lần. Lạc quan, yêu đời là một giá trị tinh thần nổi bật của người Việt Nam.

Truyện cổ tích luôn là tiếng nói tâm tình, là những niềm rung cảm tế nhị, là nơi trút gửi những tâm tư, tình cảm của người lao động. Tinh thần lạc quan,

ánh sáng hy vọng được chiếu rọi qua các truyện cổ tích mang vẻ đẹp khỏe khoắn, thể hiện ý chí và nghị lực, thể hiện niềm tin mạnh mẽ của con người. Trong các truyện cổ tích, tác giả không chỉ thấu hiểu những chuyện buồn thương, những số phận bất hạnh mà sâu hơn còn thấy những khao khát, ước mơ, tinh thần lạc quan, tin tưởng của con người vào cuộc sống.

Nói đến tinh thần lạc quan trong truyện cổ tích, nhiều người thường nghĩ đến sự kết thúc có hậu của loại truyện này. Hầu hết các truyện cổ tích đều kết thúc có hậu, một cái kết làm hài lòng người đọc, người nghe, tiêu biểu như những truyện: Tấm Cám, Thạch Sanh, Sự tích dưa hấu, Sọ Dừa, Người lấy cóc,

Cây tre trăm đốt

Tuy nhiên, sự kết thúc có hậu chỉ là một biểu hiện dễ thấy nhất, chứ không phải là biểu hiện cao nhất, duy nhất của triết lý lạc quan trong truyện cổ tích. Triết lý lạc quan gắn chặt với niềm tin vào con người và sự dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực cuộc đời, dù đó là hiện thực đen tối. Có những truyện cổ tích có kết cục bi thảm nhưng tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm tin vào con người vẫn tỏa sáng. Bởi vì đó là những cái bi thảm nhưng không bi quan, những cái chết không tiêu cực. Những cái chết để cho lẽ phải và đạo lý cao đẹp của con người được sống, như trong truyện Sự tích trầu cau và vôi. Tình duyên của ba người tuy đã chết mà vẫn keo sơn, thắm thiết, cho nên trong mọi cuộc gặp gỡ của người Việt Nam, miếng trầu bao giờ cũng là đầu câu chuyện, để bắt đầu mối lương duyên, và khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, tục ăn trầu đã trở nên tục cố hữu của dân tộc Việt Nam.

Thực trạng xã hội mà truyện cổ tích phản ánh hết sức đen tối, nhìn vào truyện nào cũng thấy đầy rẫy những cảnh tượng đáng sợ. Trong gia đình thì anh cướp hết phần em (Truyện Cây khế, Hà rầm hà rạc, Hai anh em và con chó đá,

Nhân tham tài nhi tử, điểu tham thực nhi vong, Bính và Đinh,…), chị gái xô em

chí cướp công và hãm hại em nuôi để hưởng công danh, phú quý (Truyện Thạch Sanh). Ngoài xã hội cũng đầy rẫy những cảnh bất công, oan trái, đói rét, thảm thương… Trong hoàn cảnh khó khăn như thế, những nhân vật cổ tích vẫn kiên cường, giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Có nhìn rõ những điều này mới càng biết quý tinh thần lạc quan, yêu đời, triết lý sống vững vàng và đạo lý làm người rất cao đẹp của nhân dân ta.

Truyện Thạch Sanh kể về một chàng dũng sĩ mà cuộc đời đơn côi sống ở gốc đa làng, tấm thân như cát bụi, kiếm ăn bằng những gánh củi trong rừng, năm này qua tháng khác làm bạn với nắng mưa. Chàng trai ấy tuyệt nhiên không nghĩ đến buồn thảm vì thiếu thốn rất nhiều thứ của cuộc sống con người, mà rất chăm chỉ để dựng xây một hạnh phúc đơn sơ, một ước mơ nhỏ nhoi. Con người sống bình dị mộc mạc ấy còn là một người yêu đời với tiếng đàn câu hát, với lao động cật lực hàng ngày và thậm chí làm những hành động anh hùng của những trang dũng sĩ mà chàng không hay biết, không tự ngắm mình… Có lẽ vì thế ta không thấy nỗi cô đơn mà chỉ thấy tính cách cao quý của con người tội nghiệp này.

Cũng như Thạch Sanh, Chử Đồng Tử cũng mồ côi nhưng còn được hưởng sự chăm sóc của người cha, sự giáo dục quý giá từ tình phụ tử. Chàng rất yêu cuộc sống, coi cuộc sống như tòa lâu đài thiên nhiên kì diệu mà chính mình phải khám phá.

Triết lý lạc quan, yêu đời còn biểu hiện ở sự tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của nhân dân. Mặc dù hiện thực còn có nhiều khó khăn, vất vả, nhưng người dân Việt Nam vẫn luôn lạc quan, yêu đời, luôn tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn.

Yêu lao động

Thiên nhiên Việt Nam vô cùng màu mỡ nhưng cũng rất hà khắc. Nó đòi hỏi một sự nỗ lực phi thường của dân tộc: Hoặc là chiến thắng thiên nhiên ấy,

hoặc là bị thiên nhiên ấy hủy diệt. Trong hoàn cảnh ấy, dân tộc Việt Nam bắt buộc phải đoàn kết, phải lao động cần cù bởi không lao động cần cù thì đói, rét và chết. Tình yêu lao động của dân tộc ta bắt đầu từ đó.

Hàng năm, những bão, lụt, hạn hán, những cảnh chết đói ở nơi này, nơi khác đã tác động sâu sắc vào tâm lý dân tộc. Cần cù để có cơm ăn, áo mặc. Cần cù để cuộc sống được an vui. Cần cù đã dần dần trở thành nhu cầu sinh tử, một thói quen, một phẩm chất đạo đức. Chính trong điều kiện sống như thế đã hình thành nên phẩm chất cần cù, yêu lao động, biết quý trọng sức lao động và thành quả lao động của con người Việt Nam. Hơn ai hết, người dân hiểu rằng con người muốn có hạnh phúc, trước hết phải được ấm no. Như vậy, từ ngàn xưa người dân đã nhìn thấy cái gốc của cuộc sống là lao động sản xuất. Lao động chẳng những nuôi sống con người, mà còn cải tạo con người, cải tạo thế giới.

Trong truyện cổ tích, hầu hết các nhân vật chính diện đều là những người siêng năng, chăm chỉ lao động và tất cả họ đều được có kết quả tốt đẹp, cuộc sống hạnh phúc. Tiêu biểu như trong các truyện Bánh chưng bánh dày, Sự tích

dưa hấu... Thậm chí, có nhiều nhân vật khi đã có được những vật thần kỳ thì

họ cũng chỉ sử dụng nó vào những việc tốt chứ không dựa vào đó để trốn tránh lao động. Trong truyện Cây thuốc cải tử hoàn sinh hay là Sự tích thằng Cuội

cung trăng, Cuội ta tình cờ có được cây thuốc cải tử hoàn sinh, có thể làm cho

người chết sống lại. Nhờ có cây quý này, Cuội đã cứu được rất nhiều người chết sống lại. Nhưng Cuội làm điều đó chỉ đơn giản là vì lòng thương người, chứ không nhằm mục đích trục lợi cá nhân. Bản thân Cuội vẫn tiếp tục làm cái nghề trước đây của mình là vào rừng đốn củi.

Tương tự truyện Cây thuốc cải tử hoàn sinh hay là Sự tích thằng Cuội

cung trăng, truyện Quan Triều và chiếc áo tàng hình cũng ca ngợi Quan Triều

cắp tài sản. Nhưng Quan Triều không trộm cắp để trở thành giàu có mà là lấy của người giàu bất chính chia cho người dân nghèo.

Thông qua truyện cổ tích, cha ông ta đã ca ngợi truyền thống cần cù, yêu lao động của nhân dân ta. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của người lao động. Tình yêu lao động xuất phát từ cuộc sống khó khăn, đói khổ, hay từ trong bất hạnh, khổ đau nó thể hiện cho ý chí, niềm tin của con người.

2.2. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

2.2.1. Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam chịu ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật giáo và Nho giáo

Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa mở, sẵn sàng tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu thêm vốn văn hóa của dân tộc mình. Nhiều học thuyết, hệ tư tưởng đã được du nhập vào Việt Nam và ít nhiều có ảnh hưởng đến nền văn hóa Việt Nam. Trong đó, Phật giáo và Nho giáo là có sự ảnh hưởng đậm nét nhất.

Phật giáo, Nho giáo được du nhập vào Việt Nam khá sớm và nhanh chóng phát triển. Có thể khẳng định rằng, Phật giáo và Nho giáo đã thực sự ăn sâu vào đạo lý truyền thống dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của con người. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức mà Phật giáo, Nho giáo đề cập đến đã đi vào cuộc sống và được duy trì cho đến tận ngày nay.

Đối với Phật giáo, trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có khá nhiều truyện kể về những công lao của đức Phật và các vị Bồ Tát đối với con người, như truyện Sự tích cây nêu ngày Tết. Khi loài người bị Quỷ chiếm đoạt mất đất nước thì Phật đã dạy cho con người cách chiến thắng và đuổi lũ Quỷ cút ra ngoài biển Đông. Hay như trong truyện Sự tích bãi Ông Nam, Bồ Tát đã hết lòng giúp đỡ những người dân chài vùng biển Nam tránh khỏi nạn bão tố.

Cũng có nhiều truyện lấy đề tài về việc tu luyện của những người tu luyện làm nội dung chính, như truyện Sự tích cá he, Sự tích cây huyết dụ… mà chúng tôi đã trình bày ở các phần trên.

Theo quan niệm của người Việt, đức Phật còn được xếp cao hơn cả vị vua cõi trời là Ngọc Hoàng Thượng đế. Ở truyện Phạm Nhĩ hay là sự tích ông

Ba mươi, tài phép như Ngọc Hoàng vẫn núng thế trước Phạm Nhĩ, phải cầu đến

phép thần thông của Phật mới bắt được tội nhân.

Truyện cổ tích Việt Nam thường xây dựng Ngọc Hoàng thành một nhân vật khó tính, trang nghiêm, còn Phật mới thật sự là hiện thân cho vẻ đẹp hiền từ và nhân hậu. Phật luôn luôn xuất hiện đúng lúc để giải cứu cho những ai đang ở trong tình thế quẫn bách nhất, nên đấy cũng là một phương tiện thẩm mỹ giải tỏa ấm ức, làm người nghe truyện thỏa mãn.

Ngay từ khi mới vào Việt Nam, Phật giáo đã tìm thấy sự hài hòa với các tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc và được tổng hợp chặt chẽ ngay với chúng. Đạo đức Phật giáo với học thuyết nhân quả, nghiệp báo, quan niệm nhân sinh, tư tưởng từ bi, cứu khổ, cứu nạn… hoàn toàn phù hợp với tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của người dân Việt Nam. Tư tưởng đạo đức Phật giáo đã kết hợp với những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam, kiến tạo nên những đạo đức riêng biệt của đạo đức Việt Nam. Mối quan hệ giữa đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống Việt Nam vì thế là mối quan hệ tương hỗ, gắn chết chặt chẽ lẫn nhau. Một mặt, Phật giáo ảnh hưởng đến đạo đức xã hội của người Việt, góp phần củng cố những giá trị truyền thống, mặt khác, đạo đức dân tộc đóng vai trò là nền tảng, chi phối đạo đức Phật giáo. Đạo đức Phật giáo muốn tồn tại, bén rễ đòi hỏi phải thích nghi, hòa nhập với đạo đức dân tộc.

Triết lý nhân sinh nổi bật của Phật giáo là thuyết nhân quả. Thuyết nhân quả của Phật giáo đã chỉ ra rằng: con người tự chịu trách nhiệm về hạnh phúc hay khổ đau bằng chính hành vi của chính mình chứ không phải do may rủi,

định mệnh hay thần linh trừng phạt. Giá trị của thuyết này chính là việc khẳng định con người làm chủ được cuộc sống của mình, đặt con người vào đúng vị trí, vai trò của nó trong xã hội. Triết lý “ở hiền gặp lành”, “nhân quả báo ứng” trong các truyện cổ tích Việt Nam ít nhiều đều chịu ảnh hưởng từ triết lý nhân sinh Phật giáo.

Như vậy, Phật giáo trong quá trình du nhập đã không gây nên một sự đảo lộn, một sự phủ định những giá trị tinh thần, những phong tục tập quán truyền thống của cộng đồng người Việt. Gắn với truyền thống đạo đức người Việt, Phật giáo luôn xuất hiện, đồng hành cùng với dân tộc trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Hơn thế, dường như những nội dung giáo lý Phật giáo đã thẩm thấu, hòa nhập vào tâm thức người Việt, có thể khẳng định rằng, những tư tưởng về đạo đức của Phật giáo đã góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn những giá trị đạo đúc truyền thống của dân tộc. Đạo đức Phật giáo cùng với đạo đức truyền thống dân tôc đã gắn kết, hòa quyện với nhau, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của dân tôc Việt Nam.

Đối với Nho giáo, trong truyện cổ tích Việt Nam có nhiều triết lý nhân sinh chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Các phạm trù Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng - Trung - Hiếu luôn luôn xuyên suốt trong triết lý nhân sinh Nho giáo. Đặc biệt là nhân, nghĩa, hiếu, đễ. Những tấm gương về sống có tình có nghĩa, có trước có sau như trong các truyện Sự tích chim quốc, Sự tích trái sầu riêng, Nợ duyên

trong mộng, Bà chúa ong, Bán tóc đãi bạn, Trọng nghĩa khinh tài… Những tấm

gương hiếu thảo như trong các truyện Sự tích đầm Nhất Dạ và bãi Tự Nhiên,

Hầu Tạo… Những tấm gương về tình anh em như trong truyện Sự tích trầu,

cau và vôi, Giết chó khuyên chồng… là khá phổ biến trong kho tàng truyện cổ

tích Việt Nam. Phải lưu ý rằng, trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam cũng đã có những phẩm chất trên. Tuy nhiên, khi Nho giáo du nhập vào

nước ta, cha ông ta đã kế thừa những mặt tích cực trong triết lý nhân sinh Nho giáo, làm cho triết lý nhân sinh của dân tộc ta thêm sâu sắc.

Việc kế thừa, phát triển tinh hoa nhân loại để làm giàu cho văn hóa của dân tộc mình là một quy luật khách quan, mang tính phổ biến. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Điểm nổi bật của dân tộc Việt Nam chính là kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại để tạo nên một nền văn hóa vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

Ngoài Phật giáo và Nho giáo, Việt Nam còn kế thừa, phát triển triết lý nhân sinh của các trường phái khác, nhưng Phật giáo và Nho giáo là những trường phải để lại dấu ấn đậm nét nhất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích việt nam (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)